Xóa bỏ định kiến giới ở Mường Bo:

Hiệu quả nhờ tuyên truyền

Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền xóa bỏ định kiến về giới đã từng bước giúp phụ nữ dân tộc Dao đỏ tại xã Mường Bo, thị xã Sa Pa có thêm tự tin để hòa nhập và bình đẳng hơn trong cuộc sống thường ngày.

z5934699812907-4e5e590b81979fe8576423bb47a28706-1775.jpg
Phụ nữ người Dao đỏ ở Mường Bo đã được quan tâm hơn trong cuộc sống nhờ thay đổi nhận thức về giới.

Hủ tục dần được xóa bỏ

Trò chuyện với chúng tôi bên hiên ngôi nhà 3 gian tường xây và lợp mái tôn, bà Chảo Mùi Khé, 75 tuổi ở thôn Sín Chải A, xã Mường Bo, tâm sự: Bây giờ, phụ nữ người Dao đỏ không còn khổ như ngày trước nữa, chất lượng cuộc sống được cải thiện nhiều. Trước đây, phụ nữ người Dao đỏ bị phân biệt đối xử trong chính gia đình mình, như không bao giờ được ngồi ngang hàng với đàn ông, khi ăn cơm phải ngồi dưới bếp, mỗi ngày chỉ được ăn 2 bữa, phải làm việc nặng nhọc, lo toan chu toàn việc nhà và nuôi con khôn lớn. Nhiều người còn không bao giờ được mặc quần áo đẹp vì không ít gia đình coi phụ nữ chỉ như người ở.

dsc-2974-1585.jpg
Bà Chảo Mùi Khé (bên phải ảnh) cho rằng cuộc sống đã thay đổi nhiều khi nhận thức về bình đẳng giới được nâng lên.

Để minh chứng cho những đổi thay trong cuộc sống của phụ nữ Dao đỏ, bà Khé chỉ về phía chị Đặng Thị Mẩy ngồi kế bên và bảo: Như nhà chị Mẩy, vợ chồng cùng nhau lao động sản xuất, cùng làm việc nhà và nuôi con. Đến bữa ăn, cả gia đình quây quần bên mâm cơm, không còn cảnh phụ nữ phải ăn riêng dưới bếp như trước.

Nụ cười rạng rỡ trên môi, chị Đặng Thị Mẩy vui vẻ tâm sự, gia đình tôi có 2 con nhỏ. Chồng tôi đang làm phụ bếp tại một nhà hàng ở thị xã Sa Pa. Sau mỗi ngày làm việc trở về gia đình, hai vợ chồng lại cùng nhau làm việc nhà và dạy các con học. Một trong những thay đổi lớn nhất đối phụ nữ Dao đỏ đó là không còn phải ăn cơm một mình như hủ tục trước kia.

z5934699718142-026d4b233f8c50d61a8889466271e3df-5261.jpg
Phụ nữ người Dao đỏ đã biết làm kinh tế và trao đổi kinh nghiệm làm đẹp.

Tại xã Mường Bo, việc tuyên truyền xóa bỏ định kiến về giới được tổ chức đầu tiên tại thôn Nậm Củm bằng nhiều hình thức, sau đó nhân rộng sang các thôn khác. Nhờ đó, định kiến phân biệt về giới đã được cải thiện, nhiều nơi đã bỏ hoàn toàn, thay vào đó là một cuộc sống văn minh, hiện đại hơn.

Xây dựng cuộc sống văn minh, phát triển hơn

Hủ tục về phân biệt giới dần được loại bỏ, phụ nữ vùng cao Mường Bo đã mạnh dạn hơn trong mọi hoạt động giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm để phát triển kinh tế, xây dựng gia đình, xây dựng cộng đồng phát triển.

dsc-2967-2674.jpg
Cán bộ Hội Phụ nữ xã luôn bám cơ sở để tuyên truyền hiệu quả.

Chị Vàng Tả Mẩy, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Mường Bo cho hay, để phụ nữ phát triển hơn, thay đổi định kiến và hòa đồng trong cuộc sống, Hội Phụ nữ xã đã tích cực tuyên truyền, đẩy mạnh thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua, như: “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” gắn với mô hình “Nhà sạch vườn đẹp” cho 612 lượt phụ nữ trên địa bàn tham gia.

Qua các phong trào, cuộc vận động, chị em được học hỏi, chia sẻ nhiều hơn về cuộc sống và làm những công việc thiết thực trong gia đình, cộng đồng, xã hội.

Bên cạnh đó, công tác hỗ trợ nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ tại xã được duy trì tốt. Hội Phụ nữ xã đã đẩy mạnh công tác phối hợp, giúp hội viên, phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế với tổng dư nợ hơn 10,5 tỷ đồng, tại 4 tổ vay vốn do Hội Phụ nữ quản lý, 143 tổ viên tham gia vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Cùng với đó, Hội Phụ nữ xã phối hợp tổ chức các lớp đào tạo nghề trồng quế, nuôi cá nước lạnh, du lịch cộng đồng cho 90 chị em tham gia.

