Hai miền Triều Tiên tiếp tục bất đồng

Về cuộc đàm phán giải trừ vũ khí hạt nhân, Bình Nhưỡng nhấn mạnh rằng việc ký kết một hiệp ước hòa bình sẽ giúp thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa với nhịp độ nhanhHàn Quốc và Mỹ đã lên tiếng bác bỏ đề nghị của CHDCND Triều Tiên về việc khởi động cuộc đàm phán hòa bình để chính thức kết thúc cuộc chiến tranh Triều Tiên.

Theo hãng tin AP, ngày 12-1, Seoul cho rằng điều đó (đề nghị của Triều Tiên) chỉ có thể xảy ra sau khi Bình Nhưỡng tái tham gia đàm phán giải trừ vũ khí và đạt được tiến bộ trong vấn đề phi hạt nhân hóa.

Trước đó, ngày 11-1, Triều Tiên tuyên bố rằng việc nước này trở lại đàm phán sáu bên về chương trình vũ khí hạt nhân phụ thuộc vào khả năng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn với Mỹ qua việc khởi động đàm phán về hiệp định hòa bình. Đồng thời, Triều Tiên cũng kêu gọi dỡ bỏ lệnh trừng phạt quốc tế đối với nước này.

Theo hãng tin Reuters, ngày 12-1, bất chấp sự phản đối nói trên, đại sứ Triều Tiên tại Trung Quốc Choe Jin-su lặp lại quan điểm rằng Triều Tiên sẽ nối lại đàm phán về giải trừ vũ khí hạt nhân nếu Mỹ đồng ý đàm phán về hiệp định hòa bình và dỡ bỏ lệnh trừng phạt.

Ông này còn tuyên bố có thể sẽ có tiến bộ ngay lập tức nếu yêu cầu của Bình Nhưỡng được đáp ứng. Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo, ông Choe cũng nhấn mạnh việc ký kết một hiệp ước hòa bình sẽ giúp thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa với nhịp độ nhanh.

Trước đây, cuộc đàm phán sáu bên về giải trừ vũ khí đã bàn đến vấn đề hoàn tất một hiệp định hòa bình và đã đưa vào các tuyên bố chính thức. Theo đó, cơ sở của vấn đề là sự tiến bộ của Triều Tiên trong tiến trình phi hạt nhân hóa.

Các nhà phân tích nhận định rằng lần này, Triều Tiên đưa vấn đề hiệp định hòa bình lên hàng đầu để làm loãng đi vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Tae-young cho biết Hàn Quốc sẽ cố gắng tìm ra ý định thực sự của Triều Tiên đằng sau đề nghị đàm phán hòa bình đó.

Ngoài ra, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ P.J. Crowley cũng gạt bỏ lời kêu gọi của Triều Tiên, đồng thời ông khẳng định Bình Nhưỡng cần phải tái tham gia đàm phán sáu bên trước đã. Ông này quả quyết: “Lúc đó, chúng ta có thể bắt đầu đưa ra danh mục các vấn đề mà chúng ta cần giải quyết”.

(Theo NLĐ)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Syria thăm Azerbaijan, thúc đẩy hợp tác song phương

Tổng thống Syria thăm Azerbaijan, thúc đẩy hợp tác song phương

Ngày 12/7, Tổng thống Syria, ông Ahmed al-Sharaa, đã tiến hành chuyến thăm làm việc đầu tiên tới Cộng hòa Azerbaijan. Tại thủ đô Baku, Tổng thống Syria, Ahmed al-Sharaa đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực.

Châu Âu: Tăng tốc trong cuộc đua không gian

Châu Âu: Tăng tốc trong cuộc đua không gian

Trong nhiều thập kỷ, cuộc đua không gian được xem là sân chơi của Mỹ, Nga và gần đây là Trung Quốc, Ấn Độ. Châu Âu dù có nền khoa học tiên tiến nhưng thường bị đánh giá là “kẻ chậm chân”, thiếu một chiến lược không gian thống nhất.

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Thipadei Hun Manet đã gửi thông điệp chào mừng sau khi 3 di tích lịch sử của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ngày 11/7.

Kinh tế Anh tiếp tục suy giảm

Kinh tế Anh tiếp tục suy giảm

Theo CNBC ngày 11-7, dữ liệu vừa công bố cho thấy nền kinh tế Anh tiếp tục suy giảm do không thể thoát khỏi tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ và tình hình kinh doanh bất ổn.

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc thảo luận về chính sách thuế và an ninh khu vực

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc thảo luận về chính sách thuế và an ninh khu vực

Ngày 11/7, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tổ chức cuộc hội đàm cấp cao ba bên, bên lề các cuộc họp ngoại trưởng ASEAN tại Malaysia, trong bối cảnh xuất hiện nhiều lo ngại về việc mức thuế nhập khẩu mới của Mỹ (dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8) có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nền kinh tế xuất khẩu của Seoul và Tokyo.

fb yt zl tw