Khám phá đất và người xứ Nghệ trên không gian số

Thời gian qua, Bảo tàng Nghệ An đã mạnh dạn đưa công nghệ vào hoạt động trưng bày, để tiếp cận  và thu hút du khách. Du khách đến với Bảo tàng Nghệ An từ chỗ "cấm sờ tay vào hiện vật" nay có thể được chạm tay vào hiện vật, cổ vật, được khám phá các danh lam, thắng cảnh, lịch sử, con người xứ Nghệ, thông qua không gian số 3D; khám phá kho dữ liệu lịch sử đã được số hóa... giúp Bảo tàng Nghệ An ngày càng hút khách, nhất là giới trẻ.

1.jpg
Bảo tàng Nghệ An thu hút đông đảo giới trẻ đến tham quan kể từ khi ra mắt "Không gian số”.

Trong không gian trưng bày trải nghiệm số rộng gần 200 m2 ở tầng 2 Bảo tàng Nghệ An, anh Nguyễn Hữu Công đến từ huyện Diễn Châu không nghĩ ngay giữa thành phố Vinh lại có một không gian số đẹp và thú vị như thế này.

Anh chia sẻ, chỉ với một thao tác, tay tôi như được chạm vào hiện vật có niên đại cách đây hàng nghìn năm. Những thông tin, những chi tiết chạm khắc dù là nhỏ nhất cũng được thể hiện rõ nét mà trước đây khi đến với bảo tàng chỉ được ngắm nhìn qua tủ kính.

Chỉ cần chạm tay vào màn hình có thể tìm kiếm thông tin về các hiện vật.
Chỉ cần chạm tay vào màn hình có thể tìm kiếm thông tin về các hiện vật.

Đây là kết quả khi không gian trưng bày trải nghiệm số với chủ đề Nghệ An: Đất và Người được Bảo tàng Nghệ An đầu tư, xây dựng theo hướng hiện đại, năng động; với các nội dung được giới thiệu như: Theo dòng lịch sử, Danh lam thắng cảnh, Di sản văn hóa, Ẩm thực, Con người - Danh nhân xứ Nghệ...

Đến với không gian này, du khách sẽ được trải nghiệm nhiều ứng dụng công nghệ số hiện đại. Qua đó, sẽ có nhiều cách khác nhau để tiếp nhận các thông tin. Đây là một trong những dự án đặc biệt trong hệ thống bảo tàng Việt Nam kể câu chuyện về mình bằng hình thức công nghệ với các thiết bị hiện đại.

Du khách thăm quan bảo tàng mà không cần hướng dẫn viên truyền thống nhờ ứng dụng công nghệ AI.
Du khách thăm quan bảo tàng mà không cần hướng dẫn viên truyền thống nhờ ứng dụng công nghệ AI.

Tại gian trưng bày “Theo dòng lịch sử”, nhờ ứng dụng hệ thống công nghệ AI, không cần người hướng dẫn viên truyền thống, du khách chỉ cần những cái lướt tay là có thể xem trên màn hình lớn đầy đủ lượng thông tin rất đồ sộ, ghi lại quá trình phát triển của Nghệ An, từ thời kỳ tiền sử, gắn với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, đến thời kỳ đường đổi mới. Mặc dù với khối lượng thông tin đồ sộ này, người xem vừa dễ dàng tiếp cận một cách hệ thống vừa không bị nhàm chán hay nặng nề.

Điều thú vị nữa, việc ứng dụng hệ thống công nghệ AI trong phần trưng bày tại bảo tàng, giúp tạo ra các trải nghiệm cá nhân hóa cho người xem. Hệ thống công nghệ AI này có khả năng tạo ra các hướng dẫn âm thanh hoặc hình ảnh tùy chỉnh để giúp người tham quan hiểu sâu hơn về nội dung trưng bày. Việc ứng dụng công nghệ AI còn có tác dụng thay cho một hướng dẫn viên truyền thống trả lời các câu hỏi của khách tham quan.

Tại gian giới thiệu các địa danh lịch sử, danh lam thắng cảnh, di tích cấp quốc gia đặc biệt, di sản văn hóa nổi tiếng của Nghệ An, phần trưng bày bản đồ số mang đến cho công chúng một sự trải nghiệm mới, hiệu ứng thị giác qua công nghệ mapping, tra cứu, tương tác có chạm. Những bức tranh tĩnh, những cảnh vật thường ngày trở nên sống động qua các hiệu ứng ánh sáng và hình ảnh động được trình chiếu lên chúng.

Điều này đã tạo ra sự hấp dẫn, mới lạ giúp khách tham quan kết nối một cách đặc biệt với các sản phẩm đã được số hóa 3D. Bên cạnh đó, nhiều nội dung khác của chủ đề Đất và Người như: Danh lam thắng cảnh; Di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể; Ẩm thực xứ Nghệ được thể hiện bằng Công nghệ thực tế ảo-Virtual Reality (VR). Đây là một hệ thống mô phỏng các thiết kế 3D trên máy tính để tạo ra một thế giới “như thật”.

