Hiệu quả Dự án 8 ở xã biên giới A Mú Sung

Hiệu quả lớn nhất mà Dự án 8 mang lại chính là đã giúp phụ nữ và trẻ em nữ trên địa bàn xã A Mú Sung, huyện Bát Xát có thêm nhiều cơ hội tham gia các hoạt động của xã hội, nâng cao hiểu biết và khẳng định vị thế của mình.

baolaocai-br_1.jpg
Một buổi truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực gia đình trên cơ sở giới năm 2024 do Hội Phụ nữ huyện Bát Xát tổ chức tại xã A Mú Sung.

Từ khi Chi hội Phụ nữ thôn Y Giang, xã A Mú Sung (huyện Bát Xát) triển khai các nội dung thuộc Dự án 8 về “thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, chị Sùng Thị Tùng luôn là một trong những hội viên tham gia tích cực. Chị cho biết Chi hội Phụ nữ thôn đã thành lập câu lạc bộ văn nghệ, câu lạc bộ thêu may thổ cẩm; tổ chức trồng hoa ven đường làm đẹp thôn, bản; tuyên truyền mạnh về công tác phòng chống tảo hôn, bạo lực gia đình và tuyên truyền phụ nữ không bỏ đi khỏi địa phương, nâng cao quyền năng của phụ nữ…

baolaocai-br_4.jpg
baolaocai-br_5.jpg
Phụ nữ thôn Y Giang đã phát huy vai trò, tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình.

“Được tham gia vào các hoạt động thiết thực, ý nghĩa đã giúp các hội viên phụ nữ trong thôn nâng cao hiểu biết, nhất là vai trò của phụ nữ trong gia đình đã được nâng lên, tích cực cùng chồng lao động, sản xuất phát triển kinh tế gia đình; việc thực hiện bình đẳng giới và tình trạng bạo lực gia đình đã được cải thiện rõ rệt”, chị Tùng bộc bạch.

Còn tại thôn Tung Qua của xã, Tổ truyền thông cộng đồng cũng đã triển khai nhiều hoạt động tại cơ sở. Theo đó, Tổ đã tổ chức nhiều buổi truyền thông, tuyên truyền về đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai, các nội dung về phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới… Theo anh Phàn Vần Siểu, Tổ trưởng Tổ truyền thông cộng đồng của thôn, công tác tuyên truyền đã đi vào nền nếp, từng bước tạo hiệu ứng tốt đối với cộng đồng, giúp nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội.

baolaocai-br_9.jpg
Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" thôn Ngải Trồ tham gia buổi tập huấn vận hành câu lạc bộ do Hội Phụ nữ huyện Bát Xát tổ chức.

Hoặc như Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” thôn Ngải Trồ thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt, tuyên truyền về chủ đề liên quan đến trẻ em bằng nhiều hình thức. Ví như trong kỳ sinh hoạt tháng 10 vừa qua, Câu lạc bộ lựa chọn chủ đề phòng chống lao động trẻ em và các biện pháp phòng tránh lao động trẻ em để tuyên truyền đến 30 học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS xã A Mú Sung theo hình thức thuyết trình kết hợp với thảo luận nhóm giúp các em nhận thức sâu sắc vấn đề.

baolaocai-br_6.jpg
baolaocai-br_7.jpg
Tổ truyền thông cộng đồng các thôn trên địa bàn xã A Mú Sung tổ chức hàng chục buổi truyền thông về các nội dung liên quan đến Dự án 8.

