Hàng nghìn người tham dự Lễ khai hội Chùa Hương

Hàng nghìn người dân tham dự Lễ khai hội Chùa Hương xuân Ất Tỵ 2025 trong mưa xuân, giá rét.

Ngày 3/2 (mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Lễ hội Chùa Hương đã chính thức khai hội tại Khu di tích thắng cảnh Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội với chủ đề "Lễ hội Chùa Hương, điểm đến du lịch, văn hóa, truyền thống Việt". Lễ hội sẽ diễn ra trong 3 tháng, đến hết ngày 1/5.

Tiết mục Lễ khai hội Chùa Hương xuân Ất Tỵ đặc sắc.
Tiết mục Lễ khai hội Chùa Hương xuân Ất Tỵ đặc sắc.

Theo ghi nhận, Lễ khai hội Chùa Hương xuân Ất Tỵ diễn ra trong mưa xuân lất phất. Nhiều người dân đi từ sớm tham dự Lễ khai hội phải mang theo ô, áo mưa để tránh ướt. Đường lên Chùa Hương rất đông người dân lỉnh kỉnh đồ cúng lên chùa lễ Phật.

Phát biểu tại lễ khai hội, Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, ông Đặng Văn Cảnh - Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội Chùa Hương năm 2025 - cho biết thông qua các hoạt động lễ hội sẽ góp phần tuyên truyền, giáo dục cho các thế hệ về ý thức trách nhiệm trong việc tham gia bảo tồn, phát huy, khai thác giá trị văn hoá gắn với phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời quảng bá giá trị văn hoá Lễ hội Chùa Hương và giá trị quần thể khu Di tích Quốc gia đặc biệt gắn với tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch của huyện Mỹ Đức tới đông đảo bà con trong nước và du khách quốc tế.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền (bìa phải ngoài cùng) trao quyết định công nhận khu du lịch cấp thành phố cho Di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền (bìa phải ngoài cùng) trao quyết định công nhận khu du lịch cấp thành phố cho Di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn.

Theo Ban Tổ chức, năm nay có gần 4.000 xuồng, đò sẵn sàng đảm bảo an toàn để đón du khách. Trên đò có ô che nắng, nước uống miễn phí, sọt đựng rác... Với số lượng đò như vậy, Chùa Hương có thể đón được khoảng 50.000 - 60.000 khách/ngày.

Bên cạnh đó, Ban Tổ chức cũng đã phát hành vé điện tử tham quan thắng cảnh tích hợp với sử dụng dịch vụ vận chuyển bằng thuyền đò. Mỗi xã viên lái đò có một mã QR để hợp tác xã quản lý, mỗi thuyền đò có mã QR tương tác thông tin phản hồi về thái độ phục vụ của lái đò đối với du khách. Thời gian phục vụ du khách bằng thuyền đò bắt đầu từ 4 giờ 30 phút đến 20 giờ hằng ngày.

Từ sáng sớm, rất nhiều du khách đã xếp hàng qua cửa soát vé xuống đò ở bến Yến để vào vãn cảnh Chùa Hương.
Từ sáng sớm, rất nhiều du khách đã xếp hàng qua cửa soát vé xuống đò ở bến Yến để vào vãn cảnh Chùa Hương.
Dòng người ghé đền Trình trước khi theo đò lên Chùa Hương.
Dòng người ghé đền Trình trước khi theo đò lên Chùa Hương.
Theo nld.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Múa khèn

Múa khèn

Tiếng khèn như gió rừng tạt không dứt
Tiếng khèn như gió núi cuốn chẳng dừng...

Hấp dẫn lễ hội Gầu tào Pha Long

Hấp dẫn lễ hội Gầu tào Pha Long

Lễ hội có sự tham dự của các đồng chí Thường trực Huyện ủy, UBND huyện; Đoàn đại biểu xã Kiều Đầu, huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và đông đảo bà con các dân tộc trong tỉnh.

Đón xuân mới cùng sắc hoa tinh khôi

Đón xuân mới cùng sắc hoa tinh khôi

Mùa xuân có nhiều thứ hoa bừng nở. Nhưng đẹp nhất, đặc trưng mùa xuân nhất là hoa mận, hoa đào và hoa lê. Lào Cai quê ta vốn là xứ sở của mận, của đào, của lê, bây giờ càng nhiều. Thường thì cái đẹp thường là của hiếm. Nhưng hoa mận, hoa đào hoa lê quê ta nhiều thêm mà vẫn giữ nguyên giá trị của vẻ đẹp của hoa mùa xuân.

Người Mông khai lửa chạm bạc

Người Mông khai lửa chạm bạc

Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, không chỉ vui xuân đón tết, tưng bừng mở hội Gầu tào, đồng bào Mông ở Lào Cai còn chuẩn bị một nghi lễ quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của họ - nghi lễ khai lửa chạm bạc đầu xuân.

Nghi lễ Pút tồng của người Dao đỏ

Nghi lễ Pút tồng của người Dao đỏ

Pút tồng là nghi lễ lớn trong năm của cộng đồng, dòng họ người Dao đỏ ở Lào Cai nói chung. “Pút tồng” theo tiếng dân tộc Dao có nghĩa là “Tắm than”, mang ý nghĩa gửi gắm ước mơ, cầu mong sự phù hộ của thánh thần và tổ tiên, giúp mỗi người thêm niềm tin vào cuộc sống, vượt lên chính mình và những khó khăn.

Tết truyền thống trong quan niệm của người Việt trẻ

Tết truyền thống trong quan niệm của người Việt trẻ

Tết Nguyên đán là ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Cùng với sự phát triển của xã hội, Tết Nguyên đán đã có những thay đổi nhất định, đặc biệt là trong suy nghĩ của giới trẻ. Vậy ngày nay người Việt trẻ đón Tết thế nào và quan niệm của họ về ngày Tết truyền thống ra sao?

Pí Lè - báu vật của người Tày

Pí Lè - báu vật của người Tày

Người Tày có nền văn hóa giàu bản sắc, trong đó nhạc cụ truyền thống góp phần quan trọng làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của họ, nổi bật và sáng tạo nhất là cây kèn Pí Lè. Với người Tày, Pí Lè được coi như một báu vật. Vì vậy, họ quan niệm giữ được tiếng kèn Pí Lè là giữ được bản sắc văn hóa dân tộc mình.

Cảnh trong phim "Bộ tứ báo thủ".

Sôi động mùa phim Việt chiếu rạp Tết

Mùa phim Tết năm nay là cuộc cạnh tranh giữa hai đạo diễn – nhà sản xuất Trấn Thành và Thu Trang. Cho tới nay, có 3 bộ phim công bố ra mắt khán giả và những ngày đầu tiên của năm mới là “Bộ tứ báo thủ”, “Yêu nhầm bạn thân” do Trấn Thành làm đạo diễn hoặc nhà sản xuất và “Nụ hôn bạc tỷ” của Thu Trang.

"Táo quân 2025" gây sốt với những câu thoại độc đáo

"Táo quân 2025" gây sốt với những câu thoại độc đáo

Vừa phát sóng tối 30 Tết, chương trình “Gặp nhau cuối năm - Táo quân 2025” của Đài Truyền hình Việt Nam đã lập tức gây sốt trong khán giả với hàng loạt câu thoại độc đáo. Chương trình đã nhìn lại hàng loạt vấn đề nóng trong xã hội của năm qua bằng lăng kính hài hước, cùng diễn xuất xuất sắc của dàn diễn viên gạo cội.

fb yt zl tw