Hai làng nghề đầu tiên gia nhập mạng lưới thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu

Gốm sứ Bát Tràng và dệt lụa Vạn Phúc là hai làng nghề truyền thống đầu tiên của Việt Nam được phê duyệt trở thành thành viên của mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo trên toàn cầu.

Làng nghề gốm sứ Bát Tràng và dệt lụa Vạn Phúc đã chính thức được công nhận là thành viên của mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo trên toàn cầu.
Làng nghề gốm sứ Bát Tràng và dệt lụa Vạn Phúc đã chính thức được công nhận là thành viên của mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo trên toàn cầu.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội sẽ tổ chức Lễ đón nhận làng nghề gốm sứ Bát Tràng và dệt lụa Vạn Phúc là thành viên của Mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu và trưng bày, trình diễn, tạo tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ Thủ đô năm 2025 vào ngày 14 - 16/2 tại Hoàng Thành Thăng Long, Hà Nội.

Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 337 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được UBND Thành phố Hà Nội công nhận. Trải qua nhiều thăng trầm, các làng nghề Hà Nội vẫn giữ được nét đặc trưng riêng có. Các làng nghề dần khẳng định được vị thế khi đã, đang góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế nông thôn, tạo tiền đề thực hiện thành công chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố. Một số làng nghề trở thành điểm du lịch tham quan hấp dẫn.

Nghệ nhân Phạm Thị Minh Châu chăm chút tỉ mỉ cho sản phẩm gốm Bát Tràng.
Nghệ nhân Phạm Thị Minh Châu chăm chút tỉ mỉ cho sản phẩm gốm Bát Tràng.

Tiêu biểu nhất là làng nghề gốm sứ Bát Tràng. Bát Tràng không chỉ là cái nôi của nghề gốm sứ Việt Nam mà còn là biểu tượng của sự sáng tạo không ngừng nghỉ. Bát Tràng nổi tiếng với nghề làm gốm cách đây hơn 500 năm, các nghệ nhân gốm với bề dày kinh nghiệm, sự sáng tạo đã khôi phục được các mẫu gốm từ thời xa xưa như thời nhà Lý, Trần, Lê, Mạc... Gốm Bát Tràng được làm từ kỹ thuật tạo men và nung lò vô cùng tỉ mỉ, chuẩn xác đã mang đến sự hài hòa cả về hình thể lẫn màu sắc của gốm, là nơi giao thoa nghề gốm truyền thống và hiện đại của Việt Nam. Những sản phẩm gốm sứ không chỉ tinh tế về hình thức mà còn đa dạng về mẫu mã, từ đó ngày càng thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Bên cạnh sản phẩm gốm sứ bát tràng thì sự mềm mại của những tấm lụa Vạn Phúc lâu nay vẫn là niềm tự hào của người dân Hà Nội, bởi đây chính là biểu tượng của sự thanh lịch và tinh tế.

Với bề dày lịch sử hàng nghìn năm, từ bao đời nay, chân truyền qua các thế hệ nghệ nhân làng nghề dệt lụa Vạn Phúc đã gìn giữ và phát triển nghệ thuật dệt lụa, với những tấm lụa không chỉ đẹp về màu sắc mà còn tinh xảo trong từng đường nét hoa văn. Làng nghề dệt Lụa Vạn Phúc đã và đang trở thành điểm du lịch, tham quan nổi tiếng của Thủ đô để du khách khám phá, tìm hiểu về nét đẹp truyền thống của cha ông ta.

Tháng 11/2023, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội giao ký kết biên bản ghi nhớ với Hội đồng Thủ công Thế giới. Từ đầu năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã chủ động tham mưu triển khai việc phối hợp với Hội đồng Thủ công Thế giới hoàn thiện hồ sơ để công nhận 2 làng nghề gốm sứ Bát Tràng và lụa Vạn Phúc trở thành thành viên của mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo trên toàn cầu.

Nghệ nhân của làng nghề dệt lụa Vạn Phúc.
Nghệ nhân của làng nghề dệt lụa Vạn Phúc.

Với sự phối hợp của Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam và sự vào cuộc của các địa phương và hưởng ứng nhiệt tình của các nghệ nhân của 2 làng nghề, cả 2 làng nghề đã đáp ứng được các tiêu chí lựa chọn của Hội đồng Thủ công Thế giới dựa trên 4 trụ cột: kinh tế, văn hóa, xã hội, và môi trường.

