Khai thác tiềm năng của AI trong y học

Trí tuệ nhân tạo (AI) và các giải pháp công nghệ tiên tiến đang góp phần thay đổi cách thức chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự giao thoa giữa AI và công nghệ sinh học mở ra nhiều ứng dụng góp phần đẩy nhanh tiến trình bào chế các loại thuốc mới, giảm chi phí và nâng cao kết quả nghiên cứu...

"Chúng ta có thể dùng AI để phân tích những bộ dữ liệu khổng lồ, nhằm đoán biết được biến thể của một căn bệnh nào đó. AI xuất hiện ở tất cả mọi ngõ ngách của hệ thống chăm sóc sức khỏe. Nhờ trí tuệ nhân tạo, các cơ sở y tế hoạt động hiệu quả hơn", Giáo sư Kun Huang, Trường Đại học Dược Indiana, Mỹ, cho biết.

Hiện nay, khoảng 52% bệnh viện trên toàn cầu đã triển khai công nghệ AI ở nhiều mức độ khác nhau. Tại Mỹ, khoảng 75% bệnh viện đang sử dụng các giải pháp dựa trên AI để cải thiện hiệu quả hoạt động và chăm sóc bệnh nhân. Quy mô thị trường AI trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe toàn cầu được dự đoán sẽ tăng từ 28 tỷ USD năm 2024 lên 188 tỷ USD vào năm 2030.

Sự tăng trưởng này diễn ra ở thời điểm được coi là bước ngoặt đối với ngành y tế khi xu hướng già hóa dân số tác động mạnh mẽ đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính toàn thế giới sẽ thiếu khoảng 10 triệu bác sĩ, y tá và nhân viên y tế vào năm 2030. Đồng thời, nhu cầu về dịch vụ chăm sóc sức khỏe sẽ ngày càng tăng cao. Khi đó, AI sẽ là giải pháp giúp các cơ sở y tế trên thế giới vượt qua những thách thức, cải thiện chất lượng, hiệu quả hoạt động khám, chữa bệnh.

Những lợi ích mà AI mang đến cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe biến nó trở thành mảnh đất màu mỡ trong mắt các nhà đầu tư. NVIDIA-nhà sản xuất chip AI hàng đầu thế giới-đã nghiên cứu phát triển các ứng dụng chăm sóc sức khỏe có sự hỗ trợ của AI từ hơn một thập kỷ trước. NVIDIA ra đời năm 1993 với tư cách là doanh nghiệp sản xuất card đồ họa dùng cho máy tính, nhưng hiện tập đoàn này là nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực phát triển ứng dụng AI có ích cho ngành y. Mới đây, NVIDIA đã cho ra mắt khoảng 20 công nghệ chăm sóc sức khỏe mới với sự hỗ trợ của AI tại hội nghị GTC AI 2024. Tập đoàn này cũng hợp tác với Johnson & Johnson và GE Healthcare để phát triển và mở rộng quy mô ứng dụng AI trong lĩnh vực phẫu thuật và chẩn đoán hình ảnh.

Theo CNBC, cổ phiếu của NVIDIA tính đến thời điểm hiện tại đã tăng gần 100% và ngành công nghệ sinh học là một ví dụ về tiềm năng chưa được khai thác mà các nhà đầu tư như NVIDIA quan tâm tới.

448603_d553a0242acba42cc525e430296ba6aa.png
Những y tá ảo của NVIDIA làm việc 24/7 chỉ với mức "lương" 9USD/giờ.

Theo Giám đốc Tài chính của NVIDIA Colette Kress, tập đoàn này đã thu thập dữ liệu, những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe trong một thập kỷ qua để tạo ra nền tảng chăm sóc sức khỏe NVIDIA Clara và NVIDIA BioNeMo. Năm 2023, NVIDIA đầu tư 50 triệu USD cho công ty phát triển thuốc Recursion. Tập đoàn này cũng hợp tác với công ty công nghệ sinh học Genentech trong việc sử dụng AI tạo sinh (Generative AI) để khám phá và phát triển các loại thuốc mới, xây dựng phác đồ điều trị tốt hơn cho bệnh nhân.

Mới đây, NVIDIA tuyên bố sẽ hợp tác với Hippocratic AI-một công ty chăm sóc sức khỏe-để cung cấp dịch vụ y tá ảo dựa trên AI tạo sinh. Những y tá ảo này làm việc 24/7 chỉ với mức "lương" 9USD/giờ.

“Lý do khiến NVIDIA ngày càng phổ biến là bởi họ cung cấp hệ thống và công nghệ cho những thứ mà trước đây chúng ta không thể làm được, hoặc nếu phải làm cũng cần rất nhiều thời gian, tiền bạc và chi phí”, Raj Joshi, Phó chủ tịch cấp cao của Moody's Ratings, đồng thời là một nhà phân tích công nghệ, cho biết.

Trung bình để hoàn tất quy trình sản xuất một loại thuốc mới, từ khâu nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đến khi thuốc được cấp phép sử dụng mất 12-15 năm, với ước tính chi phí dao động từ 43,4 triệu USD đến 4,2 tỷ USD (theo nghiên cứu công bố năm 2022 của WHO). Nhưng AI có thể giúp giảm đáng kể thời gian và chi phí để phát triển các loại thuốc mới.

