Huyện đoàn Bát Xát giành giải Nhất Hội thi “Tuổi trẻ Lào Cai tham gia xây dựng nông thôn mới” năm 2023

Ngày 22/10, tại thành phố Lào Cai, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Lào Cai tổ chức Hội thi “Tuổi trẻ Lào Cai tham gia xây dựng nông thôn mới” năm 2023.

Dự hội thi có lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh; Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị, xã hội; các huyện đoàn, thành đoàn, thị đoàn và đoàn trực thuộc Tỉnh đoàn.

doan 1.jpg
Quang cảnh hội thi.

Tham dự hội thi có 13 đội thi đến từ các huyện đoàn, thành đoàn, thị đoàn và đoàn trực thuộc Tỉnh đoàn.

doan 3.jpg
Tặng cờ lưu niệm cho các đội thi.

Nội dung thi tập trung vào việc phản ánh kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021 - 2025; đề xuất các giải pháp, ý tưởng, sáng kiến, các mô hình, cách làm hay đã được thực hiện hiệu quả trong quá trình tổ chức thực hiện từ thực tiễn.

doan 2.jpg
Các đại biểu dự hội thi.

Mỗi đội thi trải qua 3 phần thi. Tại phần thi số 1, các đội thi xây dựng phóng sự với chủ đề “Nông thôn mới quê tôi”, tuyên truyền kết quả sau 2 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới tại đại phương và các hoạt động giúp đỡ xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025. Các clip sẽ được đăng tải trên fanpage Cổng thông tin Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Lào Cai, số điểm được tính dựa trên lượt thích và chia sẻ.

doan 6.jpg
doan 5.jpg
doan 7.jpg
Các đội thi tham gia phần thi số 2.

Đối với 2 phần thi trên sân khấu, các đội thi sẽ tham gia vào phần thi số 2 là “Chúng ta tuyên truyền”, ở phần thi này mỗi đội thể hiện một tiểu phẩm phản ánh một hoặc một số vấn đề diễn ra trong quá trình tuyên truyền xây dựng nông thôn mới).

doan 8.jpg

Phần thi số 3 mang tên “Chinh phục tri thức” (ảnh trên), các đội thi tìm hiểu kiến thức về chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Lào Cai nói riêng và cả nước nói chung; chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; vấn đề phát triển nông nghiệp bền vững; những phong trào và hoạt động của Đoàn ở nông thôn…

doan 9.jpg
Trao giải Nhất cho đội thi Huyện đoàn Bát Xát.

Kết thúc hội thi, Ban Tổ chức đã trao giải Nhất cho đội thi Huyện đoàn Bát Xát; 2 giải Nhì thuộc về các đội thi Huyện đoàn Bảo Thắng và Huyện đoàn Bảo Yên; trao 3 giải Ba, 4 giải Khuyến khích và 3 giải chuyên đề cho các đội thi.

doan 10.jpg
Trao 2 giải Nhì thuộc về các đội thi Huyện đoàn Bảo Thắng và Huyện đoàn Bảo Yên.
doan 11.jpg
Trao giải Ba cho các đội thi.
doan 12.jpg
doan 13.jpg
Trao giải Khuyến khích và giải chuyên đề cho các đội thi.

Hội thi là sân chơi thiết thực, bổ ích, là dịp để đội ngũ cán bộ Đoàn trong tỉnh được giao lưu, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm trong tuyên truyền xây dựng nông thôn mới, từ đó nhân rộng, phổ biến cách làm hay trong quá trình tuyên truyền xây dựng nông thôn mới của tuổi trẻ; hướng tới xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn, báo cáo viên, tuyên truyền viên của Đoàn “Năng động - sáng tạo - Xung kích - Tình nguyện”, chung tay góp sức vào công cuộc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sức vươn Việt Tiến

Sức vươn Việt Tiến

Đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, Việt Tiến là một trong những xã “về đích” sớm chương trình này, mang lại diện mạo mới, khang trang cho vùng đất trù phú bên dòng sông Chảy, phía Nam của huyện Bảo Yên.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Dự án Cầu đường bộ qua sông Hồng Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc): Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Khu vực biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ lâu đã được xem là một trong những điểm kết nối kinh tế, văn hóa và giao thương quan trọng giữa hai nước. Trong đó, các cây cầu biên giới đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế biên mậu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Việc biến “con đường tơ lụa” trên sông Hồng từ thời cổ đại trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới; kiến tạo tương lai, hợp tác cùng có lợi; mở ra hành lang thương mại mới đòi hỏi các tỉnh, thành phố của Việt Nam và Trung Quốc cần có sự hợp tác chặt chẽ với tinh thần “chung dòng sông cùng ý tưởng”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Chiều 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các Đoàn kiểm tra của Chính phủ kiểm tra, đôn đốc triển khai các dự án đường bộ cao tốc trong cả nước.

Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

Sông Hồng - dòng chảy đỏ nặng phù sa, nơi hun đúc nền văn minh rực rỡ, nơi in dấu những bước chân đầu tiên của người Việt trên hành trình dựng nước và giữ nước. Hàng nghìn năm qua, con sông ấy không chỉ mang lại nguồn sống cho bao thế hệ mà còn kết nối những vùng đất, những nền văn hóa, tạo nên một vùng Bắc Bộ trù phú và giàu bản sắc.

Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

Dọc theo đôi bờ sông Hồng trên hành trình chảy qua 9 tỉnh của Việt Nam, những đô thị mới dần hình thành, mang theo những khát vọng phát triển, hòa quyện giữa sự hoang sơ và hơi thở hiện đại. Từ miền thượng nguồn nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt tại tỉnh Lào Cai, chúng tôi đã rong ruổi theo dòng sông qua các tỉnh để về Thái Bình. 

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 2: Những thương cảng trên sông Hồng

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 2: Những thương cảng trên sông Hồng

Sông Hồng - con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền văn minh người Việt, không chỉ là huyết mạch giao thông quan trọng mà còn từng chứng kiến sự hưng thịnh của nhiều thương cảng sầm uất. Những bến cảng trên sông Hồng đã góp phần thúc đẩy giao thương, kết nối kinh tế và làm nên diện mạo của các đô thị ven sông từ hàng trăm năm trước.

fb yt zl tw