Điện Quan:

Khi lòng dân đã thuận

Khi lòng dân đã thuận ảnh 1
Khi lòng dân đã thuận ảnh 2
Khi lòng dân đã thuận ảnh 3

Thôn Bản 3, nơi sinh sống của 118 hộ, chủ yếu là người Tày và người Dao. Cuộc sống của đại đa số người dân nơi đây còn rất khó khăn, kinh tế phụ thuộc vào trồng rừng, ngô, lúa và chăn nuôi. Tuy nhiên, thật đáng quý, khi cán bộ xã đến nhà vận động hiến đất làm đường thì mọi người đều hưởng ứng ngay.

Khi lòng dân đã thuận ảnh 4

Gia đình anh Hoàng Văn Su là hộ nghèo ở thôn Bản 3. Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng anh vẫn tự nguyện hiến hơn 3.600 m2 đất để mở mới 2 tuyến đường liên thôn. Gia đình anh đã đồng ý san lấp một phần diện tích ao nuôi cá ngay trước nhà để mở rộng đường. Anh Hoàng Văn Su tâm sự: Ao cá là một trong những nguồn thu quan trọng của gia đình. Tuy nhiên, vì việc chung của thôn, gia đình tôi không đắn đo, sẵn sàng hiến đất.

Ở thôn Bản 5, ai cũng biết hoàn cảnh gia đình bà Trần Thị Thái rất khó khăn, nhà ở xiêu vẹo. Cuối năm 2022, từ hỗ trợ của các nhà hảo tâm cùng đối ứng của gia đình, bà làm được căn nhà tình nghĩa. Mặc dù vậy, khi cán bộ thôn đến tuyên truyền chủ trương mở đường, bà đồng ý hiến đất để mở đoạn đường dài hơn 0,7 km đi qua nương sản xuất của gia đình.

Khi lòng dân đã thuận ảnh 5

Tuyến đường qua nương sản xuất của gia đình bà Thái rất quan trọng, kết nối xã Cốc Lầu (Bắc Hà) với xã Điện Quan và thông đến Quốc lộ 70. Vì vậy, việc hiến đất của bà Thái càng trở nên ý nghĩa khi bà đã giúp rất nhiều hộ 2 địa phương đi lại, giao thương thuận lợi. “Tôi nghĩ đường mở thì người dân trên địa bàn là những người hưởng lợi đầu tiên nên diện tích đất mà gia đình hiến có thấm vào đâu” - bà Thái bộc bạch.

Năm 2022, xã Điện Quan có 46 hộ nghèo và cận nghèo hiến đất làm đường. Dù còn nghèo nhưng với tấm lòng cao cả, nghĩa cử cao đẹp, chính họ đang mở ra cơ hội vươn lên và làm giàu cho rất nhiều hộ khác trên địa bàn. 
 

Khi lòng dân đã thuận ảnh 6

Những tuyến đường phẳng lỳ như dải lụa trắng vắt ngang lưng đồi đã và đang tạo sự phát triển cho xã Điện Quan. Tuyến đường rộng mở cũng khiến lòng người rộng mở, vui vẻ hơn. Đơn cử như anh Hoàng Ngọc Tuynh ở thôn Bản 3 đã không tiếc nuối khi chặt bỏ hơn 3.000 cây quế 7 năm tuổi để làm đường. Chứng kiến các cháu nhỏ trong thôn và cả con của mình thảnh thơi đạp xe đến trường, xe ô tô chở nông sản bon bon trên đường mới, anh không giấu được niềm vui. Trước đây, con đường chỉ là lối mòn nhỏ hẹp, vừa đủ để đi xe máy, khi trời mưa chỉ có thể đi bộ. Việc vận chuyển phân bón hoặc khi thu hoạch lúa, ngô đều phải gánh hoặc chở bằng xe máy là chính, vừa vất vả, vừa tốn công.

Anh Hoàng Ngọc Tuynh hồ hởi: “Tấc đất, tấc vàng”, đó là tài sản quý, nhưng ai cũng tính toán, so đo thiệt hơn thì làm sao có được con đường này.

