Khởi động lễ hội Xuân hồng 2024 từ 18/2

Lễ hội Xuân hồng lần thứ 17 sẽ được khởi động từ Chủ nhật (18/2) tuần này và kéo dài liên tục trong 8 ngày.
Lễ hội sẽ diễn ra tại 3 địa điểm: Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương từ ngày 18 - 25/2/2024; Trường THCS Trâu Quỳ từ ngày 22 - 23/2/2024; Trung tâm Thương mại AEON Mall Hà Đông ngày 24/2/2024.
Đây là sự kiện hiến máu lớn nhất vào dịp đầu xuân, được tổ chức bởi Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương và Hội Thanh niên Vận động hiến máu Hà Nội.
Với thông điệp "Hiến máu đầu Xuân - Nhân lên hạnh phúc", chương trình mong muốn mọi người dân có đủ điều kiện, sức khỏe sẵn sàng sẻ chia nhân dịp đầu xuân năm mới với những người bệnh đang cần.
Để khắc phục tình trạng khan hiếm máu sau Tết, lần đầu tiên lễ hội được tổ chức vào năm 2008. Sự kiện chỉ diễn ra trong một ngày với 2.610 đơn vị máu - đây là con số vô cùng bất ngờ và rất giá trị vào thời điểm đó.
Từ năm 2010, lễ hội Xuân hồng được Ban Chỉ đạo quốc gia Vận động hiến máu tình nguyện phát động trên toàn quốc, trở thành điểm nhấn, nét riêng có cho phong trào hiến máu nước ta.
Đến nay, mỗi kỳ lễ hội được Viện Huyết học - truyền máu trung ương tổ chức kéo dài trong nhiều ngày, tại nhiều địa điểm và tiếp nhận 8.000 - 10.000 đơn vị máu. Riêng năm 2023, trong lần tổ chức thứ 16, lễ hội Xuân hồng đã diễn ra liên tục trong 7 ngày tại 7 địa điểm, đón tiếp trên 12.000 người tham gia và thu về 11.708 đơn vị máu.
Trước đó, cuối tháng 1/2024, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã phát đi lời kêu gọi hiến máu trước tình trạng kho máu giảm đến mức báo động, thiếu khoảng 10.000 đơn vị máu dự trữ cho Tết Nguyên đán.
Chỉ trong 5 ngày sau kêu gọi (từ ngày 2 - 6/2), Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã tiếp nhận xấp xỉ gần 7.500 đơn vị máu.
Nhờ đó, 6 ngày vừa qua (từ ngày 2 đến 15h ngày 7/2), Viện đã có thể cung cấp gần 6.700 đơn vị khối hồng cầu và 6.500 đơn vị chế phẩm máu khác tới 116 bệnh viện tại 24 tỉnh/thành phố. Riêng sáng 7/2, 500 đơn vị máu đã được vận chuyển qua đường hàng không tới Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ để sử dụng cho người bệnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Dù chưa thể hoàn toàn bù đắp cho số lượng thiếu hụt, nhưng sự chung tay của cả cộng đồng thời gian qua đã giúp áp lực thiếu máu giảm đáng kể, nhiều người bệnh đã có cơ hội truyền máu kịp thời.
(Theo VTV)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Hai Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi và miễn, hỗ trợ học phí cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã đánh dấu một bước tiến có ý nghĩa chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục nước ta.

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về công tác chấm thi trong bối cảnh vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, việc bảo đảm quyền lợi cho thí sinh trong khâu chấm thi, độ khó của đề thi Toán, Tiếng Anh,...

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 2 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính và đưa vào vận hành mô hình chính quyền hai cấp, đến nay, bộ máy hành chính của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chính quyền cơ sở tại nhiều địa phương không chỉ hoạt động hiệu quả mà còn gần dân, sát cơ sở, giải quyết công việc nhanh gọn, minh bạch, tăng sự hài lòng của người dân.

fb yt zl tw