Khai mạc Lễ hội đền Bảo Hà năm 2022

LCĐT - Sáng 14/8, huyện Bảo Yên tổ chức khai mạc Lễ hội đền Bảo Hà năm 2022.

Tham dự chương trình có đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy, ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND tỉnh.

Khai mạc Lễ hội đền Bảo Hà năm 2022 ảnh 1
Quang cảnh lễ khai mạc.

Tới dự khai mạc có các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương của tỉnh; Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Bảo Yên qua các thời kỳ; các nghệ nhân ưu tú, nghệ sỹ ưu tú, nghệ nhân dân gian và hàng nghìn người dân, du khách.

Khai mạc Lễ hội đền Bảo Hà năm 2022 ảnh 2
Các đại biểu dự lễ khai mạc.

Đền Bảo Hà (Bảo Yên) được xây dựng nhằm tưởng nhớ công lao của danh tướng Hoàng Bảy - người có công đánh giặc phương Bắc, bảo vệ bờ cõi và cửa ải đất nước vào cuối triều Lê (1740 - 1786). Lễ hội đền Bảo Hà được tổ chức hằng năm vào ngày 17/7 (âm lịch). Đây cũng là dịp giới thiệu với du khách nét đẹp văn hóa các dân tộc địa phương, quảng bá về tiềm năng, thế mạnh, thu hút đầu tư vào du lịch văn hóa tâm linh ở Bảo Hà, Bảo Yên nói riêng và Lào Cai nói chung. Lễ hội đền Bảo Hà đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2016.

Khai mạc Lễ hội đền Bảo Hà năm 2022 ảnh 3
Khai mạc Lễ hội đền Bảo Hà năm 2022 ảnh 4
Khai mạc Lễ hội đền Bảo Hà năm 2022 ảnh 5

Tại lễ khai mạc, phần lễ được tổ chức trang trọng, hoành tráng với màn múa lân - sư - rồng đẹp mắt cùng nhiều tiết mục văn nghệ được dàn dựng công phu. Đặc biệt là màn trống hội “Âm vang Bảo Hà” lần đầu tiên được thể hiện trên sân khấu Lễ hội đền Bảo Hà (ảnh trên).

Khai mạc Lễ hội đền Bảo Hà năm 2022 ảnh 6
Đoàn đại biểu tham gia dâng hương.  

Tham dự lễ khai mạc, các đại biểu, người dân và du khách thập phương tham gia rước kiệu và dâng hương tại đền Bảo Hà. 

Khai mạc Lễ hội đền Bảo Hà năm 2022 ảnh 7
Khai mạc Lễ hội đền Bảo Hà năm 2022 ảnh 8

Trước đó, Ban tổ chức đã tổ chức lễ rước kiệu cô từ đền Cô Tân An sang đền ông Hoàng Bảy và thực hiện nghi lễ dâng hương (ảnh trên). 

Sau phần lễ, người dân và du khách được tham gia phần hội với nhiều hoạt động vui chơi, giao lưu thể thao giữa các thôn, bản trong xã (ảnh dưới).

Khai mạc Lễ hội đền Bảo Hà năm 2022 ảnh 9

Sau 2 năm bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Lễ hội đền Bảo Hà năm 2022 được tổ chức quy mô với chuỗi sự kiện, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao thu hút sự quan tâm, tham gia của hàng nghìn người dân và du khách thập phương như: Lễ hội quế huyện Bảo Yên; hội thảo phát triển du lịch tâm linh; khánh thành Mộ gió ông Hoàng Bảy; chương trình nghệ thuật đặc biệt, hội diễn văn nghệ quần chúng xã Bảo Hà; hội thi “Mâm lễ dâng ông”; các giải thể thao: quần vợt, bóng đá, cờ tướng, giao lưu bóng chuyền hơi; hội chợ thương mại ẩm thực xã Bảo Hà; lễ cầu an thả đèn hoa đăng…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Ngày hội Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ IV

Khai mạc Ngày hội Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ IV

Tối 22/11, tại Khu di tích, di sản văn hóa Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội, Trung tâm UNESCO Phát triển Văn hóa và Thể thao (Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam) cùng Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp tổ chức khai mạc "Ngày hội Di sản văn hóa Việt Nam lần IV - 2023".

UNESCO vinh danh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

UNESCO vinh danh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Phiên họp của Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) lần thứ 42 ngày 21/11 đã thông qua nghị quyết phê chuẩn danh sách các 'Danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử niên khóa 2023 - 2024', trong đó có hồ sơ kỷ niệm 300 năm ngày sinh của danh y Hải thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Giới thiệu gần 200 hình ảnh về "Đại phim trường" Đà Lạt

Giới thiệu gần 200 hình ảnh về "Đại phim trường" Đà Lạt

Trưa 21/11, tại Quảng trường Lâm Viên (thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng), Viện phim Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã khai mạc Triển lãm "Đà Lạt - Khơi nguồn cảm hứng điện ảnh", giới thiệu đến công chúng gần 200 hình ảnh các bộ phim có bối cảnh quay tại "Đại phim trường" Đà Lạt.

Thêm yêu nguồn cội

Thêm yêu nguồn cội

Tại Trường Tiểu học số 1 Sín Chéng, xã Sín Chéng (Si Ma Cai), văn hóa truyền thống đang được gìn giữ, đưa vào hoạt động giáo dục nhằm bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước, lưu giữ những tinh hoa từ nguồn cội.

