Khai mạc Cuộc thi Tài năng Xiếc toàn quốc 2024

Tối 9/8, Cuộc thi Tài năng Xiếc toàn quốc 2024 do Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Liên đoàn Xiếc Việt Nam tổ chức đã chính thức khai mạc tại Rạp xiếc Trung ương, Hà Nội .

anh-1-tiet-muc-xiec-6062-4443.jpg

Tiết mục nghệ thuật chào mừng Cuộc thi.

Phát biểu khai mạc, ông Trần Hướng Dương, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Trưởng Ban tổ chức Cuộc thi Tài năng Xiếc toàn quốc-2024 cho biết: Cuộc thi được tổ chức với mục tiêu góp phần tôn vinh các giá trị của nghệ thuật xiếc và các đơn vị, cá nhân nghệ sĩ, diễn viên có những đóng góp tích cực đối với sự phát triển sân khấu xiếc chuyên nghiệp nước nhà.

Đây cũng là cơ hội để các đơn vị nghệ thuật, cơ sở đào tạo xiếc, các nghệ sĩ, diễn viên giao lưu, trao đổi, học hỏi lẫn nhau, phát hiện những tìm tòi mới trong lao động sáng tạo nghệ thuật, tìm các giải pháp và phương thức hoạt động phù hợp với tình hình, để có thêm nhiều tác phẩm đạt chất lượng nghệ thuật cao, thiết thực phục vụ nhân dân trong thời kỳ mới.

Ông Trần Hướng Dương, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Trưởng Ban tổ chức Cuộc thi phát biểu khai mạc. (Ảnh: Trang Anh)

“Tại Cuộc thi lần này, tôi hy vọng với tình yêu nghệ thuật xiếc, các đơn vị và các nghệ sĩ sẽ vượt qua mọi khó khăn, thách thức, luôn cống hiến hết mình vì nghề, vì nghiệp, vì công chúng yêu xiếc và đạt kết quả cao nhất. Với nghệ thuật xiếc, một môn nghệ thuật đặc thù, tôi đề nghị Hội đồng Giám khảo là những Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú gạo cội trong nghề xiếc hãy công tâm, khách quan tìm ra những tài năng xiếc để tôn vinh tại Cuộc thi lần này” - ông Trần Hướng Dương bày tỏ.

Đại diện Ban tổ chức tặng hoa các thành viên Hội đồng Giám khảo. (Ảnh: Trang Anh)

Cuộc thi năm nay có sự tham gia của gần 100 nghệ sĩ, diễn viên đến từ các đơn vị: Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam, Trường trung cấp nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam, Nhà hát Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Hà Nội, Liên đoàn Xiếc Việt Nam; mang đến 20 tiết mục dự thi thuộc các thể loại: nhào lộn, tung hứng, thăng bằng, ảo thuật, hài, huấn luyện thú.

Tiết mục dự thi mở màn "Đu đôi nữ" của Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam. (Ảnh: Trang Anh)

Các tiết mục biểu diễn dự thi của các đơn vị diễn ra ngay sau Lễ khai mạc và kéo dài trong các tối 10,11,12/8. Lễ bế mạc, trao giải Cuộc thi diễn ra tối 13/8 tại Rạp xiếc Trung ương, Hà Nội.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hơn 800 tác phẩm dự thi cuộc thi mỹ thuật “Chúng em vẽ bức tranh quê hương” lần thứ 2

Hơn 800 tác phẩm dự thi cuộc thi mỹ thuật “Chúng em vẽ bức tranh quê hương” lần thứ 2

Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Lào Cai tổ chức cuộc thi chuyên đề mỹ thuật có chủ đề “Chúng em vẽ bức tranh quê hương” năm 2024 với 3 bộ giải dành cho 3 lứa tuổi: mẫu giáo, tiểu học và trung học. Đây là cuộc thi mỹ thuật dành cho học sinh lần thứ hai được Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh tổ chức.

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Hội Văn học - Nghệ thuật vừa có thông báo lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Nét đẹp người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”. Theo đó, thời gian nhận tác phẩm sẽ kết thúc vào ngày 25/11/2024.

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Lịch sử dân tộc Việt Nam hào hùng trong chương trình “Cùng nhau giữ nước”

Lịch sử dân tộc Việt Nam hào hùng trong chương trình “Cùng nhau giữ nước”

Tối 18/11, tại Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, UBND TP Hà Nội, giao Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội và các cơ quan, đơn vị tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Suốt một thời gian dài, văn học thiếu nhi có phần bị xao nhãng, thậm chí bỏ trống. Tuy nhiên gần đây, với nhiều giải thưởng và nhất là văn học thiếu nhi của Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài cho thấy con đường ra biển lớn đã rộng mở.

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Khi những gốc rạ ngoài đồng phai dần hương thơm thì cũng là lúc trời bắt đầu chuyển dần sang Đông. Không ai bảo ai, nhà nhà rục rịch chuẩn bị chưng cất những mẻ rượu ngon, ủ rượu để đón tết.

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên bài thơ này.

fb yt zl tw