Khi lòng dân đã thuận ảnh 7

Theo ông Hoàng Ngọc Khiêm, Trưởng thôn Bản 3, ban đầu, một số hộ chưa nhận thức hết lợi ích của việc hiến đất làm đường, còn gây khó dễ. Vì vậy, chúng tôi đã tổ chức họp chi bộ, sau đó mời các gia đình đến để tuyên truyền, giải thích. Trực tiếp các đồng chí lãnh đạo xã cũng đến các hộ vận động, thuyết phục, nhờ vậy 40 hộ đã đồng tình hiến đất mở mới 3 tuyến đường.

Khi lòng dân đã thuận ảnh 8
Cán bộ và Nhân dân xã Điện Quan đã ủng hộ 95.000 m2 đất và cây cối, hoa màu trên đất có trị giá hơn 1,2 tỷ đồng để làm gần 32 km đường giao thông nông thôn năm 2022.

Hiến đất làm đường đã trở thành phong trào được người dân xã Điện Quan tích cực hưởng ứng. Năm 2022, cán bộ và Nhân dân xã Điện Quan đã ủng hộ 95.000 m2 đất và cây cối, hoa màu trên đất có trị giá hơn 1,2 tỷ đồng để làm gần 32 km đường giao thông nông thôn. Có được kết quả trên, cấp ủy đảng, chính quyền xã Điện Quan đã vận dụng linh hoạt các hình thức tuyên truyền, vận động để cán bộ, đảng viên và người dân nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm và lợi ích của việc xây dựng nông thôn mới. UBND xã ban hành quyết định thành lập ban vận động, ban giám sát cộng đồng. Dịp cuối năm, xã đều trích kinh phí để động viên, khen thưởng những hộ hưởng ứng tích cực phong trào hiến đất làm đường.

Khi lòng dân đã thuận ảnh 9

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mô hình nuôi sâu canxi ở Xuân Quang

Mô hình nuôi sâu canxi ở Xuân Quang

Mô hình nuôi sâu canxi đang trở thành điểm nhấn tại xã Xuân Quang khi vừa giúp giảm chi phí chăn nuôi, vừa xử lý chất thải hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường, mở ra hướng đi mới cho phát triển nông nghiệp bền vững.

"Sơn ngư" trên đỉnh Dền Sáng

"Sơn ngư" trên đỉnh Dền Sáng

CÁ TẦM NẶNG HƠN 50KG NGỠ CHỈ LÀ CHUYỆN HOANG ĐƯỜNG NHƯNG LẠI CÓ THẬT Ở MỘT TRANG TRẠI NUÔI CÁ NƯỚC LẠNH TRÊN ĐỈNH DỀN SÁNG. 6 CON CÁ TẦM, MỖI CON NẶNG HƠN 50KG ĐANG ĐƯỢC NUÔI DƯỠNG TẠI ĐÂY, NGOÀI RA CÒN VÀI TRĂM CON NẶNG TỪ 10KG TRỞ LÊN. CHỦ TRẠI CÁ LÀ LÃO NÔNG U70 CÓ NIỀM ĐAM MÊ VỚI CÁ NƯỚC LẠNH, ÔNG GỌI CHÚNG LÀ “SƠN NGƯ” KHỔNG LỒ.

Hình ảnh người dân xã Tân Lĩnh đan rọ tôm.

Đan rọ tôm - Nghề của “người miền núi làm việc miền xuôi”

Nơi núi non trùng điệp ôm ấp những bản làng yên bình, có một nghề thủ công đã tồn tại suốt hơn ba thập niên, đó là nghề đan rọ tôm. Tại vùng đất trước kia gọi là Phan Thanh - một xã của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái cũ, nay thuộc xã Tân Lĩnh, tỉnh Lào Cai, nghề truyền thống này giúp hơn trăm hộ dân có nguồn thu nhập ổn định.

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không phân bón hóa học, mô hình trồng rau hữu cơ do Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bát Xát triển khai bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực. Từ mô hình điểm với cây rau bí, huyện đang từng bước mở rộng sang nhiều loại rau màu khác, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn.

Triển vọng phát triển kinh tế từ cây chè dây

Triển vọng phát triển kinh tế từ cây chè dây

Từng là cây mọc tự nhiên trong rừng, nay chè dây đã được người dân xã Nậm Pung (Bát Xát) đưa về trồng tại vườn nhà, bước đầu mang lại thu nhập ổn định. Nhờ sự hỗ trợ giống, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm từ doanh nghiệp, cây chè dây đang mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho xã vùng cao này.

fb yt zl tw