Hết thời mạo danh công an huyện, đối tượng lừa đảo tung chiêu mới

Sau khi không còn tổ chức công an cấp huyện, các đối tượng lừa đảo không còn mạo danh công an huyện gọi điện/nhắn tin để lừa đảo nhằm chiếm đoạt tiền của người dân. Tuy nhiên, chúng liên tục tung ra những chiêu thức mới.

Cảnh báo chiêu thức lừa đảo mới

Ngân hàng Vietcombank cho hay đã xuất hiện hình thức lừa đảo mơi mạo danh nhân viên/tổng đài Vietcombank gọi điện mời phát hành thẻ tín dụng.

Kẻ gian tự nhận là nhân viên ngân hàng gọi điện, gửi tin nhắn (SMS, Zalo, messenger... ) thuyết phục khách hàng chủ động mở thẻ ghi nợ phi vật lý hoặc làm hồ sơ phát hành thẻ tín dụng tại ngân hàng.

Khi nhận cuộc gọi, khách hàng sẽ nghe thấy thông điệp giả danh tổng đài tự động: “Chúc mừng quý khách đã đủ điều kiện phát hành thẻ tín dụng tại ngân hàng. Nếu khách hàng có nhu cầu, nhấn phím 1 hoặc nhấn phím 0 để gặp tổng đài viên”. Nếu khách hàng nhấn phím thì kẻ gian sẽ ngắt cuộc gọi, sau đó gọi lại tự nhận là nhân viên của ngân hàng và lừa đảo khách hàng cung cấp thông tin cá nhân, thông tin bảo mật của dịch vụ ngân hàng.

Kẻ gian yêu cầu khách hàng cung cấp một số thông tin thẻ để liên kết thẻ của khách hàng với Ví điện tử của chúng, từ đó chiếm đoạt tiền trong thẻ của khách hàng. Các thông tin chúng yêu cầu cung cấp thường bao gồm:

Thông tin thẻ: Hình ảnh thẻ; dãy số in trên thẻ; tên trên thẻ; màn hình hiển thị số thẻ đầy đủ trong dịch vụ ngân hàng số VCB Digibank... ); mã OTP được gửi tới số điện thoại của khách hàng.

Kẻ gian cũng có thể yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin số tài khoản, thông tin cá nhân (CCCD, hình ảnh sinh trắc học,...), thông tin bảo mật dịch vụ, mật khẩu, OTP... và sử dụng thông tin bảo mật để đăng nhập ứng dụng ngân hàng và chiếm đoạt tài sản của khách hàng.

Trong quá trình lừa đảo, kẻ gian có thể yêu cầu khách hàng chuyển tiền thanh toán phí hồ sơ, phí phát hành thẻ,...

1.jpg
(Ảnh minh họa)

Ngân hàng Agribank cũng vừa cảnh báo và cập nhật các hình thức lừa đảo trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Đối tượng gửi tin nhắn mạo danh thương hiệu ngân hàng (tin nhắn này được nhận, lưu trong cùng mục với các tin nhắn của ngân hàng trên điện thoại di động của khách) để thông báo tài khoản của khách hàng có dấu hiệu hoạt động bất thường, cần ấn vào đường link trong tin nhắn để cung cấp thông tin xác thực. Thực chất đây là đường link giả mạo, lừa đảo để khách hàng tiết lộ thông tin bảo mật của dịch vụ Ngân hàng điện tử nhằm chiếm đoạt tài sản.

Hoặc, đối tượng gọi đến khách hàng bằng một cuộc gọi tự động để xác minh khách hàng đã tiêm một loại vắc-xin nào đó chưa (ví dụ: Chưa tiêm - ấn phím 1, Đã tiêm - ấn phím 2... ). Thực hiện thao tác này, điện thoại của khách hàng sẽ bị đối tượng kiểm soát và lấy cắp thông tin cá nhân, thông tin về dịch vụ ngân hàng thường xuyên sử dụng để chiếm đoạt tài sản.

Ngân hàng BIDV cũng đưa ra cảnh báo giả mạo nhân viên giao hàng (shipper).

Đối tượng lừa đảo mạo danh là nhân viên giao hàng, chọn thời điểm khách hàng không có mặt ở nơi giao hàng để gọi điện và tạo áp lực, thậm chí thúc ép người nhận bằng cách thông báo đơn hàng sẽ bị hủy nếu không chuyển khoản.

Sau khi nhận được tiền, đối tượng sẽ chiếm đoạt và cắt đứt liên lạc với khách hàng nếu đó là món hàng trị giá cao.