Du khách trải nghiệm công nghệ thực tế ảo VR.
Du khách trải nghiệm công nghệ thực tế ảo VR.

Để trải nghiệm được hoạt động này, người xem cần sử dụng kính VR đeo trên mắt và tương tác với môi trường ảo thông qua các thiết bị định vị và kiểm soát chuyển động, tạo ra cảm giác như thực tế đầy chân thực và sinh động.

Chị Đào Thị Thu Vân, nhân viên Phòng Trưng bày, tuyên truyền và giáo dục Bảo tàng Nghệ An cho biết: Việc số hóa và ứng dụng công nghệ hiện đại trong di sản đều được tái hiện sinh động. Chỉ cần “chạm tay”, du khách có thể dễ dàng khám phá xứ Nghệ ngay tại bảo tàng. Các nội nội dung ghi lại quá trình phát triển của Nghệ An từ thời kỳ tiền sử đến những bước đổi mới ngày nay được tái hiện như một cuốn phim quay chậm giúp người xem dễ dàng tiếp nhận bằng nhiều hình ảnh, âm thanh, clip sinh động…

Đến Bảo tàng Nghệ An, du khách không thể không ghé thăm tầng 3, nơi có gian trưng bày trải nghiệm số về hang Thẩm Ồm. Đây là di chỉ khảo cổ học tiêu biểu cho giai đoạn hậu kỳ đá cũ ở Nghệ An. Hang nằm trong dãy núi đá vôi của xã Thuận Châu, huyện Quỳ Châu. Hang có niên đại cách đây khoảng 20 vạn năm. Để đổi mới trưng bày và hấp dẫn khách tham quan, đặc biệt là thế hệ trẻ, các em học sinh, sinh viên,

Bảo tàng Nghệ An đã đầu tư công nghệ 3D Mapping để kể câu chuyện về hang Thẩm Ồm. Trong không gian hang Thẩm Ồm, các chuyên gia về công nghệ đã kết hợp giữa công nghệ 3D và công nghệ làm phim để tạo nên những hiệu ứng về hình ảnh, ánh sáng, âm thanh, kích thích tất cả các giác quan của người xem. Điều khiến công nghệ 3D Mapping trở nên đặc biệt chính là việc thể hiện những nội dung thông qua các hiệu ứng dạng 3D hình thành lên các khối hình ảnh tương tác trong một không gian ba chiều thay vì chỉ hai chiều như truyền thống. Câu chuyện về hang Thẩm Ồm sẽ đưa người xem như bước vào một không gian huyền bí, đầy sự sáng tạo, gây nhiều ấn tượng và yếu tố bất ngờ. Câu chuyện được dẫn dắt bởi sự xuất hiện của người Nghệ cổ của 20 vạn năm trước với bó đuốc trong tay tiến vào hang...

Hang Thẩm Ồm ảo luôn hút khách, nhất là các cháu thiếu nhi, nhi đồng và học sinh.
Hang Thẩm Ồm ảo luôn hút khách, nhất là các cháu thiếu nhi, nhi đồng và học sinh.

Tại đây, chúng tôi gặp em Nguyễn Uyển Nhi cùng các bạn học sinh lớp 11D Trường Trung học Phổ thông Thái Lão (Hưng Nguyên). Uyển Nhi cho biết: Đến đây, chúng em được hiểu biết thêm quá trình phát triển người Việt cổ ở Nghệ An vừa thích thú được trải nghiệm công nghệ 3D ở bảo tàng, vừa cùng nhau check-in hang Thẩm Ồm.., "Đến với Bảo tàng Nghệ An chúng em có những trải nghiệm rất thú vị. Chúng em sẽ giới thiệu cho nhiều bạn trong và ngoài trường đến thăm quan, khám phá, trải nghiệm Bảo tàng Nghệ An", Uyển Nhi chia sẻ.

Kể từ khi ra mắt không gian số tại số 7 đường Đào Tấn - địa chỉ Bảo tàng Nghệ An, nằm ở khu vực Thành cổ Vinh đã dần thu hút đông đảo người dân, du khách đến tham quan, đặc biệt là giới trẻ. Có nhiều ngày, chúng tôi tiếp đón, phục vụ nhiều đoàn với 300 - 400 lượt khách tham quan, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên ở các trường học trên địa bàn Nghệ An, chị Đào Thị Thu Vân cho biết thêm.

Hiện nay, xu hướng hiện đại hóa thông qua ứng dụng công nghệ số trong trưng bày và giới thiệu trưng bày là một xu hướng tất yếu của các bảo tàng hiện đại. Sự chuẩn hóa hệ thống dữ liệu hiện vật bảo tàng sẽ giúp cho các bảo tàng có thể kết nối, chia sẻ thông tin thuận lợi, hiệu quả.

