Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Khó khăn trong xây dựng nông thôn mới nâng cao

Khó khăn trong xây dựng nông thôn mới nâng cao

Xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc. Chính vì vậy, sau khi “về đích” nông thôn mới, nhiều xã tiếp tục được lựa chọn xây dựng nông thôn mới nâng cao. Tuy nhiên, do yêu cầu của các tiêu chí rất cao dẫn đến những khó khăn, thách thức.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Là 1 trong 2 xã được huyện Bảo Yên lựa chọn triển khai xây dựng và đạt các tiêu chí nông thôn mới nâng cao năm 2023, nhưng đến thời điểm này, xã Nghĩa Đô mới đạt 7/19 tiêu chí. 12 tiêu chí chưa đạt gồm: Giao thông; thủy lợi và phòng, chống thiên tai; giáo dục; văn hóa; thông tin và truyền thông; nghèo đa chiều; lao động; tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn; y tế; hành chính công; môi trường; chất lượng môi trường sống.

z4697394657195_4eaff707e0ae18149c3d90f0305639e7.jpg

Theo phân tích của ông Đỗ Văn Lưu, Bí thư Đảng ủy xã Nghĩa Đô, trong 12 tiêu chí chưa đạt thì có những tiêu chí rất khó, bởi các chỉ tiêu đặt ra rất cao. Đơn cử như tiêu chí số 3 - thủy lợi và phòng, chống thiên tai có chỉ tiêu 3.3 quy định tỷ lệ diện tích cây trồng chủ lực của địa phương được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đạt trên 30%. Cây trồng chủ lực của xã được xác định là cây quế và cây dâu tằm, trong đó diện tích quế rất lớn (hơn 1.000 ha), được trồng trên đồi cao, việc áp dụng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước là không thực hiện được. Diện tích cây dâu tằm trên địa bàn xã hiện nay không còn. Vì vậy không chỉ khó hoàn thành, mà Nghĩa Đô còn đứng trước khả năng không đạt tiêu chí thủy lợi và phòng, chống thiên tai.

Lấy thêm ví dụ về tiêu chí số 18 - chất lượng môi trường sống, ông Đỗ Văn Lưu cho biết: Chỉ tiêu 18.1 quy định tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung đạt trên 35%. Như vậy, xã Nghĩa Đô có 1.182 hộ thì bắt buộc phải có 414 hộ được sử dụng nước sạch thì mới đạt. Tuy nhiên, hiện trên địa bàn xã có 3 công trình cấp nước sinh hoạt, đều là công trình tự chảy, sử dụng hệ thống lọc thô sơ, chất lượng nước chưa đảm bảo các tiêu chuẩn theo tiêu chuẩn nước sạch của Bộ Y tế. Để đạt chỉ tiêu 18.1, cần đầu tư nâng cấp hoặc xây mới công trình cấp nước. UBND xã đã chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan báo cáo, dự kiến được bố trí vốn để triển khai dự án nâng cấp công trình cấp nước sinh hoạt bản Nặm Cằm - Nà Đình, quy mô cấp cho 175 hộ, cùng trường học, trạm y tế, Phòng khám Đa khoa khu vực Nghĩa Đô. Nếu được đầu tư nâng cấp thì tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch cũng chỉ đạt 14,8%, chưa đạt chỉ tiêu 18.1.

Cũng như xã Nghĩa Đô, xã Khánh Yên Thượng được huyện Văn Bàn lựa chọn triển khai và đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023, nhưng đến nay xã mới đạt 8/19 tiêu chí, còn 11 tiêu chí chưa đạt gồm: Giao thông; giáo dục; văn hóa; thông tin và truyền thông; thu nhập; nghèo đa chiều; lao động; tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn; y tế; môi trường; chất lượng môi trường sống.