Bộ tiêu chí này nhấn mạnh sự công nhận toàn cầu, đổi mới địa phương, cơ hội hợp tác và các yếu tố bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất. Các làng nghề cũng đã và đang thể hiện khả năng kết nối và hợp tác quốc tế, sẵn sàng học hỏi từ bạn bè năm châu để từ đó làm giàu thêm vốn kiến thức và kỹ thuật của mình. Làng nghề còn có nhiều nghệ nhân làm việc với lòng đam mê, truyền lửa từ thế hệ này sang thế hệ khác, để không chỉ giữ gìn mà còn phát triển văn hóa truyền thống của mình. Cuối cùng, tiêu chí về yếu tố cộng đồng là không thể thiếu.

Đáp ứng và vượt qua được những tiêu chí này đã mở đường cho các làng nghề của Việt Nam, trong đó có Bát Tràng và Vạn Phúc, gia nhập mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu. Đoàn giám khảo quốc tế đã có chuyến khảo sát và thẩm định tại các làng nghề Bát Tràng và Vạn Phúc vào tháng 10/2024 và đánh giá cao những kết quả đạt được của làng nghề và các nghệ nhân.

Tiếp nối thành công của làng nghề gốm sứ Bát Tràng và dệt lụa Vạn Phúc, trong năm 2025, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu được Hội đồng Thủ công Thế giới xem xét công nhận ít nhất thêm 2 làng nghề và tổ chức thành công Hội nghị thường niên của Hội đồng Thủ công Thế giới tại Hà Nội.

Hội đồng Thủ công Thế giới được thành lập từ năm 1964 với mục tiêu thúc đẩy việc bảo tồn, phát huy và phát triển nghề thủ công toàn cầu và các nghề thủ công truyền thống. Hội đồng Thủ công Thế giới quản lý 5 Hội đồng thủ công thành viên gồm: Hội đồng Thủ công khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Hội đồng thủ công châu Âu, Hội đồng thủ công châu Phi, Hội đồng thủ công Bắc Mỹ và Hội đồng thủ công Nam Mỹ với hơn 100 quốc gia thành viên.

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngày 21 – 22/2 diễn ra Liên hoan Nghệ thuật quần chúng các xã, phường, thị trấn biên giới tỉnh Lào Cai

Ngày 21 – 22/2 diễn ra Liên hoan Nghệ thuật quần chúng các xã, phường, thị trấn biên giới tỉnh Lào Cai

Liên hoan Nghệ thuật quần chúng các xã, phường, thị trấn biên giới tỉnh Lào Cai do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, UBND huyện Mường Khương tổ chức, sẽ diễn ra trong hai ngày (21 – 22/2) tại xã biên giới Pha Long (huyện Mường Khương).

Khai Hội Xuân Yên Tử 2025

Khai Hội Xuân Yên Tử 2025

Ngày 7/2 (tức mồng 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Cung Trúc Lâm Yên tử, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, đã diễn ra Lễ khai hội Xuân Yên Tử năm 2025.

Tưng bừng Lễ hội đền Phúc Khánh Xuân Ất Tỵ 2025

Tưng bừng Lễ hội đền Phúc Khánh Xuân Ất Tỵ 2025

Sáng 7/2 (tức mùng 10 tháng Giêng), UBND thị trấn Phố Ràng phối hợp với Ban Quản lý Di tích và Phát triển du lịch huyện Bảo Yên tổ chức Lễ hội đền Phúc Khánh Xuân Ất Tỵ năm 2025. Dự lễ hội có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh; đại diện cấp ủy đảng, chính quyền huyện Bảo Yên, thị trấn Phố Ràng và đông đảo người dân, du khách thập phương.

Ngôi đền cổ linh thiêng, nơi thờ thần rắn

Ngôi đền cổ linh thiêng, nơi thờ thần rắn

Đền Kinh Hạ là một trong những ngôi đền cổ kính tại thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà tĩnh. Đền có biểu tượng độc đáo với tín ngưỡng thờ thần Rắn - một trong những tín ngưỡng sơ khai của người Việt cổ, là điểm đến để người dân bày tỏ lòng thành kính với mong muốn mưa thuận gió hòa.

Đưa tiếng sáo từ bản làng ra thế giới

Đưa tiếng sáo từ bản làng ra thế giới

Theo dòng chảy thời gian, những nhạc cụ dân tộc đã và đang có nguy cơ bị mai một. Thế nhưng, chàng thanh niên trẻ Giàng A Hải lại ngược về cội nguồn, đắm say với những bản hòa tấu sáo Mông sâu lắng được tạo nên từ chất liệu thô sơ của núi rừng quê hương. Mạnh dạn sáng tạo các hình thức biểu đạt mới trên nền nhạc truyền thống là cách Hải đang làm để đem văn hóa bản địa tiếp cận khán giả quốc tế.

