Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Lương Sơn khó khăn để đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Lương Sơn khó khăn để đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Theo lộ trình, năm 2023, xã Lương Sơn (huyện Bảo Yên) sẽ đạt các tiêu chí nông thôn mới nâng cao để năm 2024 đề nghị công nhận đạt chuẩn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy Lương Sơn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn để đạt mục tiêu đề ra.

Tính đến hết tháng 5/2023, xã Lương Sơn mới đạt 8 tiêu chí nông thôn mới nâng cao, còn 11 tiêu chí chưa đạt gồm giao thông, điện, giáo dục, văn hóa, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, thông tin và truyền thông, nghèo đa chiều, lao động, tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn, y tế, môi trường. Chủ tịch UBND xã Lương Sơn - Hoàng Trên Đồn cho biết: Đây là khó khăn, áp lực đối với xã, bởi khối lượng thực hiện rất lớn, trong khi thời gian không còn nhiều.

2.jpg

Theo phân tích của Chủ tịch UBND xã Lương Sơn, từ nay đến cuối năm 2023, xã phải “cứng hóa” 100% tuyến đường liên thôn; nâng cấp hệ thống đường điện 0,4 kV với chiều dài 6,5 km cho các cụm dân cư để đảm bảo hơn 98% hộ được sử dụng điện sinh hoạt, sản xuất an toàn, tin cậy và ổn định; xây mới 46 phòng học, phòng chăm sóc trẻ và các phòng phụ trợ của 3 cấp học (mầm non, tiểu học và THCS); xây dựng mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm hoặc chợ đáp ứng yêu cầu chung theo tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm; tỷ lệ nghèo đa chiều dưới 6%; đào tạo thêm 75 lao động có chứng chỉ nghề, đảm bảo tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 75%; có tối thiểu 1 sản phẩm OCOP được xếp hạng đạt chuẩn hoặc tương đương còn thời hạn; có thêm 3.200 người tham gia bảo hiểm y tế và hơn 1.400 người dân tham gia, sử dụng ứng dụng khám, chữa bệnh từ xa…

Infographic Lương Sơn.jpg

Trên cơ sở rà soát, đánh giá kỹ hiện trạng từng tiêu chí nông thôn mới nâng cao chưa đạt, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững xã đã phân công các thành viên bám sát, nắm chắc thực tế từng thôn, hướng dẫn các thôn triển khai từng công việc cụ thể phù hợp với điều kiện hiện có.

Theo đó, UBND xã đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công và tổ chức bàn giao các tuyến đường bê tông xi măng được đầu tư theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới do xã làm chủ đầu tư cho các thôn để đưa vào sử dụng, duy tu, bảo dưỡng trong năm. Xã phối hợp với Điện lực Bảo Yên làm việc với các điểm dân cư, các gia đình tự kéo đường dây điện thắp sáng xa nhà bằng cách thay thế các cột điện tạm bằng cột bê tông xi măng.

Đối với tiêu chí văn hóa, UBND xã phối hợp với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án xây dựng tiểu công viên tại khu trung tâm xã, khi hoàn thành sẽ lắp đặt các dụng cụ thể thao ngoài trời phục vụ nhu cầu luyện tập thể dục - thể thao, nâng cao sức khỏe của Nhân dân. Cùng với đó, xã đề xuất với huyện chuyển điểm trường Lương Hải thuộc Trường Tiểu học Lương Sơn, sử dụng nguồn kinh phí thu từ sử dụng đất của xã và nguồn xã hội hóa để cải tạo thành khu cây xanh, điểm sinh hoạt văn hóa, tập luyện thể dục - thể thao của người dân các thôn: Lương Hải, Vuộc, Chiềng 1.

Đối với tiêu chí nghèo đa chiều, Đảng ủy, UBND xã giao mỗi tổ chức đoàn thể giúp đỡ 2 hộ thoát nghèo và 4 hộ thoát cận nghèo; mỗi cán bộ phụ trách thôn giúp đỡ 1 hộ thoát cận nghèo; mỗi thôn giúp đỡ 1 hộ nghèo thoát nghèo và ít nhất 2 hộ thoát cận nghèo trở lên.

4.jpg

Đối với tiêu chí tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn, xã đã và đang xây dựng sản phẩm gạo TBR225 Lương Sơn để được công nhận sản phẩm OCOP, đồng thời gắn tem truy xuất nguồn gốc và xây dựng website quảng cáo, bán hàng đối với sản phẩm khi được chứng nhận sản phẩm OCOP.

Đối với tiêu chí y tế, xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế, thực hiện quản lý sức khỏe và sử dụng ứng dụng khám, chữa bệnh từ xa. Cùng với đó, xã đề nghị ngành y tế cung cấp hỗ trợ hệ thống trang - thiết bị, máy móc và bố trí bác sỹ trực thường xuyên tại trạm y tế để triển khai ứng dụng khám, chữa bệnh từ xa cho người dân.

