Hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

LCĐT - Sáng 3/8, Ban Dân tộc tỉnh tổ chức Hội nghị hướng dẫn triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2022.

Hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ảnh 1
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Ban Dân tộc tỉnh.

Dự hội nghị có lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh; đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Giao thông vận tải - Xây dựng; lãnh đạo các phòng chuyên môn của Ban Dân tộc tỉnh.

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến tới điểm cầu các địa phương.

Hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ảnh 2
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Ban Dân tộc tỉnh.

Tại hội nghị, các đại biểu được giới thiệu khái quát chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định 1719 ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ; hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình của Trung ương và của tỉnh.

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng so với bình quân chung của cả nước; giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn; quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, liên vùng, kết nối với các vùng phát triển…

Phạm vi của chương trình trên địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó ưu tiên nguồn lực của chương trình đầu tư cho các địa bàn đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đối tượng của chương trình gồm: Xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số; hộ gia đình, cá nhân người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở xã, thôn đặc biệt khó khăn; doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, các tổ chức kinh tế hoạt động ở địa bàn các xã, thôn đặc biệt khó khăn. Thời gian thực hiện từ năm 2021 đến hết năm 2025.

Hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ảnh 3
Đại biểu nêu một số khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện chương trình.

Dự kiến tổng nguồn vốn thực hiện chương trình trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021 - 2025 là hơn 5.500 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương hơn 3.900 tỷ đồng; còn lại là ngân sách của tỉnh và huyện.

Để triển khai hiệu quả chương trình, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, Ủy ban Dân tộc đã ban hành nhiều nghị định, thông tư, văn bản; HĐND tỉnh ban hành một số nghị quyết hướng dẫn thực hiện. Đây là cơ sở để các địa phương bám sát, cụ thể hóa các nội dung, thực hiện hiệu quả chương trình trên địa bàn.

Hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ảnh 4
Đại biểu Sở Giao thông vận tải - Xây dựng nêu ý kiến tại hội nghị.

Hội nghị dành phần lớn thời gian thảo luận các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong việc lập kế hoạch (hệ thống chỉ tiêu, mục tiêu thực hiện; kế hoạch chi tiết các dự án); việc triển khai thực hiện chương trình, việc thực hiện Thông tư 02 ngày 30/6/2022 của Ủy ban Dân tộc về Hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025; nội dung thực hiện các tiểu dự án, dự án thành phần tại địa phương. Các ý kiến, vướng mắc của từng địa phương được các ngành, phòng chuyên môn thông tin và hướng dẫn, giải đáp tại hội nghị.

Để chương trình triển khai hiệu quả, sau hội nghị, các ban, ngành, địa phương tiếp tục tổng hợp các kiến nghị, đề xuất, nghiên cứu kỹ các văn bản của Trung ương và của tỉnh để làm tốt hơn nữa công tác tham mưu. Cùng với đó, đẩy mạnh công tác truyền thông để người dân hiểu và nắm rõ mục tiêu, dự án của chương trình, tạo đồng thuận trong nhân dân. Tăng cường công tác trao đổi, phối hợp giữa các cấp, ngành để kịp thời nắm tình hình, tháo gỡ khó khăn. Đối với các vướng mắc, địa phương cần rà soát lại nội dung, đối tượng và quy trình để đảm bảo việc triển khai chương trình hiệu quả, sớm đưa chính sách đến với người dân.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Sáng nay (21/11), Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức lễ khởi động dự án: ''Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam''.

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

fbytzltw