Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách “Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Xin trích gửi đến bạn đọc.

Điểm Đồi Độc lập cách khu Trung tâm Mường Thanh 4km về hướng Bắc là một trong hai cánh cửa thép của tuyến phòng ngự phía Bắc bảo vệ khu Trung tâm Mường Thanh. Lực lượng địch bố trí có Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 7 Algeria Bắc Phi, là đơn vị tinh nhuệ, thiện chiến, hung hãn và được tăng cường một đại đội lính ngụy Thái, có nhiệm vụ án ngữ con đường Lai Châu xuống Điện Biên và ngăn chặn các cuộc tiến công của ta từ phía Bắc vào, trang bị bốn khẩu cối 120 ly, được pháo binh ở Mường Thanh, Hồng Cúm chi viện trực tiếp.

Cứ điểm Độc Lập được bố trí xây dựng công sự, hầm ngầm giao thông hào gắn liền với lô cốt, có trang bị các loại vũ khí mới, như kính ngắm bằng điện tử. Xung quanh cứ điểm cấu trúc hàng rào dây thép từ chân đồi lên đến tận mép chiến hào phòng ngự, có các loại mìn dày đặc, đêm thường xuyên bắn pháo sáng để quan sát xung quanh.

Đặc biệt sau đêm 13/3, Him Lam bị tấn công và thất thủ, địch dùng máy bay C47 thả pháo sáng liên tục suốt đêm 14/3/1954, báo động thường xuyên, thỉnh thoảng bắn cầm chừng bằng súng bộ binh và súng cối 120 ly ra xung quanh cứ điểm. Do ở xa khu trung tâm, nên chúng được bổ sung lương thực, đạn dược các loại, có khả năng cầm cự 4 - 5 ngày đêm. Đây là một cứ điểm, địch xây dựng bố trí tương đối kiên cố vững chắc.

Theo kế hoạch nhiệm vụ được giao, việc tấn công đồi Độc Lập đêm 14/3/1954 do hai Trung đoàn 165, Đại đoàn 312 và Trung đoàn 88, Đại đoàn 308 được tăng cường pháo binh của mặt trận trực tiếp chi viện. Các đơn vị sơn pháo và hai đại đội súng cối 120 ly do Bộ tư lệnh Đại đoàn 308 trực tiếp chỉ huy, có nhiệm vụ tập trung tiêu diệt đồi Độc Lập. Trung đoàn 165, lúc đó đảm nhiệm mũi tấn công chủ yếu ở hướng Đông Nam. Trung đoàn 88 đảm nhiệm tấn công thứ yếu ở hướng Đông Bắc.

Thiếu tướng Bùi Đức Tùng. Ảnh: HỒ HÀ

Thiếu tướng Bùi Đức Tùng. Ảnh: HỒ HÀ

Đúng 16 giờ 45 phút ngày 14/3/1954, đơn vị được lệnh hành quân vào vị trí xuất phát xung phong. Bộ đội hành quân gặp trời mưa tầm tã. Các chiến hào đất bùn lầy lội, lại bị pháo địch ở Mường Thanh, Hồng Cúm bắn ra dồn dập. Súng cối 120 ly trong cứ điểm cũng nhả đạn về hướng tiến quân của ta, đồng thời pháo của ta cũng bắn vào các trận địa pháo địch ở Mường Thanh tạo thời cơ cho bộ đội tiến vào vị trí xuất phát xung phong thuận lợi.

Đúng 24 giờ ngày 14/3/1954, Tiểu đoàn 115, Trung đoàn 165 ở hướng chủ yếu đã vào được vị trí xuất phát xung phong. Hướng thứ yếu của Trung đoàn 88 cũng đã vào vị trí chiến đấu đúng thời gian. Các chiến sĩ bộc phá những đơn vị xung kích mũi nhọn đã trườn qua các khoảng trống dưới trời mưa vượt qua tầm đạn pháo của địch cày đi xới lại. Bộ đội bí mật nhích dần về phía chân cứ điểm, với quyết tâm hừng hực khí thế chiến đấu, cán bộ, chiến sĩ đều nóng lòng, sốt ruột chờ đợi lệnh nổ súng, đề nghị trên cho đánh.

Nhưng được lệnh của Bộ chỉ huy mặt trận truyền xuống, theo kế hoạch pháo cối hôm 13/3 phối hợp yểm trợ chi viện cho trận đánh Him Lam, được chuyển tất cả sang tham gia chiến đấu chi viện cho đồi Độc Lập, đang trên đường hành quân di chuyển, do trời mưa đường sá lầy lội chưa tới được. Để hạn chế tổn thất thấp nhất và chắc thắng, phải chờ pháo tăng cường đến.