Phim của đạo diễn Hoàng Nam tạo cơn sốt phòng vé

Phim của đạo diễn Hoàng Nam tạo cơn sốt phòng vé

Tối 5/2, tại Hà Nội diễn ra sự kiện ra mắt phim "Đèn Âm hồn". Vào cuộc chậm hơn một nhịp so với mùa phim Tết 2025, song tính hấp dẫn của dự án phim đã thu hút đông đảo sự quan tâm của công chúng, truyền thông và giới làm nghề.

Nét đẹp văn hóa trong Hội “Hát qua làng” tại xã Bản Phiệt

Nét đẹp văn hóa trong Hội “Hát qua làng” tại xã Bản Phiệt

Cứ mỗi độ xuân về, người Dao tuyển ở xã Bản Phiệt, huyện Bảo Thắng lại mong chờ Hội "Hát qua làng" để gặp gỡ, chúc phúc, mừng năm mới qua các câu hát giao duyên và tham gia trò chơi dân gian. Đây là phong tục truyền thống mang đậm nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Dao tuyển tại xã Bản Phiệt.

Phở là kết nối

Phở là kết nối

Phở là món ăn của sự kết hợp, kết nối tài tình: Kết hợp giữa các màu sắc, mùi vị, chất liệu, kết nối giữa các mùa, các không gian khác nhau, và cả kết nối giữa ký ức, hiện tại, tương lai.

Tết Gạ Ma O trên bản Hà Nhì

Tết Gạ Ma O trên bản Hà Nhì

Sau tết Nguyên đán hằng năm, đồng bào Hà Nhì ở các thôn, bản trên một số xã vùng cao của huyện Bát Xát lại náo nức tổ chức tết Gạ Ma O cầu năm mới bình an, nhà nhà mạnh khỏe, mùa màng bội thu.

Tài năng trẻ Nguyễn Đức Kiên giành giải Nhất cuộc thi Piano quốc tế Fujairah

Tài năng trẻ Nguyễn Đức Kiên giành giải Nhất cuộc thi Piano quốc tế Fujairah

Tài năng trẻ Nguyễn Đức Kiên, học sinh của Học viện Âm nhạc quốc gia vừa giành giải Nhất cuộc thi Piano quốc tế Fujairah lần thứ 6 tại Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE). Nguyễn Đức Kiên đã vượt qua vòng loại tại Việt Nam, hai vòng thi trực tiếp tại Fujairah và 24 thí sinh khác đến từ hơn 10 quốc gia khác nhau trong có những thí sinh rất mạnh đến từ Nga, Trung Quốc, Pháp, Mỹ, Ai Cập, Azerbaijan, Armenia.....

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh dâng hương tại một số di tích lịch sử - văn hóa

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh dâng hương tại một số di tích lịch sử - văn hóa

Ngày 4/2 (tức mùng 7 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Đoàn đại biểu tỉnh Lào Cai do đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến dâng hương tại đền Mẫu Âu Cơ (huyện Hạ Hòa) và Đền Hùng (thành phố Việt Trì), tỉnh Phú Thọ; đền Bảo Hà (huyện Bảo Yên), tỉnh Lào Cai.

Vui hội đền Làng Lúc

Vui hội đền Làng Lúc

Ngày 4/2 (tức mùng 7 tháng Giêng), UBND xã Bảo Hà (huyện Bảo Yên) phối hợp với Ban Quản lý di tích và Phát triển du lịch huyện Bảo Yên tổ chức Lễ hội đền Làng Lúc xuân Ất Tỵ 2025.

Giới thiệu cuốn sách của Tổng Bí thư Tô Lâm

Giới thiệu cuốn sách của Tổng Bí thư Tô Lâm

Cuốn sách có giá trị to lớn về lý luận và thực tiễn, là tư liệu quý báu phản ánh sinh động thành tựu và bài học kinh nghiệm lịch sử của Đảng ta trong lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung...

Sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình

Sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình

Trong thế giới hội nhập sâu rộng ngày nay, sức mạnh mềm văn hóa đang ngày càng trở nên quan trọng, chi phối các yếu tố chính trị và kinh tế của từng quốc gia. Việc củng cố, khai thác, phát huy sức mạnh mềm văn hóa ngày càng được các nước chú trọng nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng ra thế giới.

fb yt zl tw