Một số trường hợp khác, khi khách hàng chuyển khoản thành công, đối tượng sẽ thông báo do nhầm lẫn nên số tài khoản trên là số đăng ký các dịch vụ hội viên, khi chuyển tiền vào đó trung tâm sẽ kích hoạt gói cước hội viên. Lúc này, đối tượng gửi cho khách hàng đường dẫn đến trang web giả mạo. Khi truy cập đường dẫn giả mạo hoặc tải ứng dụng từ đường dẫn giả mạo và nhập các thông tin cá nhân theo hướng dẫn của đối tượng lừa đảo, khách hàng có nguy cơ bị chiếm đoạt tiền trong tài khoản.

2.jpg
Liên tục thay đổi mật khẩu để bảo vệ tài khoản.

Cần làm gì để tránh bẫy lừa đảo?

Để đảm bảo an toàn tài sản cho khách hàng, tránh bị các đối tượng xấu lừa đảo, các ngân hàng khuyến cáo:

Tuyệt đối không cung cấp các thông tin bảo mật (thông tin thẻ, mật khẩu ứng dụng ngân hàng điện tử, mã OTP) cho bất kỳ ai. Ngân hàng KHÔNG yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin bảo mật dịch vụ dưới mọi hình thức.

Không truy cập vào các đường link lạ hoặc quét mã QR không rõ nguồn gốc được gửi qua thư điện tử (email), tin nhắn (SMS) hoặc mạng xã hội. Ngân hàng KHÔNG gửi thư điện tử, tin nhắn SMS có chứa đường link tới khách hàng.

Khách hàng chỉ liên lạc trực tiếp và nhận thông tin qua các kênh chính thức của ngân hàng. Trong đó, website ngân hàng được đánh dấu website an toàn bằng hình ổ khóa tại đường dẫn; tài khoản Facebook ngân hàng có dấu tích xanh.

Đặt mật khẩu các dịch vụ ngân hàng điện tử khó đoán có tính bảo mật cao (tránh đặt ngày sinh, tên người thân, số điện thoại... ), có thói quen thay đổi mật khẩu thường xuyên hoặc khi cảm thấy nghi ngờ. Không sử dụng các phần mềm lưu trữ mật khẩu, không dùng chung một mật khẩu để đăng nhập ngân hàng điện tử và đăng nhập vào các mạng xã hội.

Cảnh giác đối với các cuộc gọi liên quan đến giao nhận hàng hóa, các yêu cầu hối thúc chuyển khoản gấp để nhận hàng. Kiểm tra kỹ thông tin của người gọi điện và xác nhận lại đơn vị bán hàng hoặc dịch vụ giao hàng chính thức.

Chỉ chuyển tiền khi đã trực tiếp nhận hoặc kiểm tra hàng, kiểm tra kỹ thông tin tài khoản trước khi chuyển tiền.

Hạn chế việc chia sẻ thông tin cá nhân, địa chỉ và số điện thoại công khai trên mạng xã hội.

Không tải hoặc cài đặt ứng dụng dành cho thiết bị thông minh qua các đường dẫn không chính thống, không rõ nguồn gốc.

Theo vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện nhóm người nước ngoài ghép ảnh "nhạy cảm" để tống tiền

Phát hiện nhóm người nước ngoài ghép ảnh "nhạy cảm" để tống tiền

Ngày 25/4, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an cho biết, qua công tác nắm tình hình trên mạng và dư luận xã hội, Cục Cảnh sát hình sự đã phát hiện tình trạng một số doanh nhân, cán bộ công chức nhận được tin nhắn từ số điện thoại lạ gửi đến hình ảnh “nhạy cảm” kèm nội dung tin nhắn đe dọa, nếu không chuyển tiền theo yêu cầu của  đối tượng thì sẽ bị phát tán các hình ảnh này lên mạng xã hội nhằm cưỡng đoạt tài sản.

Đẩy mạnh phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo

Đẩy mạnh phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo

Đó là yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản số 2274/UBND-NC về thực hiện Công điện số 29/CĐ-TTg ngày 3/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Khuyến cáo của Bộ Công an về đường dây sữa giả

Khuyến cáo của Bộ Công an về đường dây sữa giả

Liên quan đến đường dây sữa giả, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, trong 84 sản phẩm sữa bột thu giữ trong quá trình khám xét, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C01) đã xác định 12 sản phẩm có chỉ tiêu chất lượng một số chất chính chỉ đạt dưới 70% so với mức công bố, được xác định là hàng giả (giả về chất lượng) theo quy định tại điểm b khoản 7 điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ.

Khởi tố 11 đối tượng trong đường dây đánh bạc quy mô 300 tỷ đồng

Khởi tố 11 đối tượng trong đường dây đánh bạc quy mô 300 tỷ đồng

Ngày 23/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Quảng Bình cho biết đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố và lệnh bắt tạm giam đối với 11 bị can liên quan đến hành vi tổ chức đánh bạc và đánh bạc bằng hình thức cá độ bóng đá qua mạng internet. Tổng số tiền đánh bạc trong đường dây trên 300 tỷ đồng.

fb yt zl tw