Hiệu quả mô hình trồng lạc trên đất đồi ở Văn Bàn

Trong những năm qua, để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn, Trạm Khuyến nông huyện Văn Bàn đã tập trung hỗ trợ nông dân về kỹ thuật sản xuất; cách phòng, chống dịch bệnh hại cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là xây dựng mô hình trình diễn. Mặc dù qua đánh giá, các mô hình trình diễn đều mang lại hiệu quả cao, người dân rất phấn khởi tham gia, nhưng khả năng nhân rộng lại hạn chế. Nguyên nhân là do khó tìm được đầu mối cung ứng giống, đòi hỏi đầu tư, thâm canh cao, thị trường tiêu thụ không ổn định... Những khó khăn đó đòi hỏi khi xây dựng mô hình cần phải tìm hiểu kỹ để khắc phục những hạn chế trên.

Vụ hè thu năm 2011, Trạm Khuyến nông huyện đã tham mưu, đề xuất với Trung tâm Khuyến nông tỉnh, bằng nguồn vốn giảm nghèo, đầu tư xây dựng 7,5 ha mô hình trồng lạc giống mới TB25 trên đất đồi tại xã Khánh Yên Thượng với mục đích giúp nông dân tiếp cận giống lạc mới năng suất cao, chất lượng tốt, góp phần tăng diện tích trồng lạc trên địa bàn huyện, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích.

Mô hình trồng giống lạc TB25.
Mô hình trồng giống lạc TB25.

Đây là giống lạc mới do Công ty Cổ phần Giống cây trồng Thái Bình chọn tạo, được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận năm 2008. Giống có thời gian sinh trưởng trung bình, trồng được cả 2 vụ (vụ xuân 100 - 110 ngày, vụ hè thu 100 - 105 ngày). Khối lượng 165 - 175 g/100 quả, khối lượng 50 - 60 g/100 hạt, tỷ lệ hạt/quả đạt 70 - 72%. Cây sinh trưởng khoẻ, ra hoa kết quả tập trung, chống chịu bệnh gỉ sắt, đốm nâu, héo xanh vi khuẩn tốt hơngiống lạc đỏ địa phương, khả năng thích ứng rộng, dễ sản xuất, có thể gieo trồng trên nhiều vùng sinh thái khác nhau. Năng suất cao, khá ổn định, vụ xuân năng suất đạt từ 35 - 40 tạ/ha, vụ hè thu 30 - 35 tạ/ha. Sau hơn 3 tháng triển khai, mặc dù thời tiết không thuận lợi, song kết quả mô hình được đánh giá là khá thành công, năng suất đạt 30,5 tạ/ha, trừ chi phí, người dân thu lãi 35 triệu đồng/ha.

Nhận thấy hiệu quả thiết thực từ mô hình đem lại, người dân trong xã đã chủ động để giống theo khuyến cáo của cán bộ khuyến nông với mục đích nhân rộng mô hình. Vụ xuân năm 2012, ngoài diện tích đã trồng 7,5 ha, bà con chủ động, tận dụng và khai phá thêm trên 10 ha đất trồng mới, đưa tổng diện tích  trồng lạc giống mới TB25 lên 20 ha, hiện nay cây sinh trưởng và phát triển tốt, đang trong giai đoạn ra hoa đợt 2.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Đức Thắng, Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Yên Thượng cho biết: Những năm trước đây, huyện đã xây dựng thành công mô hình trình diễn nhằm khuyến cáo đến bà con những giống, cây trồng và các phương thức thâm canh mới, nhưng khi kết thúc thì khả năng nhân rộng lại gặp nhiều hạn chế. Tuy nhiên, với hiệu quả thiết thực, mô hình trồng lạc giống mới TB25 được bà con trong xã chủ động đăng ký  mở rộng diện tích trồng.

Anh Hoàng Đức Thu, cán bộ khuyến nông xã cho biết: Do diện tích trồng lúa của xã Khánh Yên Thượng không nhiều, trong khi diện tích đất đồi bỏ hoang tương đối lớn, với việc xây dựng mô hình lạc trên đất đồi thành công cũng đã bổ sung cho địa phương hướng mới trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn./.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Chính phủ ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP ngày 30/6/2025 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

Rừng kháo cổ thụ trên núi Sải Duần

Rừng kháo cổ thụ trên núi Sải Duần

Thời gian gần đây, xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát (nay là xã Bát Xát, tỉnh Lào Cai) trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước yêu thích khám phá thiên nhiên, trải nghiệm núi rừng. Một trong những địa chỉ để lại nhiều ấn tượng đẹp đối với du khách là rừng kháo cổ thụ ở thôn Sải Duần do cộng đồng quản lý với hàng vạn cây kháo cổ thụ xanh mướt.

Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc

Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc

Tây Bắc là vùng có tiềm năng lớn trong phát triển nông, lâm sản hàng hóa nhờ lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng và đa dạng sinh học. Trong 10 năm qua, diện tích trồng cafe tại khu vực tăng 54%, sản lượng tăng 265%, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các loại cây ăn quả, cây dược liệu.

Miễn, giảm 50% cho 46 khoản phí, lệ phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp từ 1/7

Miễn, giảm 50% cho 46 khoản phí, lệ phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp từ 1/7

Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn vừa ký ban hành Thông tư số 64/2025/TT-BTC quy định mức thu, miễn một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Theo đó, hàng chục khoản phí, lệ phí sẽ được miễn, giảm 50% để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân từ hôm nay 1/7 đến hết 31/12/2026.

Tiếp tục áp dụng thuế VAT 8% với phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc

Tiếp tục áp dụng thuế VAT 8% với phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc

Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) tiếp tục áp dụng mức thuế suất giá trị gia tăng 8% theo quy định tại Nghị quyết số 204/2025/QH15 của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng đối với giá dịch vụ sử dụng các tuyến đường cao tốc kể từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

Mô hình liên kết trồng hoa hồng ở xã Nậm Khắt - xã NTM đầu tiên của huyện Mù Cang Chải mang lại nhiều việc làm, thu nhập ổn định cho người dân địa phương.

Khơi dòng phát triển

Tròn 80 năm hình thành và phát triển, Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã dẫn dắt nhân dân các dân tộc vượt qua bao thăng trầm lịch sử, từ một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn vươn lên mạnh mẽ, tự tin hội nhập.
Đồng bộ trong quản lý nguồn gốc sản phẩm

Đồng bộ trong quản lý nguồn gốc sản phẩm

Mã số, mã vạch được coi là “chứng minh thư” của sản phẩm, giúp xác định nguồn gốc xuất xứ, hỗ trợ quản lý nhà nước, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, mã số, mã vạch đang bị một số tổ chức, cá nhân lợi dụng để hợp thức hóa hàng hóa không rõ nguồn gốc.

fb yt zl tw