Hơn nửa triệu lao động bị ảnh hưởng từ việc cắt giảm đơn hàng

Bên cạnh những giải pháp tình thế, những chính sách dài hạn là rất cần thiết trong việc hỗ trợ người lao động.

Nhiều lao động "cầm cự"với đồng lương ít ỏi

Pouyuen Việt Nam, doanh nghiệp sử dụng số lao động nhiều nhất TP Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục cắt giảm gần 6.000 người (tương đương 10% tổng số lao động của doanh nghiệp). Đây là lần cắt giảm nhân sự thứ 2 của đơn vị chỉ tính từ đầu năm đến nay.

Ở nhiều địa phương, cắt giảm lao động cũng là thực trạng của hàng loạt doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp thâm dụng lao động như dệt may, da giày… Nguyên nhân là do đơn hàng sụt giảm mạnh.

Theo Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội, tình hình thiếu đơn hàng dự báo sẽ còn tiếp diễn nên số lượng người lao động bị cắt giảm công việc có thể chưa dừng lại tại đây.

Đối với người lao động, cắt giảm công việc đồng nghĩa với khó khăn chồng chất khó khăn. Nhiều người chỉ cố gắng "cầm cự" với đồng lương ít ỏi. Còn số bị ngừng việc thì phải tìm một công việc mới, có thể là xe ôm, phụ hồ...

Tháng 4 vừa qua, anh Cường bị cắt giảm lao động, còn vợ của anh thì cũng mới nhận thông báo sẽ nghỉ việc từ tháng 6. Mất việc làm ở tuổi 44, mấy tháng nay, anh Cường sáng đi phụ hồ, chiều đi giữ xe cho quán ăn.

"Trong PouYuen mình làm, tính ra tiền này tiền kia cũng được hơn 10 triệu. Mà giờ ra ngoài làm đâu có được vậy đâu, ra ngoài làm cỡ 4,5 triệu thôi đâu có đủ chi tiêu. Rồi con ăn học nữa", anh Châu Văn Cường (Trà Vinh) cho biết.

Nhiều lao động bị giãn việc thậm chí là nghỉ việc bởi các doanh nghiệp thiếu đơn hàng (Ảnh minh hoạ)

Nếu như các năm trước, tháng 5 bắt đầu là cao điểm làm hàng mùa đông thì giờ các xưởng dệt may và da giày ở nhiều địa phương chỉ sản xuất cầm chừng. Như tại Công ty TNHH Araviet, sáng 7h30 vào ca, chiều 16h về, hơn 3 tháng qua, giờ vào ca và hết ca của công nhân tại xưởng may này như giờ hành chính.

Với chị Thuỷ lần đầu tiên trong 10 năm làm công nhân chị gặp phải cảnh thu nhập giảm nhiều đến như vậy.

"Đơn hàng ít đi khiến thu nhập của bọn em thấp hơn", chị Nguyễn Thị Thuỷ, công nhân Công ty TNHH Araviet cho biết.

Thu nhập năm trước tại đây gần 10 triệu giờ chỉ từ 6-7 triệu/tháng dẫn tới một số công nhân nhảy việc. Giảm thu nhập đồng nghĩa là mất lao động. Doanh nghiệp cũng phải cố gồng gánh, kéo giãn việc, hàng tuần cố vài ngày tăng ca thêm 1 giờ để giữ lao động ở lại.

"Chúng tôi đang cố gắng hết sức để duy trì tình trạng này nhưng không thể tăng thêm việc vì đơn hàng không có song vẫn phải giữ toàn bộ lao động hiện tại để chờ phục hồi", ông Kim Jyung Tae, Giám đốc sản xuất Công ty TNHH Araviet cho biết.

Thất nghiệp đa phần là lao động giản đơn

Theo bà Trần Thị Thanh Hà - Trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, từ tháng 9/2022 cho đến tháng 3/2023, số liệu thống kê cho thấy đã có 560.000 người lao động bị ảnh hưởng bởi việc cắt giảm đơn hàng. Trong đó có đến 55.000 lao động ra khỏi khu vực lao động (chấm dứt hợp đồng).

Bà Hà cho biết để hỗ trợ lao động bị ảnh hưởng Tổng Liên đoàn Lao động đã có chính sách hỗ trợ dù không là đoàn viên công đoàn mà ở trong các doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn thì vẫn được hưởng mức hỗ trợ từ 700.000 - 3 triệu đồng/người.

Điều chỉnh cơ cấu kinh tế phải gắn với cơ cấu lao động

Còn theo ông Ngô Xuân Liễu, Giám đốc Trung tâm Quốc gia về dịch vụ việc làm, Cục Việc làm, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, dựa vào số liệu tổng hợp hàng ngày về thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho thấy đa phần đối tượng bị thất nghiệp là lao động giản đơn (chiếm 60-70%). Do vậy cơ cấu lao động đang có vấn đề, nếu người lao động có trình độ càng cao thì nguy cơ thất nghiệp càng thấp.

