Khám phá ra cách mới sử dụng tế bào để ngăn ngừa ung thư

Một nghiên cứu mới của Viện Nghiên cứu Y khoa trẻ em (CMRI) tại Sydney, Australia, công bố ngày 17/3 cho biết, các nhà nghiên cứu đã xác định được một cơ chế đặc biệt giúp tế bào chống lại bệnh ung thư.

Theo nghiên cứu, Telomere, đầu mút của nhiễm sắc thể, đóng vai trò quan trọng trong quá trình lão hóa và phòng ngừa ung thư. Theo thời gian, các cấu trúc tự nhiên này ngắn lại, báo hiệu các tế bào lão hóa ngừng phân tách - một biện pháp bảo vệ quan trọng chống lại ung thư.

Khám phá ra cách mới sử dụng tế bào để ngăn ngừa ung thư ảnh 1

Giáo sư Tony Cesare, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu gene của CMRI, cho biết: "Dữ liệu của chúng tôi cho thấy, telomere hoạt động mạnh hơn nhiều. Chúng có thể phản ứng nhanh với căng thẳng và chủ động mở ra để kích hoạt phản ứng tế bào có vẻ lão hóa. Chúng làm như vậy để tránh ung thư".

Ông Cesare và nhóm nghiên cứu đã làm việc với các cộng sự tại Đại học Kyoto (Nhật Bản) để tìm hiểu vai trò "tích cực" mà telomere có thể đóng góp trong việc phòng tránh ung thư.

Được công bố trên tạp chí Nature Communications, nghiên cứu cho thấy, telomere không chỉ thụ động ngắn lại theo tuổi tác. Chúng còn chủ động phản ứng với căng thẳng bằng cách kích hoạt các quá trình lão hóa tế bào để ngăn ngừa ung thư phát triển.

Ông Cesare cho biết: "Hầu hết mọi người nghĩ rằng telomere là một thực thể thụ động, ngắn lại khi tế bào phân tách. Đây là một biện pháp phòng ngừa thụ động được sử dụng trong quá trình lão hóa".

Theo ông Cesare, bằng cách gây ra ngừng chu kỳ tế bào hoặc tế bào chết theo chu trình, telomere giúp loại bỏ các tế bào bị tổn thương nhiễm sắc thể trước khi chúng phân tách không kiểm soát, đồng thời nói thêm rằng, khám phá này giới thiệu một chức năng chống ung thư chưa từng được biết đến của telomere.

Giáo sư Cesare cho rằng, telomere ngoài ý nghĩa quan trọng đối với sinh học, bước đột phá này có thể mở ra những hướng đi mới cho việc điều trị ung thư, kích hoạt quá trình chết tế bào ở các tế bào ung thư, giúp mang lại một chiến lược điều trị đầy hứa hẹn.

nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Em bé đầu tiên trên thế giới được thụ thai nhờ… AI

Em bé đầu tiên trên thế giới được thụ thai nhờ… AI

Từ cuối tháng 11/2024, ngôi nhà nhỏ của vợ chồng Edna và Tony tại thành phố Morelia, Mexico luôn đầy ắp tiếng khóc của trẻ sơ sinh. Đối với đôi vợ chồng trung niên này, đây là những âm thanh ngọt ngào nhất mà họ đã mong chờ từ bao lâu nay - cậu con trai Luis. Và điều đặc biệt hơn cả là Luis đã trở thành đứa trẻ đầu tiên được thụ thai nhờ một quy trình hoàn toàn tự động, sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công nghệ hỗ trợ sinh sản.

Diễn đàn khu vực ASEAN kêu gọi giải trừ vũ khí hạt nhân hoàn toàn

Diễn đàn khu vực ASEAN kêu gọi giải trừ vũ khí hạt nhân hoàn toàn

Ngày 13/7, Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 32 đã kêu gọi các Quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân (NWS) nhận thức về nhu cầu cấp thiết việc loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân và thực hiện nghĩa vụ thúc đẩy giải trừ vũ khí hạt nhân theo Điều VI của Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).

Tổng thống Syria thăm Azerbaijan, thúc đẩy hợp tác song phương

Tổng thống Syria thăm Azerbaijan, thúc đẩy hợp tác song phương

Ngày 12/7, Tổng thống Syria, ông Ahmed al-Sharaa, đã tiến hành chuyến thăm làm việc đầu tiên tới Cộng hòa Azerbaijan. Tại thủ đô Baku, Tổng thống Syria, Ahmed al-Sharaa đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực.

Châu Âu: Tăng tốc trong cuộc đua không gian

Châu Âu: Tăng tốc trong cuộc đua không gian

Trong nhiều thập kỷ, cuộc đua không gian được xem là sân chơi của Mỹ, Nga và gần đây là Trung Quốc, Ấn Độ. Châu Âu dù có nền khoa học tiên tiến nhưng thường bị đánh giá là “kẻ chậm chân”, thiếu một chiến lược không gian thống nhất.

fb yt zl tw