Hà Nội khẳng định vị thế là một 'kinh đô ẩm thực'

Hà Nội có nền ẩm thực nổi tiếng lâu đời, nơi có nhiều món ăn độc đáo. Lễ hội Ẩm thực Hà Nội 2024 với sự tham gia của hơn 80 gian hàng, với những món đặc sản của Hà Nội, các vùng miền, món ăn quốc tế hấp dẫn, Hà Nội khẳng định vị thế là một “kinh đô ẩm thực”.

Trình diễn giã giò trong Lễ hội.
Trình diễn giã giò trong Lễ hội.

Trong dịp cuối tuần, Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội 2024 thu hút khá đông người đến trải nghiệm, thưởng thức.

Tôn vinh nét đẹp ẩm thực

Vốn là kinh đô, Thăng Long xưa hội tụ những tinh hoa văn hoá, trong đó, không thể không nói đến ẩm thực. Cư dân kinh thành - cư dân phố cổ nổi tiếng sành mặc, sành ăn.

Hà Nội hôm nay không chỉ gồm có vùng đất Thăng Long xưa mà còn dung nạp toàn bộ không gian của vùng văn hóa xứ Đoài, phần của Kinh Bắc, Sơn Nam. Bởi thế, ẩm thực Hà Nội càng trở nên phong phú, vừa có nét tinh tế của đất Tràng An xưa kia, vừa có những nét đặc sản dân dã của các vùng miền.

Thí dụ như với việc có cả vùng đất xứ Đoài, Hà Nội có thêm nhiều món đặc sản thôn quê như: Bánh tẻ Phú Nhi, nem Phùng, tương nếp Đường Lâm, chè lam Thạch Xá, cháo se Hạ Mỗ…

Ngày càng nhiều món ăn của Hà Nội được ghi vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà cho biết, hiện nay có bốn món ăn của Hà Nội đã được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia gồm: nghề cốm Mễ Trì, nghề làm xôi Phú Thượng, nghề ướp trà sen Quảng An và món phở Hà Nội. Việc ghi danh này có ý nghĩa quan trọng, là niềm vinh dự, tự hào của cộng đồng chủ thể và những người yêu thích ẩm thực. Sự ghi danh di sản cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để góp phần triển khai các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Cánh tay robot làm phở khiến nhiều người tò mò.
Cánh tay robot làm phở khiến nhiều người tò mò.

Bởi vậy, thành phố tổ chức Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội hằng năm nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, ẩm thực truyền thống của Thủ đô Hà Nội, xây dựng và khai thác có hiệu quả thương hiệu văn hóa, ẩm thực thông qua phát triển nền văn hóa, ẩm thực tinh túy, đặc sắc, chất lượng.

Lễ hội còn giới thiệu, quảng bá hình ảnh Hà Nội là điểm đến du lịch, văn hóa, ẩm thực đặc sắc; là dịp để Thủ đô Hà Nội và Đại sứ quán các nước, các địa phương, tổ chức, cá nhân gặp gỡ, giao lưu, trưng bày quảng bá sản phẩm.

Trong không gian của Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Lễ hội có tất cả 80 gian hàng.

Những món ăn nổi tiếng của Hà Nội được giới thiệu như: Phở Hà Nội, bánh tôm Hồ Tây, bún Phú Đô, giò chả Ước Lễ, cốm Làng Vòng, cốm Mễ Trì, xôi, chè Phú Thượng, bánh chưng Tranh Khúc, nem Phùng, bánh dày quán Gánh, bánh tẻ Phú Nhi, cháo gõ Quảng Phú Cầu, cháo se Hạ Mỗ, miến làng So…

Các gian hàng đều thu hút đông đảo khách tham quan, trải nghiệm và thưởng thức. Tại đây, các vị khách không chỉ được tham quan, thưởng thức, mà còn được chứng kiến các nghệ nhân, đầu bếp trình diễn làm các món ăn. Thí dụ như các nghệ nhân đến từ làng giò chả Ước Lễ (huyện Thanh Oai) trực tiếp giã giò bằng tay để giới thiệu đến với công chúng đặc sản quê hương mình.

Băn khoăn với thử nghiệm “phở công nghiệp”

Lễ hội năm nay dành nhiều không gian tôn vinh món phở, khi Hà Nội đón chứng nhận ghi danh phở vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đối với món phở, điểm nhấn năm nay là gian hàng giới thiệu “Phở số”, tức phở thời đại công nghệ, khi robot tham gia vào một số công đoạn chế biến phở và robot phục vụ đưa phở đến khách hàng.

Anh Lê Mạnh Cường, phố Nguyễn Lương Bằng (quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Lễ hội là dịp giới thiệu nhiều món ăn độc đáo của Hà Nội mà không phải lúc nào tôi và gia đình cũng có dịp nếm thử. Bởi vậy tôi rất vui khi đến đây cùng gia đình thưởng thức các món ăn. Tôi thấy nhiều vị khách quốc tế cũng thích thú khi thưởng thức các món ăn của Hà Nội cũng như các vùng miền”.

Năm nay, lễ hội có sự tham gia của 16 Đại sứ quán các nước là: Algeria, Argentina, Azerbaijan, Brazil, Ấn Độ, Iran, Nhật Bản, Mông Cổ, Lào, Liên bang Nga, Srilanka, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Pháp, Italia, Venezuela.

