Hiệu trưởng Nguyễn Xuân Khang: Nhận nuôi trẻ em mồ côi ở Làng Nủ là một hành trình lâu dài

Khi nghe tin dữ từ bản Làng Nủ, thầy giáo Nguyễn Xuân Khang đã không thể cầm được nước mắt. Những đứa trẻ gặp nạn chỉ bằng tuổi cháu thầy. "Phải làm gì để nguôi ngoai? Thế là nghĩ ra cách có thể làm: Nhận 'nuôi' các cháu còn sống sót, bù đắp cho các con để các con được ấm no và học hành tử tế". Nhưng thầy Khang cũng nhấn mạnh: Đó là một hành trình còn rất lâu dài và sẽ được bắt đầu bằng những việc làm cụ thể nhất.

3.jpg
Một nạn nhân nhỏ tuổi tại Làng Nủ được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bạch Mai.

Trước đó, như Báo Nhân Dân đã đưa tin, ngày 17/9, nhà giáo Nguyễn Xuân Khang, Chủ tịch Hội đồng kiêm Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) cho biết, ông và nhà trường đã lên kế hoạch nhận nuôi tất cả trẻ em, học sinh may mắn còn sống sót sau trận lũ quét kinh hoàng tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai tới năm 18 tuổi.

Tối muộn cùng ngày, người đứng đầu trường liên cấp Marie Curie đã có những chia sẻ với phóng viên Báo Nhân Dân chung quanh dự án đặc biệt này.

"Các con sẽ được ấm no và học hành tử tế"

THẦY NHẬN CON LÀM CHÁU NỘI, CON ĐỒNG Ý KHÔNG?

Mở đầu câu chuyện, thầy Nguyễn Xuân Khang nhắc tới trường hợp của bé Trần Ngọc Lan - người duy nhất may mắn sống sót trong một gia đình bị nạn tại Làng Nủ. Mới 6 tuổi, nhưng Lan đã mất đi bố mẹ cùng hai người anh trai do thảm họa rạng sáng 10/9. Hiện cô bé 6 tuổi đang được bà ngoại chăm sóc tại Bệnh viện đa khoa huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

Với thầy Khang, Ngọc Lan đại diện cho "những em bé bất hạnh của Làng Nủ đau thương".

"Một tuần qua mọi người khóc. Thầy Khang cũng khóc", nhà giáo tâm sự - "Thế nhưng thầy nghĩ chỉ khóc thôi ư? Cần phải làm gì để nguôi ngoai? Thế là nghĩ ra cách mình có thể làm: Nhận 'nuôi' các cháu còn sống sót, bù đắp cho các em, để các em được ấm no và học hành tử tế".

Ý tưởng lóe lên trong đầu vị hiệu trưởng già, rồi từng bước được hiện thực hóa khi ông xem phóng sự về em Nguyễn Văn Hành, học sinh trường THPT Bảo Yên. Trong những nằm viện, nam sinh học lớp 12 đã không còn ai thân thích đồng hành. Người chăm sóc em là cô giáo chủ nhiệm Đào Thị Thanh Thủy. Sau trận lũ quét kinh hoàng, mẹ em đã không còn. Nước dữ đã chia đôi gia đình em, cuốn trôi mỗi người một ngả. Hành bị gãy xương quai xanh và một số vết thương ở phần mềm.

Lực lượng quân đội, công an, tình nguyện viên tiếp tục tìm kiếm tại hiện trường Làng Nủ ngày 15/9.
Lực lượng quân đội, công an, tình nguyện viên tiếp tục tìm kiếm tại hiện trường Làng Nủ ngày 15/9.

Ngay lập tức, thông qua cô Nguyễn Thị Hồng, Phó hiệu trưởng Trường THPT số 1 Bảo Yên, thầy Khang đã đã tìm cách liên lạc với cậu học sinh bất hạnh. Sáng 17/9, thầy đã kết nối được với Hành. Qua điện thoại, thầy hỏi: "Hiện con ăn uống được không? Ăn gì, ngày mấy lần?"

- Con ăn cháo, 3-4 lần mỗi ngày. Mỗi lần ăn một cốc nhỏ - Hành đáp.

- Bố mẹ con sinh năm nào?

- Dạ, bố con sinh năm 1972. Mẹ con sinh năm 1983.

- Bố mẹ con bằng tuổi con trai của thầy. Con hơn cháu nội út của thầy 1 tuổi. Vậy thầy nhận con là cháu nội. Con đồng ý không? - thầy Khang đặt vấn đề.

Nghe đến đây, từ đầu dây bên kia, cậu học sinh mồ côi lặng người đi một lát rồi bật khóc, đáp: "Dạ, được ạ!".