Bảo tàng Nghệ An hiện có hơn 30.000 hiện vật, số hiện vật, tuy nhiên số được trưng bày và giới thiệu hiện còn khá khiêm tốn.
Bảo tàng Nghệ An hiện có hơn 30.000 hiện vật, số hiện vật, tuy nhiên số được trưng bày và giới thiệu hiện còn khá khiêm tốn.

Bảo tàng Nghệ An hiện có hơn 30.000 hiện vật, tư liệu, trong đó có ba hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia. Số hiện vật được trưng bày và giới thiệu còn khá khiêm tốn và chưa đến được nhiều với công chúng.

Việc khánh thành và đưa vào phục vụ giai đoạn 1 “Không gian trải nghiệm số” được xem là một dấu mốc quan trọng của Bảo tàng Nghệ An nhằm đáp ứng thực tiễn phát triển và nhu cầu thưởng lãm giá trị lịch sử, văn hóa ngày càng cao của đông đảo công chúng. Trong thời gian tới Bảo tàng Nghệ An đang trình cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí kinh phí tiếp tục đầu tư các hạng mục công nghệ số trong toàn bộ hệ thống trưng bày bảo tàng để hỗ trợ, làm mới nội dung trưng bày hiện đại hơn là rất cần thiết nhằm lưu giữ và phát huy giá trị trên nền tảng số, đưa Bảo tàng Nghệ An trở thành điểm đến giá trị, hấp dẫn của thành phố Vinh nói riêng, tỉnh Nghệ An nói chung, Giám đốc Bảo tàng Nghệ An cho biết.

Theo Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cảnh giác với các thủ đoạn của tội phạm công nghệ

Cảnh giác với các thủ đoạn của tội phạm công nghệ

Trong thời đại số hóa, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ mang lại tiện ích vượt bậc mà còn tiềm ẩn những rủi ro khôn lường. Deepfake - công nghệ tạo ra hình ảnh và video giả mạo với độ chân thực đáng kinh ngạc - đang trở thành công cụ nguy hiểm cho tội phạm mạng.

Thủ tướng phát động phong trào "Bình dân học vụ số" toàn dân

Thủ tướng phát động phong trào "Bình dân học vụ số" toàn dân

Chiều 26/3, tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, dự Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng "Bình dân học vụ số".

Thủ tướng đặt 3 câu hỏi tại cuộc đối thoại với 300 thanh niên tiêu biểu

Thủ tướng đặt 3 câu hỏi tại cuộc đối thoại với 300 thanh niên tiêu biểu

Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025), chiều 24/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị gặp mặt và đối thoại với thanh niên. Cuộc đối thoại với chủ đề "Thanh niên Việt Nam tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Chuyện ghi ở “vùng lõm sóng” Pờ Hồ

Chuyện ghi ở “vùng lõm sóng” Pờ Hồ

Nhịp sống ở Pờ Hồ - thôn xa và khó khăn nhất xã Trung Lèng Hồ (Bát Xát) cứ chầm chậm như kéo chúng tôi trở lại với khung cảnh ở nhiều thôn vùng cao Bát Xát cách đây 15, 20 năm. Sóng viễn thông yếu, chập chờn nên nơi đây nằm trong danh sách “vùng lõm sóng”, câu chuyện chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp 4.0 với bà con xem ra còn xa vời.

“Yêu lắm Việt Nam” đã có mặt tại Lào Cai

“Yêu lắm Việt Nam” đã có mặt tại Lào Cai

Dự án “Yêu lắm Việt Nam” do Báo Nhân Dân phối hợp với các đối tác công nghệ triển khai lắp đặt bảng gắn chip NFC (công nghệ kết nối không dây) tại các địa danh lịch sử văn hóa, du lịch đã có mặt tại Lào Cai.

Quang cảnh hội nghị.

Tỉnh đoàn triển khai học tập Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị

Chiều 20/3, tại Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai, Tỉnh đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh phối hợp với Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai tổ chức hội nghị triển khai học tập Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phát động phong trào “Bình dân học vụ số”.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ số trong chăn nuôi lợn

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ số trong chăn nuôi lợn

Chiều 19/3, tại TP Hồ Chí Minh, diễn đàn “Đổi mới ngành chăn nuôi lợn Trung Quốc - Việt Nam” đã diễn ra với sự góp mặt của các chuyên gia hàng đầu từ hai quốc gia. Sự kiện tập trung thảo luận về việc ứng dụng công nghệ số và trí tuệ nhân tạo (AI) trong chăn nuôi lợn, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững cho ngành chăn nuôi tại cả Việt Nam và Trung Quốc.

Chia sẻ kinh nghiệm đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong quản trị quốc gia

Chia sẻ kinh nghiệm đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong quản trị quốc gia

Chiều 18/3, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Đại sứ quán các nước Bắc Âu tại Việt Nam, gồm Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy, tổ chức tọa đàm khoa học quốc tế thường niên Bắc Âu lần thứ 8 với chủ đề “Lãnh đạo và quản trị công hiệu quả, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Kinh nghiệm Bắc Âu và Việt Nam”.

fb yt zl tw