Việc thực hiện Dự án 8 trên địa bàn xã A Mú Sung thời gian qua được Hội Phụ nữ xã triển khai phù hợp với tình hình thực tế địa phương trong từng thời điểm và từng nhiệm vụ chính trị cụ thể. Trong 9 tháng năm 2024, Hội đã tổ chức được 12 buổi tuyên truyền, thu hút hơn 550 lượt hội viên phụ nữ và người dân tham gia. Nội dung tập trung vào vận động các gia đình hội viên làm đất trồng chè, phòng chống tảo hôn, thực hiện vệ sinh môi trường, phòng chống bão lũ, các chính sách ưu đãi vay vốn phát triển kinh tế… Cùng với đó là vận động hội viên phụ nữ quét dọn đường làng, ngõ xóm, vệ sinh môi trường tại thôn Y Giang, Tung Qua, Lũng Pô, Tùng Sáng; duy trì chăm sóc 2 tuyến đường hoa tại thôn Lũng Pô, Y Giang với tổng chiều dài 900m…

Ngoài ra, các nội dung của Dự án 8 còn được triển khai lồng gắn với thực hiện Cuộc vận động xây dựng gia đình "5 không, 3 sạch ”; Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh ”; thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương.

baolaocai-br_3.jpg
Hội Phụ nữ xã tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với hội viên và người dân thôn Y Giang về trồng và chăm sóc cây chè.

Hội Phụ nữ xã cũng đã vận động, quản lý nguồn tiết kiệm tại các chi hội, tổ hội tạo nguồn vốn vay tại chỗ để hội viên, phụ nữ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vay phát triển sản xuất, chăn nuôi với lãi suất thấp. Hội phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện nhận ủy thác cho hội viên và người dân vay hơn 1,6 tỷ đồng phát triển kinh tế; duy trì mô hình nuôi gà bản địa và mô hình “Chi hội trồng và phát triển cây xoài tím” tại thôn Lũng Pô… Thông qua đó, vai trò của phụ nữ trong gia đình được nâng lên, đã xuất hiện một số tấm gương phụ nữ tiêu biểu trong phát triển kinh tế.

Điển hình như mô hình nuôi lợn đen bản địa của gia đình chị Tẩn Mùi Sểnh ở thôn Tùng Sáng. Với số vốn dành dụm và vốn vay 200 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội, gia đình chị đã đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi lợn đen bản địa và lợn lai rừng. Từ gần 20 con giống ban đầu, đến nay gia đình chị đã nhân giống, phát triển đàn lợn lên quy mô 150 - 200 con. Ngoài cung cấp lợn giống cho bà con trong xã và khu vực lân cận, gia đình chị còn nuôi lợn thịt xuất bán ra thị trường, bình quân mỗi năm có thu nhập 200 - 250 triệu đồng. Chị Sểnh cũng tích cực chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi cho hội viên phụ nữ; tạo việc làm cho lao động trong thôn; liên kết tiêu thụ lợn thịt cho 30 hộ dân trong xã…

baolaocai-br_2.jpg
Thông qua triển khai Dự án 8 giúp thay đổi nhận thức của cộng đồng về vai trò của phụ nữ và trẻ em gái trong đời sống xã hội.

Chị Tẩn Sử Mẩy, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã A Mú Sung cho biết: Triển khai Dự án 8 về “thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Hội đã thành lập 1 Câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi ở thôn Ngải Trồ; thành lập 3 Tổ truyền thông cộng đồng tại 3 thôn khó khăn (Ngải Trồ, Phù Lao Chải và Tung Qua). Các nội dung của dự án được triển khai đầy đủ, kịp thời theo đúng tiến độ đề ra. Hiệu quả lớn nhất mà dự án mang lại là đã giúp phụ nữ và trẻ em gái có thêm nhiều cơ hội tham gia các hoạt động xã hội, nâng cao hiểu biết và khẳng định vị thế của bản thân. Đồng thời, giúp thay đổi cách nhìn, suy nghĩ của cộng đồng với phụ nữ và trẻ em gái, thực hiện tốt hơn bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, tạo tiền đề quan trọng nâng cao chất lượng cuộc sống vùng dân tộc thiểu số và miền núi như A Mú Sung.

