Kết nối thị trường để tạo ra nhiều việc làm

Là huyện vùng cao biên giới, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền huyện Mường Khương đã và đang quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững. Trong đó, khảo sát thị trường lao động, kết nối doanh nghiệp để đưa lao động đi làm việc ở trong và ngoài tỉnh đang là một trong những giải pháp thiết thực của địa phương nhằm tạo ra nhiều việc làm, giúp người dân nâng cao thu nhập.

0cabf88b6848208d33918f47a9aa40dc.jpeg

Những năm gần đây, xã Bản Lầu có nhiều lao động đi làm việc ngoài tỉnh. Nhờ sự đồng hành của cấp ủy đảng, chính quyền xã, bà con nơi đây yên tâm đi làm xa theo những kênh tư vấn, tuyển dụng chính thống. Ông Cư Trữ, Phó Chủ tịch UBND xã Bản Lầu cho biết: Lãnh đạo xã trực tiếp đưa người lao động đi thăm nắm tình hình làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho lao động của địa phương khi đến doanh nghiệp làm việc.

Cuối năm 2022, Đoàn công tác của huyện Mường Khương đã có cuộc trao đổi, chia sẻ, học tập kinh nghiệm về công tác giải quyết việc làm tại Quảng Ninh và Bắc Giang. Đây là cơ hội để huyện Mường Khương tìm hiểu tình hình tuyển dụng, môi trường làm việc, thu nhập của người lao động khi làm việc tại các doanh nghiệp ở những địa phương này. Đặc biệt, huyện Mường Khương đã ký kết Quy chế phối hợp với Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam (Quảng Ninh) về đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động của huyện trong giai đoạn 2022 - 2025.

k2.png
Huyện Mường Khương ký kết Quy chế phối hợp đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động huyện Mường Khương giai đoạn 2022-2025 với Trường Cao đẳng Than Khoang sản Việt Nam.

Trước đó, huyện Mường Khương đã có 53 lao động tốt nghiệp Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam và làm việc tại các công ty thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Đặc biệt, có nhiều công nhân của địa phương đang làm việc tại các đơn vị thuộc tập đoàn, như Giàng A Páo, Vàng Vắng (xã Tả Thàng), Trương Văn Thịnh (xã Bản Sen)... với thu nhập bình quân 18 - 25 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, nhiều lao động khác có thu nhập hơn 250 triệu đồng mỗi năm.

k3.png

Huyện Mường Khương hiện có 43.837 người trong độ tuổi lao động, trong đó 38.340 người đang làm việc tại huyện, 2.875 lao động làm việc ngoài tỉnh và 217 lao động làm việc trong tỉnh. Để tạo việc làm mới cho người dân trong độ tuổi lao động, năm 2022, Mường Khương đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức 5 phiên giao dịch việc làm tại 5 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh, qua đó tư vấn cho hơn 300 lượt lao động có nhu cầu tìm việc làm. Kết quả, đã có 64 lao động đi làm việc tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp trong tỉnh.

IMG_8364.jpg

Cùng với đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động trong huyện, UBND huyện Mường Khương đã chỉ đạo Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND các xã, thị trấn và Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh tổ chức thông tin tuyển dụng lao động phổ thông vào làm việc tại các khu công nghiệp: Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hải Dương, Hải Phòng và Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam. Trong năm 2023, huyện Mường Khương phấn đấu tạo việc làm mới cho 1.240 người, trong đó giải quyết việc làm trong nước cho 1.219 người và 21 người đi xuất khẩu lao động.

k4.png
Chính quyền địa phương các xã, thị trấn lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của người dân trong công tác giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

Để đạt mục tiêu đó, huyện Mường Khương xác định tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các xã, thị trấn đối với công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT; nắm chắc thông tin số học sinh sau tốt nghiệp THCS và THPT tại các xã, thị trấn để xây dựng kế hoạch mở các lớp đào tạo nghề tại địa phương. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học, đẩy mạnh hình thức đào tạo tại chỗ, tăng cường liên kết đào tạo với các trung tâm có uy tín trong và ngoài tỉnh dạy nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là lao động ở 5 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao của huyện.

IMG_8366.jpg

Việc tìm hiểu thị trường lao động sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, từng bước xây dựng ý thức, tác phong lao động chuyên nghiệp của người dân. Đặc biệt, việc đưa lao động phổ thông đi làm việc tại các công ty nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

Ông Tô Việt Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Khương.

