Hong Kong ưu tiên cấp thị thực cho lao động tay nghề cao và du khách Việt Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Hong Kong, trả lời câu hỏi của một số thành viên tại cuộc họp của Hội đồng Lập pháp Hong Kong (Trung Quốc) ngày 20/3, Cục trưởng An ninh Đặng Bỉnh Cường cho biết sau khi Hong Kong mở chương trình thị thực (visa) việc làm cho lao động tay nghề cao đến từ Việt Nam, Lào và Nepal vào ngày 25/10/2023, tính đến ngày 29/2, chính quyền đặc khu đã nhận được 132 hồ sơ từ 3 quốc gia này, trong đó 109 đơn đã được phê duyệt và số hồ sơ còn lại đang trong quá trình phê duyệt.

Hành khách tại trạm soát vé ở nhà ga West Kowloon, Hong Kong (Trung Quốc) ngày 15/1/2023. Ảnh minh họa:
Hành khách tại trạm soát vé ở nhà ga West Kowloon, Hong Kong (Trung Quốc) ngày 15/1/2023. Ảnh minh họa:

Cụ thể, Hong Kong đã nhận được 42 hồ sơ xin thị thực của các lao động tay nghề cao Việt Nam, trong đó 31 hồ sơ đã được phê duyệt. Lào có 5 năm hồ sơ, trong đó 4 hồ sơ đã được phê duyệt. Nepal có số người nộp đơn đông nhất trong 3 nước với tổng cộng 90 hồ sơ và 71 hồ sơ đã được chấp thuận.

Đối với các đơn xin thị thực theo các chương trình tài năng, Cục Nhập cư thường hoàn thành việc xem xét và phê duyệt trong vòng 4 tuần sau khi người nộp đơn gửi thông tin cần thiết và các tài liệu liên quan.

Ngoài ra trong Báo cáo chính sách điều hành do Trưởng đặc khu Lý Gia Siêu công bố ngày 25/10/2023, Hong Kong cũng nới lỏng hạn chế thị thực cho người Việt Nam sang làm ăn và du lịch (thị thực nhập cảnh nhiều lần). Tính đến cuối tháng 2/2024, Hong Kong đã nhận được 493 đơn xin cấp thị thực du lịch nhiều lần, trong đó 490 đơn đã được phê duyệt.

Sau khi thực hiện các biện pháp mới, số đơn xin thị thực nhập cảnh nhiều lần trung bình hằng tháng của người Việt Nam được phê duyệt đã tăng khoảng 6 lần so với năm 2019, trước đây trung bình mỗi tháng xét duyệt 19 hồ sơ. Thị thực nhập cảnh nhiều lần thường có thời hạn tối đa 2 năm và mỗi lần lưu trú tại Hong Kong không quá 14 ngày.

Hong Kong cũng đã mở cửa cho các lao động tay nghề cao từ Lào và Nepal đến đặc khu hành chính này để tham gia các khóa đào tạo và học tập các chương trình toàn thời gian tại các trường đại học do Ủy ban Tài trợ Đại học (UGC) tài trợ, nhằm thúc đẩy trao đổi tài năng nhiều mặt.

Trước ngày 25/10/2023, các lao động tay nghề cao Việt Nam chỉ có thể nộp đơn thông qua chương trình Sắp xếp việc làm cho sinh viên tốt nghiệp không phải người địa phương (IANG). Theo các biện pháp nới lỏng được đưa ra vào tháng 10/2023, các tài năng Việt Nam có thể nộp đơn xin việc tại Hong Kong thông qua các chương trình tiếp cận nhân tài khác, bao gồm Chính sách việc làm chung và Chương trình tài năng xuất sắc...

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cần thêm chính sách hỗ trợ Bảo hiểm thất nghiệp

Cần thêm chính sách hỗ trợ Bảo hiểm thất nghiệp

Nhiều ý kiến cho rằng, để khuyến khích người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp cũng như hạn chế tình trạng “nhảy việc” cần có quy định bổ sung quyền lợi nếu người lao động đến lúc nghỉ hưu chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp lần nào thì khi nghỉ hưu sẽ được hưởng thêm một khoản trợ cấp. Khoản trợ cấp này sẽ được tính toán để đảm bảo quy tắc chia sẻ.