Tủ sách Cánh Buồm: 10 năm song hành cùng người làm giáo dục

Tủ sách Cánh Buồm: 10 năm song hành cùng người làm giáo dục

Cuối năm 2013, Tủ sách Tâm lý học giáo dục Cánh Buồm chính thức ra đời, với mục đích cung cấp cho bạn đọc những tác phẩm kinh điển của tâm lý học giáo dục thế giới. Trong 10 năm qua, vượt qua nhiều khó khăn, tủ sách đã mang đến cho người đọc những tác phẩm giá trị, song hành cùng những người làm trong ngành giáo dục.

Bình Yên làng cổ Phong Nam

Bình Yên làng cổ Phong Nam

Mỗi khi đến Đà Nẵng, thi thoảng tôi lại ngược phố về thăm lại làng cổ Phong Nam (xã Hòa Châu, H.Hòa Vang, Đà Nẵng). Không giống như nhiều người đến làng cổ để tránh nắng hè gay gắt, tôi lại thường chọn tháng tám, tháng chín để làm cuộc hành trình bởi yêu thiết tha thời điểm giao mùa nơi làng cổ Phong Nam.

Bảo tồn văn hóa dân tộc Bố Y

Bảo tồn văn hóa dân tộc Bố Y

Bố Y là một trong số các dân tộc rất ít người của tỉnh Lào Cai, sinh sống tập trung ở thị trấn và các xã Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố của huyện Mường Khương. Cũng như các dân tộc thiểu số khác tại, dân tộc Bố Y có rất nhiều phong tục đẹp thể hiện đời sống tinh thần phong phú như các nghi lễ, tín ngưỡng dân gian, các điệu dân ca, dân vũ, làm trang phục dân tộc…

Ra mắt cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc

Ra mắt cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách "Phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chiều 18/11 tại Hà Nội.

Ấn vàng 'Hoàng đế chi bảo' đã được chuyển giao cho Việt Nam

Ấn vàng 'Hoàng đế chi bảo' đã được chuyển giao cho Việt Nam

Ngày 18/11/2023, Cục Di sản (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết, chiều 16/11, tại Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đại sứ Việt Nam tại Pháp, đại diện Bộ Công an phối hợp với các đơn vị liên quan chứng kiến lễ chuyển giao ấn vàng 'Hoàng đế chi bảo' cho Việt Nam.

Phát triển công nghiệp điện ảnh tại TPHCM: Nội ứng, ngoại hợp

Phát triển công nghiệp điện ảnh tại TPHCM: Nội ứng, ngoại hợp

Trong chiến lược phát triển điện ảnh thành ngành công nghiệp văn hóa tại TPHCM, để thành công, ngoài chủ trương đúng đắn của xã hội hóa, việc huy động sự chung tay, giúp sức, hiến kế, đồng thời xây dựng các giải pháp nhằm kêu gọi đầu tư, xúc tiến thương mại từ nước ngoài có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Tám tỉnh Tây Bắc tham gia Liên hoan Làng du lịch cộng đồng

Tám tỉnh Tây Bắc tham gia Liên hoan Làng du lịch cộng đồng

Tối 17/11, tại sân cộng đồng bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu (Hòa Bình) UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức lễ Khai mạc Liên hoan Làng du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc mở rộng năm 2023, với sự tham gia của 8 tỉnh Tây Bắc gồm: Hòa Bình, Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai và Yên Bái.

Bảo tồn và phát huy di sản: Cần hành lang pháp lý chặt chẽ

Bảo tồn và phát huy di sản: Cần hành lang pháp lý chặt chẽ

Luật Di sản văn hóa được ban hành từ năm 2001, sau đó đã có một số lần được sửa đổi bổ sung nhưng vẫn có không ít di sản đang bị xâm hại. Công tác bảo tồn, phát huy còn gặp khó khăn, nhiều nội dung của Luật chưa bám sát thực tế. Dự thảo Luật Di sản sửa đổi đang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục lấy ý kiến để trình Quốc hội được kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý chặt chẽ hơn để bảo vệ di sản.

Truyện hay dưới mái trường

Truyện hay dưới mái trường

Nếu “Những tấm lòng cao cả”, “Người thầy đầu tiên”, “Totto-chan bên cửa sổ” là những cuốn truyện “kinh điển” thế giới về thầy cô, bè bạn, mái trường đã trở nên quá quen thuộc, thì những cuốn sách của tác giả Việt Nam về đề tài này lại mang đến những cảm xúc mới lạ, ấm áp, lay động, dù với lứa tuổi học sinh hay người đọc trưởng thành.

Sống lại văn hóa ngàn đời

Sống lại văn hóa ngàn đời

Những năm qua, cùng với các chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiều nghệ nhân, người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc đã tích cực sưu tầm, ghi chép và truyền dạy nét đẹp văn hóa, giúp “sống” lại những giá trị cổ.

Lan tỏa những giá trị văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhật Bản

Lan tỏa những giá trị văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhật Bản

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, thực hiện Đề án "Tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Nhà văn hóa kiệt xuất, ở nước ngoài", ngày 15/11, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức buổi nói chuyện về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh với cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản.

fb yt zl tw