* Một số ảnh trong bài do Hội Phụ nữ xã A Mú Sung cung cấp

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Ảnh] Bắc Hà: Nhân lên các mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ

[Ảnh] Bắc Hà: Nhân lên các mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ

Những năm qua, Hội Phụ nữ huyện Bắc Hà đã triển khai xây dựng nhiều mô hình hỗ trợ sản xuất và huy động sự tham gia của hội viên để giúp nhau phát triển kinh tế gia đình. Sự hỗ trợ đó đã giúp nhiều hội viên phụ nữ là người dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo, trở thành những tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới.

Phát huy vai trò tổ truyền thông cộng đồng trong phòng, chống tảo hôn

Xã Điện Quan (Bảo Yên): Phát huy vai trò tổ truyền thông cộng đồng trong phòng, chống tảo hôn

3 năm trở lại đây, các tổ truyền thông cộng đồng theo Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” được thành lập tại các thôn, bản, đã góp phần quan trọng trong việc giảm tỷ lệ tảo hôn trên địa bàn xã.

Tọa đàm: Khi nam giới tham gia truyền thông những vấn đề về giới

Tọa đàm: Khi nam giới tham gia truyền thông những vấn đề về giới

Trong hình dung của nhiều người, khi nói về bình đẳng giới thường là những vấn đề liên quan chủ yếu đến phụ nữ. Vậy nhưng lại có những nam giới thực hiện việc tuyên truyền này, họ sẽ gặp những khó khăn gì và đã nỗ lực như thế nào để hoàn thành nhiệm vụ? Báo Lào Cai đã có cuộc trao đổi với anh Bàn Văn Nghiêm, Tổ phó Tổ truyền thông cộng đồng thôn 2 Nhai Tẻn, xã Kim Sơn, huyện Bảo Yên phần nào làm rõ hơn những vấn đề nêu trên.

Đẩy lùi bạo lực gia đình ở Trung Chải

Đẩy lùi bạo lực gia đình ở Trung Chải

Hội Phụ nữ xã Trung Chải (thị xã Sa Pa) và các tổ truyền thông cộng đồng thôn đã phối hợp thực hiện tốt các nội dung tuyên truyền về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình, qua đó từng bước đẩy lùi nạn bạo lực gia đình tại địa phương.

Giáo dục giới tính cho học sinh

Giáo dục giới tính cho học sinh

Những năm gần đây, giáo dục giới tính cho học sinh tại các trường phổ thông được các nhà trường quan tâm, triển khai thông qua chương trình học chính khóa và các buổi ngoại khóa. Qua đó nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh, giúp các em tích lũy kiến thức, kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân.

Tọa đàm: Ngày mới ở Lùng Thẩn

Tọa đàm: Ngày mới ở Lùng Thẩn

Sau khoảng 2 năm triển khai, Dự án 8 đã mang lại nhiều sự thay đổi tích cực tại xã Lùng Thẩn (Si Ma Cai). Để rõ hơn nội dung này, phóng viên Báo Lào Cai có cuộc trao đổi với chị Hoàng Thị Lói, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Lùng Thẩn.

Phát huy vai trò của tổ truyền thông cộng đồng: Nhìn từ một hội thi

Phát huy vai trò của tổ truyền thông cộng đồng: Nhìn từ một hội thi

Không chỉ là câu chuyện bị giới hạn bởi không gian, thời gian, hay là một vấn đề của một cộng đồng, những phần thi của 19 đội thi trên địa bàn huyện Bát Xát cũng chính là sự phản ánh rõ nét nhất những vấn đề cấp thiết về phụ nữ và trẻ em đang tồn tại ở các bản làng, cần cách thức hiệu quả để giải quyết.

Truyền thông “Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình” cho phụ nữ vùng cao Nậm Cọ

Văn Bàn: Truyền thông “Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình” cho phụ nữ vùng cao Nậm Cọ

Ngày 22/11, tại thôn Nậm Cọ, xã Khánh Yên Thượng, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Văn Bàn đã tổ chức Chương trình truyền thông “Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình”. Chương trình truyền thông nằm trong khuôn khổ mục tiêu Dự án 8 do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì.

fbytzltw