Hương vị Việt ở châu Âu

Ở mỗi quốc gia Âu châu, cộng đồng người Việt chỉ chiếm nhóm nhỏ nhưng ghi dấu ấn khá đậm trong việc kinh doanh thương mại, nhất là lĩnh vực bán lẻ.

Tại các nước Đông Âu, sau khi chuyển sang thị trường tự do, mô hình chợ bán buôn rất thịnh hành với các doanh nhân Việt Nam, nổi bật và rất rầm rộ ở CHLB Nga, các nước cộng hòa của Liên Xô cũ hay tại nước Đức. Với các nước như Romania, Hungaria thì doanh nhân Việt Nam thuê kiốt, buôn bán dựa vào các khu chợ do người Hoa mở.

Trước kia, các khu chợ bán buôn, hay còn gọi là khu giao hàng, chỉ phục vụ khách mua sỉ. Mặt hàng kinh doanh chủ yếu quần áo, đồ gia dụng, đồ trang trí nội thất và sân vườn, thực phẩm. Chủ các cửa hàng bán lẻ ở các khu xa thì lái xe đến chọn hàng. Mọi thao tác thật nhanh gọn, làm sao trong một buổi sáng lấy đủ hàng và kịp trở về trong ngày.

Trước đây, cô Phạm Lan (từng có 3 cửa hàng quần áo ở chợ Rồng Đỏ, thủ đô Bucharest, Romania) phải dậy từ 2 giờ 30 sáng, chuẩn bị đồ ăn sáng cho gia đình và mang theo ăn trên xe để đến chợ trước 4 giờ sáng, bởi vì chợ bán buôn thường ở ngoại ô thành phố. Tầm 6-8 giờ sáng là cao điểm ở các khu chợ thời điểm chục năm trước, cảnh mua bán, đi lại rất tấp nập. Ngày nay, các phương thức kinh doanh bán lẻ đã thay đổi nhiều vì thương mại điện tử quá phát triển.

Mô hình thương mại truyền thống của chợ bán buôn đã quá lạc hậu, dẫn đến cảnh tiêu điều vắng vẻ. Các chủ kiốt cũng chuyển hướng, phục vụ cả khách lẻ và nhiều người nhạy bén, bán trực tuyến, khách không cần tới chợ. Nhiều chợ thành chợ ẩm thực Việt như Đồng Xuân tại Berlin, Bến Thành ở Leipzig, Sapa ở Prague. Không chỉ người Việt đi mua hàng tới ăn trưa mà dân bản địa cũng tìm đến thưởng thức các món thuần Việt. Những người muốn tự nấu tại nhà cũng đến đây mua nguyên liệu nhập khẩu từ Việt Nam, các nước châu Á khác. Người bản xứ gọi chung là các chợ châu Á.

Tùy vào văn hóa tiêu dùng của người bản địa mà các doanh nhân gốc Việt lựa chiều chuyển hướng kinh doanh. Tại Đức, có thể thấy nhà hàng và quán ăn nhanh bán món Việt nhiều và dày đặc ở các thành phố lớn, phủ khắp liên bang. Món Việt được ưa chuộng vì nguyên liệu tươi, vị thanh, giá phải chăng và nụ cười niềm nở hiếu khách của người phục vụ.

Ở CH Czech lại phổ biến kiểu kinh doanh tạp hóa, không chỉ ở thủ đô Prague mà chúng tôi còn thấy ở khắp các thành phố đông khách du lịch, nghỉ dưỡng như Cesky Crumlov, Karlovy Vary… Anh Hiếu Nguyễn, chủ tiệm tạp hóa trên đường đến Cung Vua thủ đô Prague cho biết, với vốn hàng khoảng 1 tỷ đồng và diện tích cửa hàng khoảng 70m2 , giá thuê chừng 60 triệu đồng/ tháng, vợ chồng anh sống khỏe.

Tại Pháp, từ lâu người ta đã chấp nhận và hòa nhập văn hóa của các nước thuộc địa cũ trong đời sống thường nhật. Người gốc Việt mang tủ kính bán thức ăn chín chế biến sẵn đến “đặt” ở rất nhiều góc phố trên mọi nẻo đường nước Pháp chứ không chỉ ở thủ đô Paris. Bạn có thể tới tiệm Việt mua bò kho, bò viên, thịt kho tàu, chả giò, nguyên liệu lẩu ... để về nhà hâm nóng, tự nấu. Nếu muốn ăn nhanh tại tiệm cũng có bàn đứng phục vụ chừng 5 khách một lúc.