Phiên giao dịch tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm đợt 2, năm 2024

Bảo Yên: Phiên giao dịch tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm đợt 2, năm 2024

Trong 2 ngày (9 - 10/10), Huyện đoàn Bảo Yên phối hợp với Trung tâm việc làm tỉnh Lào Cai, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Nông dân, Công ty Cổ phần dịch vụ 3 sao, Công ty cổ phần Traenco Quốc tế tổ chức các phiên giao dịch tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm đợt 2, năm 2024 tại các xã: Kim Sơn, Cam Cọn, Bảo Hà.

Giúp người lao động an tâm khi làm việc

Giúp người lao động an tâm khi làm việc

Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là một trong những quyền lợi cơ bản của người lao động khi không may bị tại nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp phải nghỉ làm. Thời gian qua, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh đã quan tâm, thực hiện chi trả trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng, đúng quy định, từ đó giúp người lao động vượt qua khó khăn.

[Ảnh] Cuộc sống mới ở Làng Nủ

[Ảnh] Cuộc sống mới ở Làng Nủ

Sau 3 tuần xảy ra vụ sạt lở đất, lũ quét kinh hoàng, nỗi đau, không khí tang thương vẫn bao trùm lên con người, cảnh vật Làng Nủ. Nhưng bên cạnh những mất mát, đau thương thì cuộc sống thường ngày vẫn sẽ dần trở lại. Chúng tôi đã có những ghi nhận bằng hình ảnh trong ngày 29/9 tại nơi này.

Giúp người học thuận lợi tiếp cận việc làm

Giúp người học thuận lợi tiếp cận việc làm

Tổ chức ngày hội việc làm, hợp tác với doanh nghiệp để người học có nơi thực tập tốt, chương trình đào tạo hợp tác quốc tế, xây dựng cổng tuyển dụng trực tuyến... là những cách mà các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh đang triển khai để giúp sinh viên sớm có việc làm sau khi ra trường.

Nâng cao tính chủ động đảm bảo an toàn vệ sinh lao động

Nâng cao tính chủ động đảm bảo an toàn vệ sinh lao động

Từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh đã xảy ra 16 vụ tai nạn lao động, trong đó có 7 vụ làm tử vong 9 người. Các vụ tai nạn lao động xảy ra phần lớn là do sự chủ quan của người sử dụng lao động và người lao động. Trước thực trạng đó, các cấp, các ngành chức năng trong tỉnh đang vào cuộc quyết liệt nhằm nâng cao ý thức và tính chủ động về đảm bảo an toàn lao động.

“Ăn đường, ngủ sương” nối đường dây liên lạc

“Ăn đường, ngủ sương” nối đường dây liên lạc

Những ngày qua, Lào Cai chịu ảnh hưởng nặng nề từ thiên tai. Mưa lớn kéo dài, nước sông dâng cao, nhiều cung đường, bản làng bị sạt lở nghiêm trọng. Bên cạnh các lực lượng cứu hộ oằn mình cứu và tìm kiếm người dân bị nạn còn có những "người lính thông tin" cũng lao mình vào mưa bão, bất chấp thiên tai khắc nghiệt, gấp rút khôi phục thông tin liên lạc, mạng di động nối sóng cho người dân.

Hàng cứu trợ đã về xã nghèo nhất tỉnh

Hàng cứu trợ đã về xã nghèo nhất tỉnh

Pa Cheo (Bát Xát) là một trong 10 xã thuộc “lõi nghèo” của tỉnh, đến nay đã trải qua gần 1 tuần bị cô lập, chia cắt giao thông với bên ngoài do tuyến Tỉnh lộ 155 để có thể đến xã từ phía huyện Bát Xát và từ phía Sa Pa đều bị ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ.

Có nên quy định giờ làm việc bán thời gian cho học sinh, sinh viên?

Có nên quy định giờ làm việc bán thời gian cho học sinh, sinh viên?

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất, học sinh, sinh viên (HS, SV) đang theo học các chương trình giáo dục chính quy đủ độ tuổi lao động được làm việc bán thời gian không quá 24 giờ trong 1 tuần trong thời gian học. Như vậy so với dự thảo lần 1, lần này Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) lần 3 đã có sự điều chỉnh đối với quy định giờ làm thêm với HS, SV.

fbytzltw