Ngoài ra, khách hàng còn có cơ hội khám phá những món ẩm thực độc đáo của các địa phương khác, gồm: Hà Giang, Sơn La, Lạng Sơn, Hưng Yên, Bắc Ninh, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Quảng Bình với quy mô hơn 80 gian hàng.

Bên cạnh các hoạt động chính, lễ hội còn có các hoạt động giới thiệu, quảng bá, tọa đàm, trình diễn ẩm thực và di sản truyền thống, như: Triển lãm ảnh, triển lãm sách lưu động giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật, giới thiệu sách quảng bá về văn hóa nghệ thuật, du lịch, ẩm thực tiêu biểu trong nước và quốc tế… các trò chơi dân gian, biểu diễn nghệ thuật truyền thống và hiện đại; tọa đàm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển văn hóa ẩm thực…

Gian hàng “Phở số” thu hút khá đông du khách đến thưởng thức, chủ yếu vì sự tò mò. Gọi là phở số, nhưng thực tế là "phở robot" khi robot tham gia vào 1 số công đoạn chế biến, phục vụ. Mặc dù gây tò mò, nhưng không ít khách hàng cũng tỏ ra băn khoăn. Nghề nấu phở là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó, yếu tố tri thức dân gian, tay nghề của người nấu phở có vai trò hết sức quan trọng. Việc đưa phở “tự động hoá” vào khai thác khiến nhiều người nghĩ đến dây chuyền sản xuất những suất ăn công nghiệp.

Việc tìm tòi, sáng tạo là cần thiết. Song, điều này đặt ra câu hỏi việc “tự động hoá” đến đâu, như thế nào cho hợp lý để giữ hồn cho di sản nếu không sẽ trở thành lạm dụng máy móc, “công nghiệp hóa” di sản.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tạo đà phát triển công nghiệp văn hóa

Tạo đà phát triển công nghiệp văn hóa

Dù thuật ngữ “công nghiệp văn hóa” mới chỉ bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ những năm 2000, nhưng sự phát triển nhanh, mạnh của các ngành công nghiệp văn hóa thời gian qua đã ngày càng chứng minh được sức ảnh hưởng, vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước và định vị thương hiệu quốc gia. Làm thế nào để khơi thông mọi nguồn lực, tạo đường băng cho công nghiệp văn hóa “cất cánh” đang là một trong những nhiệm vụ được coi trọng hàng đầu.

Khi giới trẻ làm truyền thông về vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam

Khi giới trẻ làm truyền thông về vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam

Trao quyền cho các bạn trẻ làm truyền thông để lan tỏa hình ảnh, tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam là cách làm sáng tạo của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. Kết quả là sau 1 tháng khép lại chiến dịch truyền thông, các bạn trẻ đã tận dụng sức mạnh của nền tảng số, tổ chức các hoạt động thu hút hàng trăm ngàn lượt tương tác trực tuyến.

Giao lưu tình thơ - nhạc

Giao lưu tình thơ - nhạc

Sáng 1/12/2024, Chi hội Thơ và Chi hội Âm nhạc (Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Lào Cai) tổ chức chương trình giao lưu Tình thơ - nhạc.

Khám phá không gian văn hoá Tây Bắc tại thủ đô

Khám phá không gian văn hoá Tây Bắc tại thủ đô

Chiêm ngưỡng 100 bức chân dung của người dân vùng cao trên giấy Dó, khám phá tập tục, văn hoá của người Thái qua các thiết kế sắp đặt cùng show trình diễn thị giác là những trải nghiệm thú vị khi người dân đến với triển lãm thị giác Tây Park - Ngàn tổ chức tại Area 75 Art & Auction, 75 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội) trong những ngày này.

Chương trình truyền hình thực tế: Cuốn hút từ điểm nhấn văn hóa Việt

Chương trình truyền hình thực tế: Cuốn hút từ điểm nhấn văn hóa Việt

Thời gian gần đây, các chương trình truyền hình được “làm mới” bởi dàn nghệ sĩ nổi tiếng và đặc biệt là sự phô diễn độc đáo của một số loại hình âm nhạc truyền thống. Hay giới thiệu các điểm đến lịch sử, danh lam thắng cảnh… đã lan tỏa mạnh mẽ văn hóa Việt đến với cộng đồng.

Hệ giá trị quốc gia, văn hóa và gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới

Hệ giá trị quốc gia, văn hóa và gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới

Ngày 28/11, tại thành phố Việt Trì, Tỉnh ủy Phú Thọ phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Triển khai thực hiện hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới gắn với thực tiễn vùng Trung du và miền núi phía bắc”.

Tranh dân gian Việt: Hồn xưa, sắc mới

Tranh dân gian Việt: Hồn xưa, sắc mới

Tranh dân gian Việt Nam, từ lâu đã gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần người dân. Những dòng tranh như Đông Hồ, Hàng Trống, Làng Sình, Kim Hoàng không chỉ là sản phẩm nghệ thuật mà còn chứa đựng những thông điệp về nhân sinh quan, tín ngưỡng và phong tục. Trong dòng chảy hiện đại, tranh dân gian đối mặt với nhiều thách thức, đòi hỏi sự đổi mới để tồn tại và tiếp tục khẳng định giá trị trong đời sống đương đại.

fbytzltw