CÁC CON SẼ ĐƯỢC ẤM NO, ĐƯỢC HỌC HÀNH TỬ TẾ

Thầy Khang tiếp lời: Trong phóng sự thầy đọc trên báo, con chia sẻ: Con không muốn đi học nữa, sẽ đi làm để kiếm sống, tương lai mù mịt khiến con không biết rồi sẽ ra sao. Bây giờ ông nội sẽ giúp con đủ tiền để ăn học. Ông và các cô giáo của con đều muốn con tiếp tục học xong lớp 12 và học lên nữa, con đồng ý không?

Hành lại khóc: Con đồng ý ạ!

- Ông hỏi cụ thể chút, để đủ tiền ăn học thì mỗi tháng con cần khoảng bao nhiêu?

- Dạ con ko biết ạ! - Hành đáp.

Ngày 15/9, đường vào Làng Nủ vẫn bị chia cắt, các phương tiện máy móc, xe chuyên dụng đang giải phóng sạt lở.
Ngày 15/9, đường vào Làng Nủ vẫn bị chia cắt, các phương tiện máy móc, xe chuyên dụng đang giải phóng sạt lở.

Thầy Khang nhắc Hành hỏi các cô giáo về khoản chi phí này. Cô giáo của Hành cho biết: "Thưa thầy, ở trên này các cháu được khoảng 3 triệu đồng mỗi tháng là đủ".

"Vậy, ông nội sẽ cho Hành mỗi tháng 3 triệu. Khi nào có việc đột xuất cần thêm thì nói với ông. Ngày mai cô sẽ đi mở tài khoản ngân hàng cho con. Hằng tháng, ông gửi tiền vào tài khoản đó. Thầy cũng nhờ cô mua giúp con điện thoại. Có điện thoại thi thoảng ông cháu nói chuyện với nhau. Giờ, con hứa với ông thế nào?", thầy Khang nói.

- Con hứa với ông sẽ chăm học để tốt nghiệp phổ thông. Còn học gì nữa cho con suy nghĩ thêm, cuối năm học con nói ạ. Con cảm ơn ông nội! - Hành nghẹn ngào.

Tìm kiếm các nạn nhân bị lũ quét, sạt lở đất vùi lấp tại Lào Cai.
Tìm kiếm các nạn nhân bị lũ quét, sạt lở đất vùi lấp tại Lào Cai.

Lắng nghe câu chuyện, cô giáo đứng bên cũng bật khóc. Cô bảo: "Em hứa với thầy sẽ cùng các cô giáo của trường chăm sóc em Hành. Em Hành (không còn nhà cửa-PV) sẽ ở trong Ký túc xá của trường. Cảm ơn thầy rất nhiều".

Ngay chiều 17/9, tài khoản ngân hàng của nam sinh bất hạnh đã được lập. Thầy Khang cũng gửi khoản tiền sinh hoạt phí đầu tiên cùng tiền mua điện thoại lên cho em.

"Có tài khoản mới, có suất học bổng đầu tiên để an ủi, tương lai của cậu bé mồ côi sẽ không còn mù mịt nữa", thầy Khang giãi bày.

DỰ ÁN NUÔI TRẺ LÀNG NỦ - HÀNH TRÌNH DÀI PHÍA TRƯỚC

Nguyễn Văn Hành, học sinh lớp 12A9 Trường THPT số 1 Bảo Yên cũng là học sinh đầu tiên của “Dự án nuôi trẻ em và học sinh Làng Nủ sau lũ quét”.

Chia sẻ với phóng viên Báo Nhân Dân, nhà giáo Nguyễn Xuân Khang thông tin: Hiện, nhà trường đang tiếp tục phối hợp với các phóng viên trực tiếp tác nghiệp tại hiện trường, Phòng Giáo dục - đào tạo huyện Bảo Yên, Ủy ban nhân dân xã Phúc Khánh để lập danh sách các cháu từ 15 tuổi trở xuống ở Làng Nủ sống sót sau trận lũ quét (bao gồm các cháu mồ côi và còn bố mẹ).

Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang.
Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang.

"Ngay sau khi lập xong danh sách, chúng tôi sẽ tiến hành dự án nuôi trẻ em và học sinh Làng Nủ còn sống sót sau lũ quét. Trường Marie Curie sẽ nuôi các cháu ăn học cho đến 18 tuổi theo cách cấp 3 triệu đồng/cháu/tháng. Số tiền được chuyển khoản thẳng cho bố mẹ hoặc người đỡ đầu của các cháu", nhà giáo Nguyễn Xuân Khang nhấn mạnh.

