Hà Nội đã ghi nhận ca mắc ho gà, bệnh lây lan và nguy hiểm như thế nào?

Ho gà là bệnh truyền nhiễm và có thể lây lan, gây biến chứng nặng, thậm chí gây tử vong ở một số trường hợp.

Ảnh minh họa.

Theo đại diện Sở Y tế Hà Nội, hiện trên địa bàn Thành phố đã xuất hiện ca mắc ho gà đầu tiên trong năm 2023, được ghi nhận tại huyện Đan Phượng. Bệnh nhi 1,5 tháng tuổi, mắc ho với triệu chứng ho, viêm phổi và được xét nghiệm PCR phát hiện ho gà cho kết quả dương tính.

Ho gà là bệnh truyền nhiễm và có thể lây lan, có thể gây biến chứng nặng, thậm chí gây tử vong ở một số trường hợp.

Theo TS.BS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, ho gà có biểu hiện và triệu chứng dễ nhầm với các bệnh hô hấp khác, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đáng lo ngại, đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có khả năng lây lan cao, thời gian ủ bệnh dài.

Một số biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải trong trường hợp trẻ mắc bệnh ho gà như: Viêm phổi nặng, là biến chứng hô hấp hay gặp, nhất là ở trẻ sơ sinh và trẻ suy dinh dưỡng; biến chứng viêm não với tỷ lệ tử vong cao… Trẻ mắc ho gà còn có thể có các biến chứng như: Lồng ruột, thoát vị, sa trực tràng; trường hợp nặng có thể gặp vỡ phế nang, tràn khí trung thất hoặc tràn khí màng phổi; xuất huyết võng mạc, kết mạc mắt, rối loạn nước điện giải, bội nhiễm các vi khuẩn khác… Vì vậy, việc phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh để điều trị là rất quan trọng.

Theo đó, bệnh ho gà là do vi khuẩn Bordetella pertussis tấn công vào đường hô hấp gây ra. Biểu hiện của bệnh khá điển hình với những cơn ho dữ dội kéo dài.

Bệnh ho gà thường diễn biến qua 3 giai đoạn: Ở giai đoạn đầu, bệnh nhi ho kéo dài từ 1 - 2 tuần, với triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên không rõ ràng như chảy mũi, ho nhẹ (phần nhiều là ho về đêm). Ở giai đoạn này, để chẩn đoán phân biệt ho gà khó do triệu chứng của ho gà giống với những biểu hiện cảm cúm, viêm đường hô hấp thông thường.

Ở giai đoạn toàn phát (từ 1 - 2 tuần kế tiếp), bệnh nhi bắt đầu ho nhiều hơn, ho từng cơn kéo dài, sặc sụa; sau những cơn ho trẻ thường đỏ mặt hay tím tái cả người do ho nhiều không đủ dưỡng khí để thở, lâu dần gây suy hô hấp. Những cơn ho dài dữ dội khiến trẻ mệt, kiệt sức, biếng ăn dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.

Ở giai đoạn 3 của ho gà là giai đoạn hồi phục, các cơn ho của trẻ ngắn lại, các cơn ho giảm dần.

TS.BS Nguyễn Văn Lâm khuyến cáo, để dự phòng ho gà cách hữu hiệu là tiêm chủng vaccine phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch bằng loại vaccine phối hợp phòng bệnh Bạch hầu, ho gà, uốn ván - DTP hoặc vaccine phối hợp phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, virus viêm gan B và Haemophilus influenzae type b (vaccine 5 trong 1).

Các bà mẹ mang thai trên 20 tuần nên chủ động đến các điểm tiêm chủng để được tư vấn tiêm vaccine phòng bệnh trước khi trẻ chào đời để có hệ miễn dịch cho các bé từ sớm.

Để phòng bệnh ho gà, phụ huynh cần hướng dẫn cho trẻ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng cho trẻ hàng ngày. Cần đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ.

Đặc biệt, khi thấy trẻ nghi ngờ mắc bệnh, cần cách ly trẻ với những trẻ khác (kể cả trẻ đã được tiêm phòng) và đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ khám và điều trị càng sớm càng tốt, tránh nguy cơ bị biến chứng.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tuyên chiến với thuốc giả: Yêu cầu hành động toàn diện

Tuyên chiến với thuốc giả: Yêu cầu hành động toàn diện

Trước thực trạng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả ngày càng len lỏi vào hệ thống phân phối, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng và niềm tin vào ngành y tế, vấn đề đặt ra hiện nay là cuộc chiến chống thuốc giả, không chỉ là trách nhiệm hành chính. Đó là phép thử về năng lực quản lý, khả năng ứng dụng công nghệ và đặc biệt - là thước đo đạo lý của xã hội.

Lần đầu tiên Việt Nam có vaccine não mô cầu thế hệ mới không giới hạn độ tuổi tiêm

Lần đầu tiên Việt Nam có vaccine não mô cầu thế hệ mới không giới hạn độ tuổi tiêm

Ngày 4/7, bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Tiêm chủng VNVC cho biết, 230 trung tâm VNVC trên toàn quốc đã triển khai tiêm vaccine não mô cầu thế hệ mới MenACYW. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, vaccine phòng não mô cầu được chỉ định tiêm cho người lớn từ 56 tuổi trở lên.

Người dân yên tâm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế sau sáp nhập

Người dân yên tâm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế sau sáp nhập

Sau ngày 1/7/2025 thời điểm chính thức thành lập tỉnh Lào Cai mới trên cơ sở sáp nhập Lào Cai và Yên Bái, bộ máy chính quyền hai cấp đã nhanh chóng đi vào hoạt động ổn định. Một trong những lĩnh vực được người dân đặc biệt quan tâm là quyền lợi khám, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT). Thực tế tại các cơ sở y tế cho thấy, công tác KCB diễn ra thông suốt, không bị gián đoạn, người dân hoàn toàn yên tâm khi đến khám, chữa bệnh bằng BHYT.

Hệ thống y tế tỉnh Lào Cai sau sáp nhập

Hệ thống y tế tỉnh Lào Cai sau sáp nhập

Sau hợp nhất, tỉnh Lào Cai (mới) sẽ có 40 đơn vị y tế công lập và 5 đơn vị y tế tư nhân. Trong đó, có 4 bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh, 4 bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh. Bệnh viện đa khoa huyện, thành phố đã được đổi tên thành bệnh viện đa khoa khu vực; Trung tâm Y tế cấp huyện trực thuộc UBND cấp huyện được đổi tên và chuyển nguyên trạng về trực thuộc Sở Y tế. 

Lào Cai bảo đảm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp

Lào Cai bảo đảm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp

Thông tin từ Sở Y tế Lào Cai, thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, ngành y tế và bảo hiểm xã hội (BHXH) đã phối hợp triển khai những hoạt động cần thiết để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), công tác khám bệnh, chữa bệnh BHYT liên tục, thông suốt, không bị gián đoạn.

fb yt zl tw