Iran phủ nhận cáo buộc liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine

Iran đã bác bỏ mạnh mẽ các cáo buộc từ Pháp, Anh, và Mỹ về việc Iran cung cấp vũ khí cho Nga trong cuộc chiến tại Ukraine, nhấn mạnh những cáo buộc này là vô căn cứ và chỉ nhằm phục vụ lợi ích chính trị của các nước phương Tây. 

3 nước thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã cáo buộc Iran cung cấp vũ khí cho Nga.
3 nước thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã cáo buộc Iran cung cấp vũ khí cho Nga.

Đại sứ Iran tại Liên hợp quốc Saeed Iravani mới đây đã bác bỏ các cáo buộc của Pháp, Anh và Mỹ về việc Iran tham gia vào cuộc chiến tại Ukraine. Trong một lá thư gửi tới Chủ tịch Hội đồng Bảo an và Tổng thư ký Liên hợp quốc, Đại sứ Iravani khẳng định các cáo buộc này là “hoàn toàn vô căn cứ và bị bác bỏ hoàn toàn".

Đại sứ Iravani khẳng định: "Bất kỳ cáo buộc nào cho rằng Iran có liên quan đến việc bán, xuất khẩu hoặc chuyển giao vũ khí vi phạm các cam kết quốc tế với Nga đều hoàn toàn vô căn cứ và bị bác bỏ hoàn toàn. Iran kiên quyết phủ nhận mọi cáo buộc về việc vi phạm các cam kết quốc tế trong bối cảnh cuộc xung đột tại Ukraine".

Trước đó, trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vào ngày 30/8, đại diện của ba quốc gia phương Tây đã tố cáo Iran cung cấp vũ khí cho Nga để sử dụng trong xung đột với Ukraine. Họ liên kết các cáo buộc này với Nghị quyết 2231 của Hội đồng Bảo an, vốn giới hạn việc phát triển và chuyển giao tên lửa đạn đạo của Iran.

Đại sứ Iravani lưu ý rằng những cáo buộc này là một phần của “chương trình nghị sự chính trị hạn hẹp và thiển cận” từ ba nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an, nhằm phục vụ cho lợi ích riêng. Ông chỉ trích các quốc gia này về việc họ tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột tại Ukraine thông qua cung cấp vũ khí tiên tiến cho Kiev, đồng thời cáo buộc 3 nước góp phần làm leo thang cuộc chiến.

Đại sứ Iran cũng nhấn mạnh rằng Nghị quyết 2231 không liên quan gì đến xung đột Ukraine và các vấn đề đang bị gộp chung một cách sai lầm. Nghị quyết này thực chất là để xác nhận thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015, cùng với các quy trình và lịch trình thanh tra chi tiết để đảm bảo chương trình hạt nhân của Iran chỉ vì mục đích hòa bình. Nó cũng bao gồm các hạn chế đối với chương trình tên lửa đạn đạo và chuyển giao vũ khí nhằm ngăn chặn sự phát triển của tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

Phương Tây trước đó cũng cáo buộc Iran đã cung cấp thiết bị bay không người lái cho Nga, nhưng Tehran phủ nhận, cho rằng chỉ một số lượng hạn chế đã được bán trước khi xung đột Ukraine nổ ra. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông gần đây đưa tin rằng Iran có thể sắp chuyển giao tên lửa đạn đạo cho Nga, làm gia tăng căng thẳng giữa các bên.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lào chủ động ứng phó thiên tai trong mùa mưa lũ 2025

Lào chủ động ứng phó thiên tai trong mùa mưa lũ 2025

Chủ động ứng phó với lũ lụt, kịp thời hỗ trợ, khắc phục khẩn trương hậu quả thiên tai, điều tiết xả lũ… là các biện pháp đang được Lào chủ động thực hiện nhằm đảm bảo phòng chống, ứng phó thiên tai kịp thời, hiệu quả mùa mưa lũ.

EU thảo luận vấn đề Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ và xung đột ở Trung Đông

EU thảo luận vấn đề Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ và xung đột ở Trung Đông

Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels (Bỉ) diễn ra từ ngày 26 - 27/6, các nhà lãnh đạo đã tập trung thảo luận về việc tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ nhằm tránh nguy cơ bị áp thuế cao và ứng phó với tình hình nhân đạo ngày càng nghiêm trọng tại Dải Gaza.

UAV Shahed trong khu trưng bày.

Câu trả lời của Ukraine cho làn sóng tấn công bằng UAV Shahed Nga

Để đối phó với làn sóng tấn công trên không của Nga, Ukraine cần tập trung vào 3 ưu tiên: mở rộng các trung tâm đào tạo phi công UAV đánh chặn, tài trợ cho các dự án phát triển máy bay không người lái (UAV) nội địa thế hệ mới và nâng cao năng lực cạnh tranh cho toàn bộ ngành công nghiệp UAV quốc gia.
Cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol tại Tòa án Hiến pháp ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc, ngày 23/1/2025. Ảnh tư liệu

Công tố viên đặc biệt xin lệnh bắt giữ cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol

Ngày 24/6, Công tố viên đặc biệt của Hàn Quốc, do ông Cho Eun Suk đứng đầu, đã đệ đơn xin lệnh bắt giữ cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol lên Tòa án Trung tâm Seoul, với lý do ông đã từ chối 3 lệnh triệu tập của cảnh sát liên quan đến các cáo buộc về việc tuyên bố thiết quân luật ngày 3/12/2024.
fb yt zl tw