Chờ đến 2 giờ sáng ngày 15/3, pháo mới tới trận địa, 3 giờ được lệnh tấn công. Tất cả các loại hoả lực, trọng pháo của Bộ chỉ huy mặt trận bắn dồn dập, mãnh liệt vào các trận địa pháo của địch để khống chế uy hiếp. Pháo địch bị hạn chế bắn vào đội hình quân ta.

Ngoài ra, các loại pháo đi cùng tham gia bắn chế áp vào cứ điểm, tiêu diệt các ổ đề kháng của địch, chi viện đắc lực cho bộ binh tiến hành mở cửa. Hướng chủ yếu của Trung đoàn 165 tiến hành thuận lợi, Tiểu đoàn 115 chủ công tiến lên đánh bộc phá mở cửa, giữa lúc pháo ta vẫn tiếp tục bắn chế áp và chuyển làn dần vào các mục tiêu trong khu trung tâm cứ điểm. Sau 40 phút, chiến sĩ bộc phá đã tiến hành mở cửa xong, tiểu đội mũi nhọn nhanh chóng xung phong, vượt qua cửa mở, ào ạt tiến vào cứ điểm phát triển chiến đấu, nhằm vào những mục tiêu của địch.

Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc Đại tướng Võ Nguyên Giáp ôm đồng chí Bùi Đức Tùng. Ảnh tư liệu

Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc Đại tướng Võ Nguyên Giáp ôm đồng chí Bùi Đức Tùng. Ảnh tư liệu

Cuộc chiến đấu ngay từ lúc đầu đã diễn ra rất quyết liệt, giành đi giật lại, từng lô cốt, từng đoạn chiến hào. Bọn địch dựa vào hầm ngầm công sự chống trả quyết liệt, Tiểu đội trưởng Trần Ngọc Doãn nhanh chóng bắt được một tù binh và bắt nó dẫn đường tiến thẳng tới trận địa cối, tiêu diệt phá huỷ 4 khẩu 120 ly, rồi phát triển đánh chiếm khu thông tin và Sở chỉ huy của địch, tạo điều kiện thuận lợi cho Tiểu đoàn 115 phát triển chiến đấu.

Trên hướng thứ yếu, đơn vị chủ công của Trung đoàn 88 cùng tiến hành mở cửa, nhưng đã gần 4 giờ sáng, đội bộc phá vẫn chưa đánh phá xong các hàng rào. Đồng chí Tiểu đội trưởng Nguyễn Văn Tý liên tiếp kiểm tra đội đánh bộc phá, phát hiện đánh sai hướng mở cửa, bị hoả lực địch ngăn chặn, lập tức đồng chí Tý đã kịp thời điều chỉnh và chỉ huy tiếp tục cho đánh bộc phá vào các hàng rào còn lại.

Hơn 4 giờ sáng, ta đánh xong hàng rào cuối cùng, đưa lực lượng vào phát triển chiến đấu, nhanh chóng đánh chiếm các mục tiêu hoả lực, hầm ngầm lô cốt. Địch ngoan cố chống trả quyết liệt. Các tổ 3 người dùng thủ pháo, lựu đạn, tiểu liên diệt từng tên địch phối hợp với Tiểu đoàn 115 chiếm từng đoạn chiến hào, từng lô cốt, ụ súng. Trận chiến đấu càng về cuối càng gay go quyết liệt với ý đồ của chúng là ra sức cầm cự chờ đến sáng lực lượng ở Mường Thanh ra cứu viện, nhưng quyết tâm của cán bộ chiến sĩ ta kiên quyết giải quyết xong trước khi trời sáng.

Trận đánh từ 3 giờ 30 phút cho đến 6 giờ 30 phút ngày 15/3/1954 mới kết thúc. Quân ta hoàn toàn làm chủ đồi Độc Lập, tiêu diệt 483 tên địch, trong đó có 2 tên quan ba, bắt sống 200 tên, thu toàn bộ vũ khí, xoá sổ Tiểu đoàn 5 Bắc Phi. Vừa kết thúc trận đánh, thì trời cũng vừa sáng. Bọn địch ở Trung tâm Mường Thanh đưa lực lượng bộ binh và xe tăng ra phản kích, thì bị Đại đội 213 của Trung đoàn 88 chặn đánh tiêu diệt một số tên, buộc chúng phải dừng lại và quay đầu rút chạy về trung tâm Mường Thanh.