Các ứng dụng AI có thể hỗ trợ nâng cao khả năng chẩn đoán hình ảnh, phát hiện các bệnh như ung thư, với tỷ lệ chính xác cao hơn và trong giai đoạn bệnh sớm hơn. Theo một nghiên cứu của Viện Houston Methodist (Mỹ), việc sử dụng AI cho phép đọc kết quả chụp X-quang tuyến vú nhanh hơn 30 lần, với độ chính xác lên tới 99%.

Có thể nói, AI đang ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và nó sẽ tiếp tục phát triển nhanh trong những năm tới. Dù vậy, y tế là một lĩnh vực nhạy cảm có tác động trực tiếp tới sức khỏe của toàn nhân loại. Sự an toàn và chính xác của công nghệ là mối quan tâm hàng đầu khi sử dụng AI trong chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra, vấn đề quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu cũng rất quan trọng vì các hệ thống AI thu thập một lượng lớn thông tin sức khỏe cá nhân và rất có thể bị lạm dụng nếu không được xử lý chính xác.

Theo Báo Quân đội nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng dịp lễ, tết

Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng dịp lễ, tết

Thời gian gần đây, tình hình an toàn thông tin (ATTT) diễn biễn phức tạp, với nhiều thủ đoạn tấn công, xâm nhập, đánh cắp thông tin ngày càng tinh vi và số lượng gia tăng; đáng lưu ý, số lượng các cuộc tấn công mạng cũng như mức độ nguy hiểm thường xảy ra vào dịp tổ chức sự kiện lớn và dịp nghỉ lễ.

Ứng dụng 5G vào công nghiệp thông minh

Ứng dụng 5G vào công nghiệp thông minh

Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên băng thông rộng và IoT khi các nhà mạng trong nước đã chính thức triển khai thương mại 5G trên toàn quốc. Ứng dụng công nghệ 5G sẽ giúp Việt Nam có thể bắt kịp với thế giới trong các lĩnh vực sản xuất quan trọng của nền kinh tế.

Ứng dụng VNeID chính thức có chức năng mua thuốc

Ứng dụng VNeID chính thức có chức năng mua thuốc

Từ hôm nay 1/1/2025, người dân đã có thể mua thuốc trực tuyến từ nhà thuốc Long Châu trên ứng dụng VNeID. Giải pháp này không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn bảo đảm tính minh bạch, an toàn và bảo mật thông tin nhờ hệ thống công nghệ đáp ứng các tiêu chuẩn hiện đại.

10 sự kiện nổi bật của ngành Thông tin và Truyền thông Lào Cai năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành Thông tin và Truyền thông Lào Cai năm 2024

Năm 2024 đã ghi dấu những thành tựu vượt bậc của ngành Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai. Từ ứng phó hiệu quả với thiên tai đến triển khai các giải pháp tuyên truyền đồng bộ, chuyển đổi số toàn diện, tỉnh đã khẳng định vai trò tiên phong trong việc áp dụng công nghệ vào cuộc sống. Dưới đây là 10 sự kiện nổi bật, thể hiện một năm bứt phá của ngành Thông tin và Truyền thông với phương châm hoạt động xuyên suốt: "Đoàn kết - kỷ cương - trách nhiệm - tăng tốc - đột phá”.

Các ứng dụng “make in Việt Nam” trợ lực cho quá trình chuyển đổi số quốc gia

Các ứng dụng “make in Việt Nam” trợ lực cho quá trình chuyển đổi số quốc gia

Với việc phát triển các ứng dụng “make in Việt Nam” phù hợp với đặc thù của từng giai đoạn, từng lĩnh vực, địa phương, bộ ngành… quá trình chuyển đổi số quốc gia đã đang đi đúng hướng, đem lại những bước tiến vượt bậc cho nền kinh tế - xã hội số và những lợi ích thiết thực cho người dân.

Nhiều tiện ích từ việc nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trực tuyến

Nhiều tiện ích từ việc nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trực tuyến

Trong thời đại công nghệ 4.0, mọi lĩnh vực đang dần chuyển mình theo hướng số hóa. Một trong những bước tiến quan trọng trong cải cách hành chính và nâng cao chất lượng dịch vụ công là nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trực tuyến. Đây là một giải pháp không chỉ giúp người lao động tiết kiệm thời gian mà còn mang lại nhiều tiện ích thiết thực cho cả người dân và cơ quan nhà nước.

Không gian truyền cảm hứng sáng tạo

Không gian truyền cảm hứng sáng tạo

Không đơn thuần là nơi học tập, Trung tâm EcoRobo STEMLab Lào Cai còn là không gian truyền cảm hứng, nơi các bạn nhỏ được tự do khám phá, sáng tạo và trưởng thành thông qua các hoạt động trải nghiệm cùng khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM).

Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW (ngày 22/12/2024) của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết số 57-NQ/TW.

fb yt zl tw