Chất lượng cuộc sống ngày một nâng cao, chị em đã biết quan tâm chăm sóc sức khỏe hơn với 90% hội viên, phụ nữ tham gia bảo hiểm y tế và tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe…

dsc-2963-206.jpg
Cán bộ Hội Phụ nữ xã đến từng hộ dân để tuyên truyền.

Ông Hoàng Văn Phang, Bí thư Đảng ủy xã Mường Bo cho biết, Hội Phụ nữ xã đã vượt qua nhiều khó khăn để thực hiện ngày một tốt hơn chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng, thiết thực chăm lo đời sống vật chất tinh thần của hội viên, phụ nữ. Cán bộ Hội Phụ nữ xã luôn bám cơ sở, đẩy mạnh truyền thông thay đổi định kiến về giới, qua đó đã giúp nâng cao nhận thức, thay đổi cách nghĩ của người dân trên địa bàn, góp phần xây dựng Mường Bộ ngày một văn minh, phát triển.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Ảnh] Phụ nữ Tày Hợp Thành giữ nghề làm cốm

[Ảnh] Phụ nữ Tày Hợp Thành giữ nghề làm cốm

Tháng 10 vào độ cuối Thu, đến thôn Cáng 1, cáng 2, xã Hợp Thành, thành phố Lào Cai, chúng tôi sẽ được hòa mình vào bầu không khí náo nức, rộn ràng của mùa cốm mới. Những phụ nữ Tày với đôi bàn tay khéo léo và sự chăm chỉ, chịu khó ra đồng cắt lúa nếp về làm thành những hạt cốm dẻo thơm, mềm ngọt, đậm đà hương vị đồng quê.

Chung tay ngăn chặn bạo lực gia đình

Chung tay ngăn chặn bạo lực gia đình

Để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với những hành vi bạo lực gia đình, Chủ tịch UBND tỉnh đã có văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Qua đó, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân.

Vì tương lai của trẻ em gái

Ngày Quốc tế trẻ em gái 11/10: Vì tương lai của trẻ em gái

Năm 2011, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã chọn ngày 11/10 hằng năm là ngày Quốc tế trẻ em gái, nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, thúc đẩy cộng đồng thực hiện các chính sách hỗ trợ nâng cao vai trò, vị thế của trẻ em gái nói riêng và phụ nữ nói chung.

[Infographic] Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình

[Infographic] Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình do Quốc hội khóa XV thông qua ngày 14/11/2022 chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023, trong đó quy định rõ nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình và địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình.

[Ảnh] Dự án 8 góp phần “cởi trói” cho phụ nữ Hà Nhì

[Ảnh] Dự án 8 góp phần “cởi trói” cho phụ nữ Hà Nhì

Dân tộc Hà Nhì sinh sống tại một số xã vùng cao, biên giới của huyện Bát Xát. Từ xưa, những người phụ nữ Hà Nhì phải chịu nhiều tập tục lạc hậu như những “sợi dây trói” khiến cuộc sống rất vất vả. Những năm gần đây, khi nhiều chương trình, dự án được triển khai, đặc biệt là Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” với nhiều hoạt động giúp phụ nữ Hà Nhì cởi bỏ những hủ tục, cuộc sống thêm hạnh phúc.

[Ảnh] Mường Khương: Quan tâm chăm sóc sức khỏe phụ nữ

[Ảnh] Mường Khương: Quan tâm chăm sóc sức khỏe phụ nữ

Những chính sách về y tế, chăm sóc sức khỏe vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Mường Khương được thực hiện hiệu quả đã và đang góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn. Đặc biệt, chiến dịch truyền thông, chăm sóc sức khỏe sinh sản đang triển khai đã giúp cho phụ nữ vùng cao nơi đây được thụ hưởng dịch vụ y tế chất lượng.  

[Infographic] Kết quả tuyên truyền, vận động thay đổi định kiến về giới tại thành phố Lào Cai

[Infographic] Kết quả tuyên truyền, vận động thay đổi định kiến về giới tại thành phố Lào Cai

Triển khai Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em", Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Lào Cai đã triển khai nhiều giải pháp và đạt kết quả tích cực, nhất là trong lĩnh vực tuyên truyền, vận động thay đổi định kiến về giới.

[Ảnh] Chăm sóc, phát triển thể trạng cho trẻ em ở vùng cao Bát Xát

[Ảnh] Chăm sóc, phát triển thể trạng cho trẻ em ở vùng cao Bát Xát

Trên địa bàn huyện Bát Xát, công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em luôn được chú trọng. Trung tâm Y tế huyện đã và đang triển khai nhiều biện pháp cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ như: tổ chức các buổi thực hành dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và bà mẹ có con dưới 5 tuổi; bổ sung vitamin A cho trẻ; cấp phát các sản phẩm vi chất dinh dưỡng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong chăm sóc trẻ…

[Infographic] Bạo lực gia đình và những tác hại

[Infographic] Bạo lực gia đình và những tác hại

Tình trạng bạo lực gia đình ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn diễn ra khá phổ biến. Phụ nữ dân tộc thiểu số còn chịu nhiều bất bình đẳng ở ngay trong chính gia đình của mình. Để đấu tranh và tiến tới xóa bỏ tình trạng bạo lực gia đình, người phụ nữ cần nhận biết các dấu hiệu, hình thức bạo lực gia đình.

fbytzltw