"Do vậy điều chỉnh cơ cấu kinh tế phải gắn với cơ cấu lao động là vấn đề cần đặt ra", ông Liễu nhấn mạnh.

Ông Liễu đánh giá việc cắt giảm lao động, đặc biệt là tại các doanh nghiệp chiếm dụng nhiều lao động sẽ gây áp lực rất lớn cho các địa phương trong giải quyết việc làm, cũng như an sinh xã hội. Do đó cần phải có các chính sách triển khai hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình phục hồi và sản xuất kinh doanh.

Cần chính sách hỗ trợ dài hạn

Hỗ trợ cho người lao động khi bị cắt giảm việc làm, thì không đơn thuần là tìm việc làm mới cho họ. Tại TP Hồ Chí Minh bài học từ đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19 cũng như giai đoạn phục hồi hay đối mặt với sự sụt giảm trong tăng trưởng kinh tế đã cho thấy, để chủ động và có được tác động liên hoàn, lâu dài thì không chỉ trông chờ vào những giải pháp tình thế.

"Tiền thuê nhà đang xử lý ở góc độ cục bộ, chưa thành một chính sách ở giai đoạn khó khăn của Thành phố. Chúng tôi sẽ nghiên cứu để đề xuất chính sách hỗ trợ tiền nhà cho công nhân, đặc biệt là công nhân để ngừng việc, giảm việc, giảm thu nhập", ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh cho biết.

Cơ sở để xây dựng chính sách chính là đưa giá nhà trọ, vốn chiếm từ 20-30% thu nhập của người lao động, trở thành một phần của chương tình bình ổn giá được TP Hồ Chí Minh thực hiện thành công nhiều năm nay.

"Đây là một mong muốn rất lớn của tổ chức công đoàn Thành phố để làm sao chính sách đồng hành với đời sống và việc làm của người lao động chứ không phải là những hoạt động chăm lo có tính chất thời điểm hoặc là đột xuất", ông Trần Đoàn Trung, Phó chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh cho biết.

Ngay sau đại dịch COVID-19, Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh đã có đề xuất gói hỗ trợ 100 tỷ đồng cho vay ưu đãi với các chủ nhà trọ, những người hiện đang cung ứng chỗ ở cho gần 1 triệu công nhân lao động.

Bên cạnh những giải pháp tình thế, những chính sách dài hạn là rất cần thiết trong việc hỗ trợ người lao động (Ảnh minh hoạ)

Để xây dựng các chính sách hỗ trợ người lao động một cách bền vững, lâu dài theo bà Trần Thị Thanh Hà - Trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính quyền địa phương cần có những biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp như giãn nợ thuế, ưu đãi thuế... Bên cạnh đó là các chính sách về tín dụng cho doanh nghiệp cũng như người lao động.

Các ngành dệt may, da giày, chế biến gỗ đã giảm khoảng 200.000 lao động trong thời gian qua. Khó khăn của doanh nghiệp sẽ kéo theo khó khăn của cả người lao động. Trước tình hình này, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội kịp thời thực hiện các giải pháp, đồng thời chủ trì xây dựng Đề án chính sách hỗ trợ người lao động.

Đó là những giải pháp cần thiết trước mắt nhưng về lâu dài để hạn chế việc cắt giảm lao động thì việc thay đổi cơ cấu thị trường lao động là tối quan trọng. Người lao động có trình độ thấp, kỹ năng hạn chế.. sẽ chịu tác động mạnh hơn và nguy cơ mất việc cũng cao hơn.

Công nghệ phát triển sẽ khiến nguồn lao động dồi dào, giá rẻ sẽ không còn là lợi thế cạnh tranh và thu hút đầu tư của Việt Nam nữa.

VTVnull

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hàng cứu trợ đã về xã nghèo nhất tỉnh

Hàng cứu trợ đã về xã nghèo nhất tỉnh

Pa Cheo (Bát Xát) là một trong 10 xã thuộc “lõi nghèo” của tỉnh, đến nay đã trải qua gần 1 tuần bị cô lập, chia cắt giao thông với bên ngoài do tuyến Tỉnh lộ 155 để có thể đến xã từ phía huyện Bát Xát và từ phía Sa Pa đều bị ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ.

Có nên quy định giờ làm việc bán thời gian cho học sinh, sinh viên?

Có nên quy định giờ làm việc bán thời gian cho học sinh, sinh viên?

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất, học sinh, sinh viên (HS, SV) đang theo học các chương trình giáo dục chính quy đủ độ tuổi lao động được làm việc bán thời gian không quá 24 giờ trong 1 tuần trong thời gian học. Như vậy so với dự thảo lần 1, lần này Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) lần 3 đã có sự điều chỉnh đối với quy định giờ làm thêm với HS, SV.

