Huy động thêm các nguồn vốn ngoài ngân sách để hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo

Sáng 3/10, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh chủ trì hội nghị trực tuyến đôn đốc các địa phương đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án 5, hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Tham dự hội nghị tại điểm cầu Lào Cai có lãnh đạo các sở: Xây dựng, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính; đại diện lãnh đạo huyện đang thực hiện dự án.

bxd-2-1078.jpg
Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Lào Cai.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trong 9 tháng năm 2024, các tỉnh đã và đang thực hiện hỗ trợ cho khoảng 17.000 hộ, đạt 53% kế hoạch năm 2024 (32.123 hộ); đã giải ngân vốn cấp từ ngân sách Trung ương khoảng 449,350 tỷ đồng, đạt 34,4% kế hoạch năm 2024; đã giải ngân vốn ngân sách địa phương khoảng 18,4 tỷ đồng.

Một số tỉnh thực hiện tốt công tác hỗ trợ, giải ngân như: Khánh Hòa, Hà Giang, Quảng Ngãi, Ninh thuận, Yên Bái…; một số tỉnh thực hiện hỗ trợ, giải ngân thấp như: Lạng Sơn, Thanh Hóa, Bắc Kạn, Lai Châu…

Lũy kế kết quả thực hiện Dự án 5 từ đầu chương trình đến nay, các tỉnh đã thực hiện hỗ trợ cho 43.754 hộ, đạt 47,5% so với số liệu đề án của các tỉnh; đạt 34,51% so với kế hoạch giai đoạn 2022 - 2025 của Chương trình mục tiêu quốc gia nghèo bền vững.

bxd-4-7577.jpg
Đồng chí Nguyễn Quang Bình, Phó Giám đốc Sở Xây dựng phát biểu tại hội nghị.

Tại tỉnh Lào Cai, từ đầu năm đến nay đã triển khai thực hiện xây dựng mới và sửa chữa 2.133 nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo (trong đó xây mới 1.552 nhà; sửa chữa 581 nhà); giải ngân nguồn vốn trung ương đạt 45,8 tỷ đồng, nguồn vốn đối ứng của địa phương 3,7 tỷ đồng; hoàn thành giải ngân 77,2% so với nguồn vốn trung ương cấp 58,34 tỷ đồng của năm 2024, phấn đấu đến hết tháng 11 sẽ hoàn thành giải ngân xong nguồn vốn trung ương giao.

Tỉnh ủy Lào Cai đã ban hành Nghị quyết số 50-NQ/TU ngày 3/7/2024 hỗ trợ làm nhà ở cho hộ người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ; hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh đến năm 2025. Phát huy mọi nguồn lực của trung ương, của tỉnh, của các địa phương, các tập đoàn, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị, xã hội, người dân cùng tham gia hỗ trợ xây dựng nhà ở.

Khó khăn hiện nay là kinh phí hỗ trợ còn thấp (chỉ đạt khoảng 40 - 50% chi phí xây dựng đối với các hộ làm mới); các hộ thuộc đối tượng được hỗ trợ là hộ nghèo, cận nghèo nên gặp nhiều khó khăn trong việc bố trí kinh phí đối ứng để làm nhà, một số hộ còn dư nợ tại ngân hàng chính sách không thể vay thêm vốn.

bxd-1-3632.jpg
Trao kinh phí hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh nhấn mạnh hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo vừa là nhiệm vụ chính trị, vừa là chương trình có ý nghĩa nhân văn của Đảng, Nhà nước. Thời gian hoàn thành chương trình không còn nhiều, trong khi khối lượng công việc còn rất lớn, vì vậy, các địa phương cần có cách làm chủ động, linh hoạt hiệu quả hơn.

Đồng chí Thứ trưởng chia sẻ với các địa phương về những khó khăn khi thực hiện chương trình hiện nay, như việc thường xuyên có sự thay đổi đối tượng thụ hưởng, hình thức hỗ trợ, khó khăn liên quan đến pháp lý về đất đai, mức hỗ trợ của Nhà nước còn thấp, vốn đối ứng của các địa phương chưa đáp ứng được...

Qua báo cáo tại một số địa phương cho thấy, có tỉnh, thành đang đạt tiến độ tốt, như vậy, cùng một cơ chế, chính sách, nếu địa phương thực sự quyết liệt, linh hoạt thì sẽ đạt kết quả khả quan.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng, trong điều kiện nguồn vốn còn hạn chế, cần đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ, ngoài kinh phí trực tiếp có thể hỗ trợ thêm ngày công lao động, vật liệu xây dựng...

Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh đề nghị các địa phương tiếp tục đẩy nhanh phân bổ nguồn vốn đến các đối tượng được thụ hưởng. Đẩy mạnh huy động sự tham gia của cả xã hội, huy động nguồn lực từ các tổ chức, doanh nghiệp với chương trình nhân văn này. Sắp xếp thứ tự ưu tiên trong hỗ trợ đối với hộ nghèo, cận nghèo, rà soát, lồng ghép sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Phối hợp hiệu quả, giải quyết nhanh các thủ tục về đất đai để các hộ nghèo, hộ cận nghèo được thụ hưởng chính sách.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người chăn nuôi không buông xuôi

Người chăn nuôi không buông xuôi

Trận mưa lũ lịch sử vừa qua gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi. Hàng trăm hộ đang đối mặt với khó khăn, thậm chí lâm vào cảnh nợ nần khi hệ thống chuồng trại nhiều năm gây dựng, vật nuôi dày công chăm sóc đã bị cuốn trôi theo dòng nước.

Khám phá vùng măng bói Khánh Yên Thượng

Khám phá vùng măng bói Khánh Yên Thượng

Vùng đất Văn Bàn được mệnh danh là “xứ măng” với đủ loại măng, nào là măng sặt, măng vầu, măng mai, mùa nào măng nấy nối tiếp nhau tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương. Nhưng có lẽ mùa măng đáng nhớ và được mong chờ nhất là mùa măng bói, bởi loại măng đặc sản này ngon, ngọt nức tiếng, được đánh giá là ngọt nhất Việt Nam và chiếm được cảm tình của cả những thực khách khó tính. Ở Văn Bàn, măng bói được trồng nhiều nhất ở xã Khánh Yên Thượng.

Tích cực khử trùng, tiêu độc môi trường để bảo vệ chăn nuôi

Tích cực khử trùng, tiêu độc môi trường để bảo vệ chăn nuôi

Sau những đợt ngập lụt, việc phun khử trùng, tiêu độc không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn là giải pháp tích cực phòng, chống dịch bệnh để khôi phục ngành chăn nuôi. Do vậy, thời điểm này các ngành, địa phương trong tỉnh đang chú trọng phun khử trùng, tiêu độc tại các vùng chăn nuôi, sớm đảm bảo các điều kiện để tái đàn.

Hồi xanh những cánh đồng

Hồi xanh những cánh đồng

Thời điểm này, nông dân trong tỉnh đang khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ. Đồng hành với nhà nông, những cán bộ khuyến nông không quản mưa nắng, cùng xuống đồng để hướng dẫn bà con các biện pháp vệ sinh đồng ruộng, khôi phục sản xuất.

Nậm Pung - Nơi con lũ đi qua

Nậm Pung - Nơi con lũ đi qua

Khi hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi) tác động đến Lào Cai, Nậm Pung (Bát Xát) là một trong những xã vùng cao bị ảnh hưởng nặng nề. Không trông chờ, ỷ lại hoàn toàn vào Nhà nước, sự cứu trợ, hỗ trợ bên ngoài, xã Nậm Pung đã phát huy tinh thần chủ động, tích cực phục hồi sản xuất, chăm lo đời sống của Nhân dân.

Lễ hội Trái cây Việt Nam đầu tiên khai mạc tại Bắc Kinh

Lễ hội Trái cây Việt Nam đầu tiên khai mạc tại Bắc Kinh

Với chủ đề “Trái cây Việt Nam - Bốn mùa thơm ngon”, Lễ hội Trái cây Việt Nam lần thứ nhất đã khai mạc sáng nay (29/9) tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Sự kiện này được kỳ vọng sẽ góp phần quảng bá thương hiệu quốc gia cho trái cây Việt Nam và thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu nông sản sang thị trường tỷ dân.

Khát vọng nơi thượng nguồn sông Chảy

Khát vọng nơi thượng nguồn sông Chảy

Thôn Cốc Rế ở xã Bản Mế - vùng sơn cước xa xôi của huyện Si Ma Cai cheo leo, khép mình nơi sườn núi phía thượng nguồn sông Chảy. Những hộ nơi đây đã từng sống trong cảnh “3 không” (không điện, không đường, không chợ), đối mặt với vô vàn khó khăn trong cuộc sống hằng ngày.

fbytzltw