Phân tích về việc có nhiều tiêu chí chưa đạt, bà Nguyễn Thị Trâm, Bí thư Đảng ủy xã Khánh Yên Thượng cho rằng, cần có hướng dẫn cụ thể hơn. Đơn cử như tiêu chí số 12 - lao động, trong đó chỉ tiêu 12.2 quy định tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ (áp dụng cho cả nam và nữ) đạt từ 25% trên tổng số lao động qua đào tạo. Hiện trên địa bàn xã, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%, tuy nhiên chủ yếu tập trung vào lao động đi làm ở các công ty. Mặc dù họ được đào tạo nhưng lại không được cấp bằng cấp hoặc chứng chỉ...

z4698017405038_bdd1eb4773e242d55206edd3bf986892.jpg

Đó chỉ là những dẫn chứng rất cụ thể, thực tế còn nhiều khó khăn mà các xã xây dựng nông thôn mới nâng cao đang phải đối mặt mà chưa tìm được hướng giải quyết. Ông Đỗ Xuân Thủy, Phó Chánh Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh cho biết: Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 gồm 19 tiêu chí, 75 chỉ tiêu, trong đó có 18 chỉ tiêu mới so với Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 và 26 chỉ tiêu tăng so với Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn trước. Những chỉ tiêu, tiêu chí nông thôn mới nâng cao được bổ sung trong giai đoạn 2021 - 2025 nhằm hướng tới xây dựng nông thôn mới theo “chiều sâu” nên cần có nhiều thời gian và nguồn lực đầu tư. Trong khi đó, nguồn lực triển khai thực hiện các tiêu chí nông thôn mới nâng cao chủ yếu là huy động từ nguồn ngân sách của địa phương, nguồn huy động xã hội hóa trong Nhân dân. Hiện nay, nguồn ngân sách của các xã rất hạn chế, tổ chức sản xuất còn theo quy mô nhỏ lẻ, thiếu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; việc thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp vào nông nghiệp còn nhiều khó khăn; chuyển đổi số tại một số địa phương đang bắt đầu thực hiện…

Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Lào Cai triển khai thực hiện Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao trên địa bàn 94 xã. Đến nay, có 5 xã đạt 19 tiêu chí và đã được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao; 2 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí; 13 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí; 24 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí; 50 xã đạt dưới 5 tiêu chí.

z4697394669514_0f9e3b025c5f96aaa716d3ea2e535ffe.jpg

Để đẩy mạnh việc triển khai xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, không có cách nào khác, các địa phương, nhất là các xã cần xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, cần kiên trì, tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện với phương châm “Xây dựng nông thôn mới là quá trình liên tục, lâu dài, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc”. Cùng với đó, đổi mới hình thức, đa dạng về nội dung tuyên truyền, vận động trong xây dựng nông thôn mới để người dân nhận thức sâu sắc về vai trò, trách nhiệm của mình, thay đổi tư duy, nhận thức, chủ động, tự giác, tích cực, hăng hái tham gia. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới phù hợp với điều kiện thực tế. Đẩy mạnh phát triển các hình thức tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương nhằm nâng cao thu nhập, nâng cao chất lượng sống, cải thiện môi trường nông thôn. Kịp thời biểu dương, khen thưởng, động viên đối với cá nhân, tổ chức có thành tích xuất sắc, tạo động lực thúc đẩy thực hiện nông thôn mới nâng cao, phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

Ngày 17/4/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 220-KH/UBND về phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024, với mục tiêu thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn các xã nghèo; giúp người nghèo cải thiện sinh kế, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các xã trên địa bàn tỉnh.

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Nghị quyết đúng, trúng, phù hợp với thực tế, được người dân đồng thuận sẽ là tiền đề quan trọng để cấp ủy đảng, chính quyền các cấp triển khai hiệu quả vào thực tế cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Thành quả nổi bật từ những nghị quyết chuyên về hiến đất làm đường giao thông nông thôn tại các địa phương là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

Thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) có 217 hộ với hơn 800 khẩu. Đây là thôn điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới với hàng nghìn mét vuông đất được hiến, mô hình “Đường rộng - sáng điện - nhiều hoa” hình thành nhưng ít ai biết quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở đây từng khó khăn. Người góp phần tháo gỡ những nút thắt, trở thành “cầu nối” tinh thần đoàn kết trong Nhân dân là bà Bùi Thị Hợp, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ tuyên vận thôn Nam Hải.