Theo Báo Quân đội nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

''Cuộc cách mạng'' tinh gọn bộ máy

''Cuộc cách mạng'' tinh gọn bộ máy

Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị, trong đó có các cơ quan của Quốc hội.

Bài cuối: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “tâm lũ” Bài cuối: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân

Trong các bài viết trước, chúng tôi đã kể câu chuyện về những đại biểu hội đồng nhân dân như bà Trần Hoài Thu, ông Sùng A Siềng, bà Đặng Thị Sinh, họ đều là tấm gương hết lòng vì Nhân dân nơi “tâm lũ”. Trên hành trình thực hiện loạt phóng sự này, chúng tôi còn được gặp gỡ nhiều đại biểu dân cử trong vùng thiên tai. Câu chuyện từ thực tế đời sống, việc làm ý nghĩa của các đại biểu và tình cảm bà con dành cho họ đều khẳng định một điều: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân.

Bài 3: Cán bộ "3 cùng" nơi "rốn lũ" Nậm Tông

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “ tâm lũ” Bài 3: Cán bộ "3 cùng" nơi "rốn lũ" Nậm Tông

“Nơi chốn mình từng đi về trong suốt hàng chục năm qua bỗng một ngày tan hoang. Những người dân bản thân quen giờ chỉ có thể nhìn lại trong bức ảnh chụp vào Ngày hội Đại đoàn kết một năm về trước… Xót xa, đau lòng lắm! Mình phải biến đau thương thành hành động để giúp đồng bào” là những lời tâm sự nghẹn ngào của bà Đặng Thị Sinh, Phó Chủ tịch HĐND xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà về trận lũ kinh hoàng vừa quét qua mảnh đất này.

Quyết tâm chính trị cao nhất sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Quyết tâm chính trị cao nhất sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị.

Bài 2: Người gieo khát vọng ấm no trên vùng lũ A Lù

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “ tâm lũ” Bài 2: Người gieo khát vọng ấm no trên vùng lũ A Lù

Ngải Thầu tiếng Mông nghĩa là “mũi đá”, trước đây là một xã độc lập nhưng hiện nay đã được sáp nhập vào xã A Lù, huyện Bát Xát. Ở mảnh đất biên giới cheo leo trên sườn núi ấy, ông Sùng A Siềng (dân tộc Mông) là đại biểu HĐND xã A Lù, Bí thư Chi bộ thôn Phìn Chải 1 đã không quản ngại khó khăn, vất vả, tích cực tuyên truyền di chuyển các hộ ra khỏi khu vực nguy hiểm và hỗ trợ người dân vượt qua thiên tai sau cơn bão số 3.

Bài 1: Nữ đại biểu vì dân nơi "tâm lũ" Làng Nủ

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “tâm lũ” Bài 1: Nữ đại biểu vì dân nơi "tâm lũ" Làng Nủ

Tôi đã ấp ủ bài viết về bà sau cuộc gặp ở Làng Nủ, xã Phúc Khánh (huyện Bảo Yên) - nơi vừa chịu bao đau thương do cơn lũ lịch sử gây ra. Người đàn bà ở tuổi 55, dáng người nhỏ bé, quần xắn móng lợn, lúc nào cũng tất tả ngược xuôi nơi “tâm lũ” Làng Nủ. Suốt 20 năm làm Trưởng Ban Công tác Mặt trận thôn Làng Nủ, 20 năm làm đại biểu HĐND xã Phúc Khánh, bà Trần Hoài Thu luôn được bà con quý trọng, mến yêu. Trong cơn lũ lịch sử vừa qua, người đại biểu ấy không một ngày ngơi nghỉ vì đồng bào vùng lũ.

Đại biểu HĐND 2 cấp tiếp xúc cử tri tại thành phố Lào Cai

Đại biểu HĐND 2 cấp tiếp xúc cử tri tại thành phố Lào Cai

Sáng 19/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố Lào Cai, đại biểu HĐND tỉnh và đại biểu HĐND thành phố Lào Cai có buổi tiếp xúc cử tri các phường Cốc Lếu, Duyên Hải, Kim Tân, Bắc Cường, Lào Cai và các xã Vạn Hòa, Đồng Tuyển, Cốc San. Đây là cuộc tiếp xúc trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 HĐND tỉnh và HĐND thành phố Lào Cai, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

fbytzltw