Cho dù thời thế có thay đổi ra sao, săn hàng online hay thương mại điện tử, thì kiểu kinh doanh chợ truyền thống vẫn được người Việt xa xứ ưa chuộng, tìm đến như một nét văn hóa, gợi nhớ nguồn cội, quê hương. Hàng ngàn người Việt vẫn bám chợ làm ăn và lan tỏa hương vị Việt khắp châu Âu.

Báo Sài Gòn giải phóng

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Trắng ngà sợi tơ Trà Chẩu

Trắng ngà sợi tơ Trà Chẩu

Mặc dù, bản sắc văn hóa truyền thống của không ít đồng bào dân tộc thiểu số đang đứng trước nguy cơ mai một, nhưng cộng đồng người Dao họ tại thôn Trà Chẩu, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng vẫn gìn giữ, bảo tồn những giá trị của nghề dệt truyền thống.

Tháp Thần nông tại Bắc Ninh được công nhận Kỷ lục thế giới

Tháp Thần nông tại Bắc Ninh được công nhận Kỷ lục thế giới

Tối 13/10, tại xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, Liên minh Kỷ lục thế giới phối hợp với Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam và Tổ chức Kỷ lục gia Việt Nam Vietkings tổ chức trao Bằng công nhận Kỷ lục thế giới với Tháp Thần nông làm từ cối đá tạo hình hạt lúa lớn nhất thế giới.

Đồ cũ trong không gian mới

Đồ cũ trong không gian mới

Cộng cà phê bên đường Xuân Viên, thị xã Sa Pa là một trong những quán cà phê mang phong cách bao cấp được nhiều khách du lịch lựa chọn check-in khi đến Sa Pa. Dễ nhận thấy ở Cộng là hàng ghế cũ kỹ, họa tiết công phượng từng rất thịnh hành ở những thập niên trước. Những chiếc ca sứ sứt mẻ vì thời gian, bộ quân phục cũ cũng được sử dụng như món đồ trang trí, tạo điểm nhấn trong quán. Đồ đạc bày trí, vật dụng trong quán, màu sắc… đều gợi nét hoài cổ.

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Ai đó đã từng nói rằng, vùng đất thơ mộng Lào Cai dù còn nhiều gian khó nhưng lại là nơi mang lại nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho thi ca, cho những sáng tác nghệ thuật trong nhiều lĩnh vực, như hội họa, nhiếp ảnh, điêu khắc... Rất nhiều họa sỹ, nhà điêu khắc, nhiếp ảnh gia khi đặt chân đến mảnh đất biên cương Lào Cai đều bị cảm mến bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, những sắc màu văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.

[Ảnh] Đặc sắc văn hóa dân tộc Xá Phó ở Sa Pa

[Ảnh] Đặc sắc văn hóa dân tộc Xá Phó ở Sa Pa

Tại thị xã Sa Pa, người Xá Phó sống quần cư ở xã Liên Minh (trước là xã Nậm Sài) với 125 hộ dân, hơn 300 nhân khẩu. Mặc dù là dân tộc có số dân ít nhất của thị xã, nhưng người Xá Phó ở Sa Pa lại có những nét văn hóa đặc sắc, được lưu truyền từ đời này qua đời khác.

Người say nghiệp văn chương

Người say nghiệp văn chương

Đoàn Hữu Nam cho biết: Năm 1975, anh nghỉ học giữa chừng chỉ vì gia đình nghèo khó, bố mẹ luôn đau yếu, chẳng có tiền học tiếp… Năm đó, có một công ty cầu đường ở Yên Bái về tận Hà Nam tuyển công nhân, anh dự tuyển, hy vọng được đi làm để bớt gánh nặng cho gia đình. Gần 18 tuổi mà người nhỏ thó, còm nhom, Đoàn Hữu Nam “còm” nhất trong số 160 người được tuyển dụng.

Hai nhà báo Việt Nam nhận Học bổng Lãnh đạo Truyền thông Trẻ Temasek Foundation 2024

Hai nhà báo Việt Nam nhận Học bổng Lãnh đạo Truyền thông Trẻ Temasek Foundation 2024

Diễn đàn Biên tập viên Khu vực châu Á, thuộc mạng lưới WAN-IFRA, đã công bố danh sách 23 nhà lãnh đạo trẻ triển vọng từ ngành truyền thông châu Á được chọn tham gia chương trình Học bổng Lãnh đạo Truyền thông Trẻ Temasek Foundation 2024. Trong số này, có 2 nhà báo đến từ Việt Nam là Thi Uyên, phóng viên Báo Nhân Dân, và Đậu Tiến Đạt, phóng viên Báo Thanh Niên.

fbytzltw