Chủ tịch Hội đồng trường liên cấp Marie Curie cũng cho biết thêm, đây là một dự án "còn lâu dài". Nhà trường sẽ tập trung vào việc cần thiết ban đầu là lập danh sách cụ thể, bao gồm tổng số trẻ bị ảnh hưởng, tên tuổi cụ thể; thống kê người nhận nuôi (đã có) trước khi tiến hành các bước tiếp theo.

Thầy Khang cũng cho rằng, trước biến cố do thiên tai có năm việc cần làm ngay: Một là khẩn trương tìm kiếm người mất tích và lo mai táng chu đáo. Hai là cứu chữa những người bị thương. Ba là thu xếp chỗ ở tạm thời cho người sống sót. Bốn là thu dọn vệ sinh môi trường và năm là tìm nơi tái định cư, ổn định cuộc sống lâu dài.

"Tôi và Trường Marie Curie muốn tập trung tham gia ở việc thứ năm", thầy nói.

Trước đó, như Báo Nhân Dân đã đưa tin, ngày 10/9, một trận lũ quét lớn đã xảy ra tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai). Tính tới ngày 17/9, tổng số người chết và mất tích tại Làng Nủ là 66 trường hợp, giảm 29 trường hợp so với số liệu công bố ban đầu. Trong đó, có 52 người chết, 14 người mất tích, 87 người đã được xác định an toàn, trong khi 15 người bị thương đang được điều trị tại bệnh viện.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao tính chủ động đảm bảo an toàn vệ sinh lao động

Nâng cao tính chủ động đảm bảo an toàn vệ sinh lao động

Từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh đã xảy ra 16 vụ tai nạn lao động, trong đó có 7 vụ làm tử vong 9 người. Các vụ tai nạn lao động xảy ra phần lớn là do sự chủ quan của người sử dụng lao động và người lao động. Trước thực trạng đó, các cấp, các ngành chức năng trong tỉnh đang vào cuộc quyết liệt nhằm nâng cao ý thức và tính chủ động về đảm bảo an toàn lao động.

Ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á

Ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á

Tái tạo toàn bộ xương ức và các xương sườn lân cận bằng công nghệ in 3D là một thành tựu mới của các nhân viên y tế tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City, ghi dấu ấn là bệnh viện đầu tiên tại Đông Nam Á ứng dụng công nghệ in 3D vật liệu Titan cho các bệnh nhân tim phổi phải sử dụng xương nhân tạo.

Hơn 247 tỷ đồng ủng hộ người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai

Hơn 247 tỷ đồng ủng hộ người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai

Thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, tính đến 15h ngày 18/9, Ban Vận động cứu trợ tỉnh đã tiếp nhận số đăng ký và ủng hộ của các tập thể, cá nhân, các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với số tiền hơn 247 tỷ đồng (bao gồm cả nguồn ủng hộ của Quỹ cứu trợ trung ương).

Xung quanh câu chuyện từ thiện

Xung quanh câu chuyện từ thiện

Những ngày này, người dân vùng lũ Lào Cai đang được đón nhận tình cảm, sự sẻ chia của hàng vạn tấm lòng hảo tâm đến ủng hộ giúp đỡ bằng tiền, hàng hóa, nhu yếu phẩm khác. Sự hỗ trợ kịp thời đó rất quan trọng, góp phần giúp người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai vượt qua những khó khăn ban đầu, sớm ổn định, bắt tay tái thiết cuộc sống mới. Vậy nhưng xung quanh câu chuyện từ thiện vẫn còn đâu đó đôi điều băn khoăn, trăn trở.

[Ảnh] Học sinh Làng Nủ đến trường

[Ảnh] Học sinh Làng Nủ đến trường

Từ ngày 16/9, học sinh lớp 1C, lớp 2C tại Điểm trường Làng Nủ đã chuyển đến ở bán trú và học tập tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên) để đảm bảo an toàn. Nhiều em trở lại lớp với gương mặt vẫn còn hoảng sợ vì trận lũ kinh hoàng đã vĩnh viễn cướp đi sinh mạng của người thân, bạn bè.

[Ảnh] Vùng lũ Cốc Lầu ngân vang tiếng học bài

[Ảnh] Vùng lũ Cốc Lầu ngân vang tiếng học bài

Sau trận mưa lũ lịch sử, cùng với việc nhanh chóng tìm kiếm, cứu nạn những người mất tích, từng bước khắc phục thiên tai, vùng lũ xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) nỗ lực đưa học sinh các thôn đến trường. Đặc biệt, các em học sinh thôn Kho Vàng - nơi chịu nhiều ảnh hưởng cũng đã được đến trường học tập.

fbytzltw