Đường thêm lớn, đời thêm vui

Đường thêm lớn, đời thêm vui

"Đường lớn đã mở rồi, người dân Bản Lắp vui lắm. Đây sẽ là điều kiện để việc đi lại, giao thương của người dân được dễ dàng, thuận lợi hơn. Sản phẩm của bà con làm ra vì thế cũng được nâng cao giá trị…”, anh Bàn Quang Tiến, Bí thư Chi bộ thôn Bản Lắp đưa tôi đi một vòng quanh thôn ngắm những tuyến đường đang được mở rộng còn nguyên màu đất đỏ, hào hứng nói, đôi mắt ăm ắp niềm vui.

Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Si Ma Cai: Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Trên địa bàn huyện Si Ma Cai có gần 1.800 cây chè Shan cổ thụ, phân bố chủ yếu ở các xã có địa hình núi cao 1.100 - 1.600 m so với mực nước biển như Lùng Thẩn, Quan Hồ Thẩn, Thào Chư Phìn, Nàn Sín. Những cây chè Shan hiện có tuổi đời hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm nhưng phải đối mặt với nguy cơ sụt giảm diện tích.

[Infographic] Hướng dẫn thực hiện một số chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

[Infographic] Hướng dẫn thực hiện một số chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện một số tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới/huyện nông thôn mới nâng cao và tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 - 2025.

Lào Cai triển khai 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

Lào Cai triển khai 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

Với mục tiêu phấn đấu ít nhất 80% số hộ thuộc đối tượng thụ hưởng tham gia dự án thoát nghèo và vươn lên thành hộ khá, giàu, trong năm 2024, tỉnh Lào Cai sẽ thực hiện 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, gồm 65 dự án liên kết (11 dự án cấp tỉnh, 54 dự án cấp huyện), 111 dự án cộng đồng cấp huyện.

Ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng

Ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng

Chiều 26/4, tại thành phố Lào Cai, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai và Hội Nông dân thành phố Hải Phòng tổ chức Hội nghị ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng.

Thượng Hà (Bảo Yên): 10 ha rừng mỡ bị sâu ong ăn lá

Thượng Hà (Bảo Yên): 10 ha rừng mỡ bị sâu ong ăn lá

Qua kiểm tra thực tế tại đồi cây mỡ từ 3 - 6 năm tuổi, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp huyện Bảo Yên phát hiện hiện tượng sâu ong ăn lá mỡ gây hại mật độ trung bình 50 con/cây, cao 100 con/cây, cục bộ trên 200 con/cây. Diện tích nhiễm là 10 ha, trong đó (nhẹ 5 ha, trung bình 4 ha và nặng 1 ha) tại xã Thượng Hà, huyện Bảo Yên.

Livestream bán hàng: Thêm "lối ra" cho nông sản

Livestream bán hàng: Thêm "lối ra" cho nông sản

Thời điểm này, một số địa phương đã lên kế hoạch tiêu thụ nông sản trước khi vụ thu hoạch chính thức bắt đầu. Tìm đầu ra ổn định cho nông sản luôn là bài toán khó với không ít địa phương và bán hàng theo phương thức livetream là một trong những “lối ra” đầy tiềm năng cho việc tiêu thụ nông sản Việt.

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Sáng 23/4, Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng giới thiệu và phân phối sản phẩm OCOP tại Bưu cục Cửa khẩu (Bưu điện thành phố Lào Cai). Đây là gian hàng đầu tiên trong chuỗi gian hàng sẽ được Bưu điện tỉnh triển khai nhằm thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa Bưu điện tỉnh và Hội Nông dân tỉnh.

fb yt zl tw