Hội Phụ nữ xã Phú Nhuận: Phối hợp truyền thông phòng chống mua bán người cho gần 200 hội viên, thanh niên

Hội Phụ nữ xã Phú Nhuận: Phối hợp truyền thông phòng chống mua bán người cho gần 200 hội viên, thanh niên

Sáng 30/7, Hội Phụ nữ xã Phú Nhuận phối hợp với các đoàn thể có liên quan của xã và Phòng Phòng chống Tệ nạn xã hội, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh tổ chức truyền thông phòng, chống mua bán người, phòng, chống ma túy, phòng, chống mại dâm cho gần 200 hội viên phụ nữ, đoàn viên, thanh niên, học sinh cấp THCS trên địa bàn xã.

Hội Phụ nữ xã Xuân Quang: Duy trì 1.832 mô hình “5 không, 3 sạch”

Hội Phụ nữ xã Xuân Quang: Duy trì 1.832 mô hình “5 không, 3 sạch”

Thực hiện Dự án 8 và Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, hiện xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng duy trì 1.832 mô hình “5 không, 3 sạch” đảm bảo đủ 8 tiêu chí theo quy định. Trong 6 tháng đầu năm 2024, các thôn Hốc Đá, Làng Bông, Tân Quang và Na Ó gia tăng mạnh nhất số hộ đạt các tiêu chí của Cuộc vận động.

Để phiên giao dịch việc làm phát huy hiệu quả

Để phiên giao dịch việc làm phát huy hiệu quả

Trung bình mỗi năm, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh (Sở Lao động, Thương binh và Xã hội) tổ chức hơn 60 phiên giao dịch việc làm. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động tìm được việc làm thông qua trung tâm chỉ chiếm khoảng 40%.

Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên: Thấy gì sau gần 10 năm sáp nhập?

Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên: Thấy gì sau gần 10 năm sáp nhập?

Năm 2015, tỉnh Lào Cai tiến hành sáp nhập các trung tâm giáo dục nghề nghiệp và trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện thành trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX). Việc sáp nhập được xem là giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo, giúp tinh gọn đầu mối cơ sở dạy nghề công lập... Tuy nhiên, sau gần 10 năm sáp nhập, các trung tâm GDNN-GDTX của tỉnh đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, bất cập, khó tìm ra hướng đi đột phá.

Xã Tân Tiến tổ chức 16 buổi tuyên truyền nâng cao kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ và xây dựng nông thôn mới

Xã Tân Tiến tổ chức 16 buổi tuyên truyền nâng cao kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ và xây dựng nông thôn mới

Từ đầu năm đến nay, Hội Phụ nữ xã Tân Tiến (Bảo Yên) đã mở 16 buổi, trong đó có 9 buổi tuyên truyền về giáo dục truyền thống, giá trị gia đình, nâng cao kiến thức, kỹ năng và 7 buổi tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới, thu hút gần 1.000 lượt hội viên, phụ nữ tham gia.

Hỗ trợ 32,4 triệu đồng các nạn nhân bị tai nạn lao động tại Khu công nghiệp Tằng Loỏng

Hỗ trợ 32,4 triệu đồng các nạn nhân bị tai nạn lao động tại Khu công nghiệp Tằng Loỏng

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai vừa có quyết định trích 32,4 triệu đồng từ Quỹ cứu trợ tỉnh Lào Cai để hỗ trợ 6 nạn nhân bị thương, bị tử vong trong vụ tai nạn lao động tại công trường thi công xây dựng Nhà máy nghiền xỉ thải phốt pho thuộc Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Lao Kay, Khu công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng.

Nâng cao quyền lợi người lao động thông qua thỏa ước lao động tập thể

Nâng cao quyền lợi người lao động thông qua thỏa ước lao động tập thể

Thỏa ước lao động tập thể có vai trò quan trọng trong xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa lợi ích, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Chính vì vậy, tổ chức công đoàn các cấp luôn xác định, thỏa ước lao động tập thể là phương tiện hữu hiệu, là “chiếc chìa khóa” góp phần bảo đảm quyền và lợi ích của đoàn viên, người lao động.

Vì lợi ích đoàn viên, người lao động

Vì lợi ích đoàn viên, người lao động

Thực hiện chức năng trọng tâm của tổ chức công đoàn là đại diện chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho công nhân, viên chức, người lao động, các cấp công đoàn trong tỉnh đã thực hiện chủ đề hoạt động “Vì lợi ích đoàn viên công đoàn”.

"Bẫy" việc làm với tân cử nhân: Đừng để là "con mồi" cho đơn vị kém chất lượng

"Bẫy" việc làm với tân cử nhân: Đừng để là "con mồi" cho đơn vị kém chất lượng

Thị trường lao động nước ta rất đa dạng và có nhiều lựa chọn cho người lao động. Tuy nhiên, những bạn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ “choáng ngợp” và dễ dàng là “con mồi” cho những đơn vị tuyển dụng kém chất lượng. Làm thế nào để tránh “bẫy” việc làm này?

fbytzltw