Hành trình đậm nét của Việt Nam trong 29 năm gia nhập ASEAN

“Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia đóng góp chủ động, tích cực, có trách nhiệm góp phần đề cao vai trò, vị thế, uy tín, giữ gìn đoàn kết, vai trò trung tâm của ASEAN trong giai đoạn bước ngoặt khi ASEAN hướng đến xây dựng và triển khai Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045”.

Đây là khẳng định của Đại sứ Việt Nam tại ASEAN Tôn Thị Ngọc Hương trong cuộc trả lời phỏng vấn với phóng viên VOV nhân dịp 29 năm Việt Nam gia nhập ASEAN ( 28/07/1995-28/07/2024).

Đại sứ Việt Nam tại ASEAN Tôn Thị Ngọc Hương trả lời phỏng vấn Đài TNVN thường trú tại Indonesia.
Đại sứ Việt Nam tại ASEAN Tôn Thị Ngọc Hương trả lời phỏng vấn Đài TNVN thường trú tại Indonesia.

Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của ASEAN và trong chặng đường đồng hành cùng ASEAN gần 30 năm qua, Việt Nam luôn xác định tham gia và đóng góp cho ASEAN trên tinh thần chủ động, tích cực, có trách nhiệm.

Đại sứ Tôn Thị Ngọc Hương nhấn mạnh 3 dấu mốc quan trọng trong quá trình Việt Nam gia nhập ASEAN, đó là Chủ tịch Ủy ban Thường trực ASEAN nhiệm kỳ 2000 -2001, Sau khi có Hiến chương ASEAN, Việt Nam đảm nhận trọng trách Chủ tịch ASEAN vào năm 2010 và 2020. Những nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN của Việt Nam đều ghi dấu ấn đóng góp rất quan trọng, đậm nét của Việt Nam trong ASEAN, nhất là năm 2020, khi Việt Nam cùng với ASEAN đã trải qua một thách thức vô cùng lớn, đó là đại dịch Covid 19 chưa từng có tiền lệ, để lại những hệ lụy rất sâu sắc, nghiêm trọng trong khu vực và thế giới.

Bên cạnh đó Việt Nam cũng tham gia góp phần định hình những đường hướng phát triển tương lai quan trọng của ASEAN như xây dựng và thông qua Chương trình hành động Hà Nội năm 1998 cùng ASEAN ứng phó với cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính 1997-1998, đóng góp vào xây dựng và thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2020, Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, Hiến chương ASEAN cũng như đảm nhận rất thành công vai trò điều phối quan hệ giữa ASEAN với các đối tác quan trọng như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và Nga.

Những đóng góp của Việt Nam đã được các nước ASEAN, các đối tác ghi nhận, góp phần rất quan trọng vào việc tăng cường đoàn kết, thống nhất vai trò trung tâm và khả năng tự cường của ASEAN trước môi trường khu vực và quốc tế diễn biến nhanh chóng, phức tạp.

Đại sứ Tôn Thị Ngọc Hương cho biết, cam kết của Việt Nam đối với ASEAN là nhất quán, xuyên suốt. Việt Nam luôn nằm trong tốp đầu các quốc gia có tỉ lệ thực hiện các cam kết về liên kết kinh tế khu vực ASEAN, đồng thời là nước tham gia khởi xướng ý tưởng hình thành Cộng đồng Văn hoá-xã hội ASEAN, dành quan tâm cao cho việc xây dựng một Cộng đồng ASEAN hòa hợp, gắn bó, có bản sắc, lấy người dân làm trung tâm.

Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 57 từ ngày 21-27/07 tại Lào, Việt Nam chính thức chuyển giao vai trò điều phối quan hệ ASEAN- Hàn Quốc và tiếp quản vai trò điều phối quan hệ giữa ASEAN với hai đối tác mới là New Zealand và Anh.

Theo Đại sứ Tôn Thị Ngọc Hương, đây là cũng là một thực tiễn mới trong ASEAN, bởi vì lần đầu tiên Việt Nam sẽ đảm nhận điều phối cùng một lúc 2 đối tác trong một giai đoạn. Hiện Việt Nam đang phối hợp chặt chẽ cùng với các đối tác cũng như nước điều phối hiện tại là Brunei để tiến hành việc chuyển giao vai trò điều phối một cách suôn sẻ, hiệu quả cũng như xây dựng kế hoạch để thúc đẩy quan hệ giữa ASEAN với hai đối tác là New Zealand và Anh cho giai đoạn từ 2024 đến 2027.

Theo vov.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ngày 17/11 ra tuyên bố chung kêu gọi hợp tác đa phương hiệu quả để đối phó với nhiều thách thức trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, môi trường, an ninh lương thực, an ninh năng lượng.

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc bệnh sởi trên thế giới trong năm 2023 đã tăng 20% so với năm trước đó lên 10,3 triệu ca, cho thấy khoảng trống đáng báo động trong việc bao phủ vaccine ngừa bệnh. Đây là kết quả của một nghiên cứu, được đưa ra trong báo cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, công bố ngày 14/11.

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

Ngày 12/11 tại cuộc tọa đàm ở trụ sở Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) ở thủ đô Paris, các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam có sự ổn định chính trị-xã hội cao, cùng với sự thận trọng trong việc điều hành các công cụ chính sách, trong đó có ngân sách và tiền tệ. Do vậy, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có sức hút và triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng vững chắc.

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Ông Ishiba Shigeru đã tái đắc cử chức Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc bỏ phiếu của Quốc hội ngày 11/11 và sẽ thành lập một chính phủ thiểu số. Trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội, nội các của ông Ishiba đã từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Ngày 9/11 (giờ địa phương), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar, Majed Al Ansari, tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza cho tới khi Hamas và Israel chứng minh được “thái độ nghiêm túc” trong đối thoại.

fbytzltw