3.jpg

Một trong những nhiệm vụ rất quan trọng và khó thực hiện, đòi hỏi sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị và người dân trên địa bàn xã là tiêu chí môi trường. Theo tiêu chí môi trường áp dụng đối với xã nông thôn mới nâng cao, Lương Sơn cần tăng tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xử lý theo quy định đạt trên 80%; tỷ lệ gia đình phân loại chất thải rắn tại nguồn đạt trên 90%; thành lập tổ thu gom, xử lý rác thải thường xuyên hoạt động về điểm tập trung. Theo ông Hoàng Trên Đồn, để đạt tiêu chí này không có cách nào khác là tăng cường tuyên truyền, vận động và hướng dẫn người dân nâng cao ý thức trong thu gom, phân loại chất thải sinh hoạt ngay tại nhà và đổ đúng nơi quy định. Ngoài ra, xã thành lập các câu lạc bộ thu gom rác thải tại các thôn, đồng thời báo cáo huyện cho phép thực hiện dịch vụ công ích đô thị và cấp kinh phí để tổ chức thực hiện dịch vụ thu gom rác thải tại khu trung tâm xã.

“Dù đã có những giải pháp cụ thể nhưng vẫn đòi hỏi quyết tâm và nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của người dân thì mới có thể đạt các tiêu chí nông thôn mới nâng cao trong năm nay”

Ông Hoàng Trên Đồn, Chủ tịch UBND xã Lương Sơn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảo Yên đổi mới công nghệ chế biến gỗ, nâng cao giá trị kinh tế từ rừng trồng

Bảo Yên đổi mới công nghệ chế biến gỗ, nâng cao giá trị kinh tế từ rừng trồng

Huyện Bảo Yên hiện có hơn 40.000 ha rừng trồng (diện tích rừng trồng lớn nhất tỉnh). Trong bối cảnh thị trường ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng, mẫu mã và tính bền vững, thời gian qua, ngành lâm nghiệp địa phương rất quan tâm đổi mới công nghệ chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và tạo sinh kế cho lao động nông thôn.

Vẻ đẹp của những "vựa lúa" nhìn từ trên cao

Vẻ đẹp của những "vựa lúa" nhìn từ trên cao

Năm 2025, toàn tỉnh gieo trồng hơn 33.000 ha lúa, trong đó có hơn 9.600 ha lúa vụ xuân. Diện tích này chủ yếu tập trung tại các huyện: Văn Bàn, Bảo Yên, Bảo Thắng, Bát Xát, thành phố Lào Cai... Thời điểm này, những cánh đồng lúa rộng lớn đã bắt đầu ngả vàng chờ nông dân thu hoạch. Nhìn từ trên cao, những "vựa lúa" mang vẻ đẹp kỳ vĩ như kiệt tác do bàn tay chăm chỉ, khéo léo của con người chạm khắc vào thiên nhiên.

Ảnh: Tảo tần trên nương chè Lùng Vai

Ảnh: Tảo tần trên nương chè Lùng Vai

Lùng Vai được gọi là “thủ phủ chè” của huyện Mường Khương, khi có gần 800 hộ dân trồng chè với gần 1 nghìn ha trải dài khắp 14 thôn bản. Nơi đây như được khoác tấm áo xanh mát mắt, uốn lượn theo những triền đồi. Những ngày này, trên các nương, đồi chè rộn rã tiếng nói, cười của những nông dân đang vào vụ thu hái chè.

“Lộc trời” trên núi Ngải Trồ

“Lộc trời” trên núi Ngải Trồ

Giữa trung tâm thôn Ngải Trồ, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, rừng chè cổ thụ như báu vật thiên nhiên được gìn giữ qua bao đời. Trải dài trên diện tích 21,5 ha, hàng nghìn gốc chè cổ thụ không chỉ mang vẻ đẹp kỳ vĩ của núi rừng mà còn là nguồn sinh kế quý giá của người dân địa phương.

Tăng cường các biện pháp chăm sóc cây trồng

Tăng cường các biện pháp chăm sóc cây trồng

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng - Thủy văn quốc gia, từ tháng 5 đến tháng 7/2025, nhiệt độ trên phạm vi toàn quốc phổ biến xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình nhiều năm, nắng nóng và nắng nóng gay gắt có thể diễn ra mạnh hơn trung bình nhiều năm. Dự báo nguy cơ có thể xảy ra hạn hán, thiếu nước ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất và sản lượng cây trồng.

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Đứng ở sân trụ sở, Bí thư Đảng ủy xã Tân An (huyện Văn Bàn) Vũ Xuân Thủy đưa tay chỉ về phía đỉnh núi mờ xa: “Sau những tầng mây kia là thôn Khe Bàn, ở khu vực núi cao nhất xã, với gần 100% dân số là người Dao sinh sống…”. Trong câu chuyện về vùng đất mới, anh Thủy còn giới thiệu thêm, đây là thôn người Dao làm kinh tế rừng giỏi, có nhiều hộ khá và giàu, với những ngôi nhà xây kiểu nhà vườn xinh đẹp...

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Huyện Bảo Yên đã có những cách làm sáng tạo và hiệu quả trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đáng chú ý là việc đưa cây dâu tằm trồng trên đất đồi. Đây là hướng đi mới nhằm tận dụng đất kém hiệu quả để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

fb yt zl tw