Hội thảo kỹ thuật về trượt lở đất đá và tái định cư

Ngày 8/4, UBND thị xã Sa Pa phối hợp với Trường Đại học Dầu khí Việt Nam tổ chức Hội thảo kỹ thuật về trượt lở đất đá và tái định cư - GEOSAPA, với chủ đề "Khảo sát trượt lở đất vì lợi ích của đồng bào thiểu số ở miền Bắc Việt Nam", đặc biệt là xác định mặt trượt mỏng bởi các phương pháp địa kỹ thuật và địa vật lý tại một điểm trượt ở Sa Pa, Lào Cai.

sp1.jpg
Quang cảnh hội thảo.

Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Huy Giao, Đại học Dầu khí Việt Nam trình bày về dự án GWB “Khảo sát sạt lở đất vì lợi ích của người dân tộc thiểu số nghèo ở miền Bắc Việt Nam”, trong đó nêu lên những kết quả khảo sát mới tại xã Mường Hoa, thị xã Sa Pa; quá trình hợp tác giữa các đơn vị dự án; công tác đào tạo, chuyển giao công nghệ cho cán bộ của các địa phương trên địa bàn tỉnh Lào Cai; thông qua hoạt động dự án bởi các sinh viên trường Đại học Dầu khí Việt Nam, Đại học Giao thông vận tải, Đại học Mỏ Địa Chất. Bên cạnh đó, các nhà khoa học Áo đã chia sẻ 2 nội dung gồm: quan trắc trượt lở đất trong khung chiến lược tai biến tự nhiên quốc gia Áo; thống kê và quan trắc trượt lở đất ở Áo và châu Âu.

489635518-1178978577571539-2421583372378889024-n.jpg
Các chuyên gia, nhà khoa học nêu giải pháp xử lý sạt trượt đất đá áp dụng cho khu vực miền Bắc Việt Nam, trong đó có thị xã Sa Pa.

Các đơn vị thành viên của dự án GWB đã phân tích, làm rõ nội dung trong thực hiện kỹ thuật phân tích thuận và ngược điện trở suất ba chiều áp dụng vào khu vực thị xã Sa Pa; khảo sát địa kỹ thuật của khối trượt chậm ở Sa Pa; quan trắc trượt lở đất sử dụng ảnh ra-đa theo chuỗi thời gian; sạt lở đất và lũ bùn đá quy mô rộng ở Lào Cai.

Các đại biểu, nhà khoa học trong và ngoài nước đã thảo luận, thẳng thắn chỉ ra thực trạng sạt lở đất, lũ quét; các ảnh hưởng lâu dài đến đời sống an sinh xã hội; nguyên nhân và giải pháp tổng thể cho phòng chống và khắc phục; các giải pháp công nghệ cho việc cảnh báo và xử lý sạt trượt áp dụng cho khu vực miền Bắc, tỉnh Lào Cai nói chung và thị xã Sa Pa nói riêng.

486105353-1178978574238206-216176036219700357-n.jpg
Lãnh đạo thị xã Sa Pa nêu thực trạng sạt trượt đất đá tại địa phương.

Tại hội thảo, lãnh đạo thị xã Sa Pa mong muốn các chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế, các sở, ngành của tỉnh tiếp tục giúp đỡ, hỗ trợ Sa Pa trong thực hiện xây dựng bản đồ cảnh báo ngập úng và sạt trượt đất; đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng nhằm cung cấp các giải pháp công nghệ xử lý đối với địa bàn có nguy cơ sạt lở đất cao khu vực miền Bắc, trong đó có thị xã Sa Pa, đảm bảo bền vững, hợp lý cả về mặt kỹ thuật và kinh phí. Đối với những giải pháp của các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước, thị xã sẽ tiếp thu nghiên cứu, đồng thời bố trí sắp xếp, quy hoạch dân cư trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi hợp lý để giảm thiểu thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất trong thời gian tới. Thị xã cũng sẽ tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục người dân trong vùng bị ảnh hưởng về các biện pháp cơ bản phòng chống lũ quét, sạt lở để giảm thiểu tối đa thiệt hại; kết hợp sinh kế bền vững gắn với bảo vệ và phát triển rừng tại một số khu vực trọng yếu.

Hội thảo đã giúp các đại biểu hiểu rõ hơn về cơ chế trượt lở đất tại khu vực miền Bắc Việt Nam, trong đó có thị xã Sa Pa, từ đó đưa ra các giải pháp hiệu quả hơn trong việc phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro cho người dân địa phương, góp phần vào công tác hỗ trợ cảnh báo và ứng phó với thiên tai trượt lở đất sớm cho cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Hai Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi và miễn, hỗ trợ học phí cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã đánh dấu một bước tiến có ý nghĩa chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục nước ta.

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về công tác chấm thi trong bối cảnh vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, việc bảo đảm quyền lợi cho thí sinh trong khâu chấm thi, độ khó của đề thi Toán, Tiếng Anh,...

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 2 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính và đưa vào vận hành mô hình chính quyền hai cấp, đến nay, bộ máy hành chính của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chính quyền cơ sở tại nhiều địa phương không chỉ hoạt động hiệu quả mà còn gần dân, sát cơ sở, giải quyết công việc nhanh gọn, minh bạch, tăng sự hài lòng của người dân.

fb yt zl tw