Thời gian tới, huyện Mường Khương tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi nghề từ lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững. Để làm được điều này, ngoài vai trò của lãnh đạo cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, rất cần sự chung tay vào cuộc và phát huy vai trò của trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, bí thư chi bộ và người có uy tín tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cần thêm chính sách hỗ trợ Bảo hiểm thất nghiệp

Cần thêm chính sách hỗ trợ Bảo hiểm thất nghiệp

Nhiều ý kiến cho rằng, để khuyến khích người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp cũng như hạn chế tình trạng “nhảy việc” cần có quy định bổ sung quyền lợi nếu người lao động đến lúc nghỉ hưu chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp lần nào thì khi nghỉ hưu sẽ được hưởng thêm một khoản trợ cấp. Khoản trợ cấp này sẽ được tính toán để đảm bảo quy tắc chia sẻ.

Phiên giao dịch tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm đợt 2, năm 2024

Bảo Yên: Phiên giao dịch tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm đợt 2, năm 2024

Trong 2 ngày (9 - 10/10), Huyện đoàn Bảo Yên phối hợp với Trung tâm việc làm tỉnh Lào Cai, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Nông dân, Công ty Cổ phần dịch vụ 3 sao, Công ty cổ phần Traenco Quốc tế tổ chức các phiên giao dịch tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm đợt 2, năm 2024 tại các xã: Kim Sơn, Cam Cọn, Bảo Hà.

Giúp người lao động an tâm khi làm việc

Giúp người lao động an tâm khi làm việc

Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là một trong những quyền lợi cơ bản của người lao động khi không may bị tại nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp phải nghỉ làm. Thời gian qua, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh đã quan tâm, thực hiện chi trả trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng, đúng quy định, từ đó giúp người lao động vượt qua khó khăn.

[Ảnh] Cuộc sống mới ở Làng Nủ

[Ảnh] Cuộc sống mới ở Làng Nủ

Sau 3 tuần xảy ra vụ sạt lở đất, lũ quét kinh hoàng, nỗi đau, không khí tang thương vẫn bao trùm lên con người, cảnh vật Làng Nủ. Nhưng bên cạnh những mất mát, đau thương thì cuộc sống thường ngày vẫn sẽ dần trở lại. Chúng tôi đã có những ghi nhận bằng hình ảnh trong ngày 29/9 tại nơi này.

Giúp người học thuận lợi tiếp cận việc làm

Giúp người học thuận lợi tiếp cận việc làm

Tổ chức ngày hội việc làm, hợp tác với doanh nghiệp để người học có nơi thực tập tốt, chương trình đào tạo hợp tác quốc tế, xây dựng cổng tuyển dụng trực tuyến... là những cách mà các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh đang triển khai để giúp sinh viên sớm có việc làm sau khi ra trường.

Nâng cao tính chủ động đảm bảo an toàn vệ sinh lao động

Nâng cao tính chủ động đảm bảo an toàn vệ sinh lao động

Từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh đã xảy ra 16 vụ tai nạn lao động, trong đó có 7 vụ làm tử vong 9 người. Các vụ tai nạn lao động xảy ra phần lớn là do sự chủ quan của người sử dụng lao động và người lao động. Trước thực trạng đó, các cấp, các ngành chức năng trong tỉnh đang vào cuộc quyết liệt nhằm nâng cao ý thức và tính chủ động về đảm bảo an toàn lao động.

“Ăn đường, ngủ sương” nối đường dây liên lạc

“Ăn đường, ngủ sương” nối đường dây liên lạc

Những ngày qua, Lào Cai chịu ảnh hưởng nặng nề từ thiên tai. Mưa lớn kéo dài, nước sông dâng cao, nhiều cung đường, bản làng bị sạt lở nghiêm trọng. Bên cạnh các lực lượng cứu hộ oằn mình cứu và tìm kiếm người dân bị nạn còn có những "người lính thông tin" cũng lao mình vào mưa bão, bất chấp thiên tai khắc nghiệt, gấp rút khôi phục thông tin liên lạc, mạng di động nối sóng cho người dân.

Hàng cứu trợ đã về xã nghèo nhất tỉnh

Hàng cứu trợ đã về xã nghèo nhất tỉnh

Pa Cheo (Bát Xát) là một trong 10 xã thuộc “lõi nghèo” của tỉnh, đến nay đã trải qua gần 1 tuần bị cô lập, chia cắt giao thông với bên ngoài do tuyến Tỉnh lộ 155 để có thể đến xã từ phía huyện Bát Xát và từ phía Sa Pa đều bị ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ.

Có nên quy định giờ làm việc bán thời gian cho học sinh, sinh viên?

Có nên quy định giờ làm việc bán thời gian cho học sinh, sinh viên?

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất, học sinh, sinh viên (HS, SV) đang theo học các chương trình giáo dục chính quy đủ độ tuổi lao động được làm việc bán thời gian không quá 24 giờ trong 1 tuần trong thời gian học. Như vậy so với dự thảo lần 1, lần này Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) lần 3 đã có sự điều chỉnh đối với quy định giờ làm thêm với HS, SV.

fbytzltw