Grammy 2024 và những người phụ nữ bền bỉ định hình thế giới âm nhạc

Có thể gọi Grammy năm 2024 là năm của phái nữ vì hầu hết chủ nhân của những hạng mục quan trọng đều là những nữ nhạc sĩ đã định hình ngành âm nhạc thế giới hàng chục năm qua.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Taylor Swift trên bục nhận giải Grammy thứ 13 trong sự nghiệp, cũng là con số may mắn của cô.

Taylor Swift đã làm nên lịch sử tại giải Grammy năm nay khi trở thành người đầu tiên trong lịch sử bốn lần nhận giải Album của năm từ Viện hàn lâm Thu âm cho Midnights.

Trước đó, ba đĩa nhạc của cô đạt thành tích Album của năm gồm Fearless, 1989 Folklore - đánh bại những cái tên huyền thoại như Frank Sinatra, Stevie Wonder hay Paul Simon, những nam nghệ sĩ từng giành được ba giải thưởng này trong quá khứ.

Taylor Swift chia sẻ trên bục nhận giải: "Tôi rất muốn nói với các bạn rằng đây là khoảnh khắc hạnh phúc nhất đời mình, tuy nhiên tôi đã trải qua cảm giác này rất nhiều lần trong quá trình làm nhạc.

Với tôi, giải thưởng là một phần của công việc mà tôi yêu suốt cuộc đời. Tất cả những gì tôi muốn là tiếp tục làm nhạc, tôi yêu ca nhạc và khi làm nhạc tôi hạnh phúc".

Grammy 2024 có thể coi là một năm khá "chiều khán giả" khi hầu hết những nhạc sĩ tiêu biểu như Taylor Swift, Billie Eilish, SZA đều thắng đậm "đúng như dự đoán" của các trang chuyên tin âm nhạc hàng đầu thế giới như Billboard, Rolling Stones...

Họa chăng có một bất ngờ nho nhỏ đến từ giải Grammy đầu tiên trong sự nghiệp của Miley Cyrus, một nghệ sĩ vốn thường bị giải này "ngó lơ" vì những năm tháng gây sốc đầu sự nghiệp.

Tuy nhiên, phát biểu lúc nhận giải của Người phụ nữ của năm - Taylor Swift (danh hiệu được tạp chí Time trao tặng) rất đúng với những nữ nghệ sĩ như cô, Billie Eilish, Lana Del Rey, SZA hay Beyonce, Miley Cyrus.

(Từ trái qua) Taylor Swift, Miley Cyrus, Billie Eilish, Victoria Monét thắng những giải thưởng quan trọng tại Grammy 2024.

Họ là những thành tố đến từ nhiều thế hệ nhạc sĩ, đại diện cho nhiều thể loại nhạc như hip hop, R&B, pop... Điểm chung của những người phụ nữ này là họ vẫn bền bỉ thử sức với nhiều phong cách nhạc khác nhau và đóng góp cho nền âm nhạc thế giới trong những thập kỷ qua.

Billie Eilish, chủ nhân của giải Ca khúc của năm vớiWhat was I made for?, là một nghệ sĩ gen Z đã bắt đầu làm nhạc từ năm 13 tuổi, từng nhận giải Grammy năm 18 tuổi.

Nhạc của Billie Eilish đã bắt đầu khai thác những chủ đề trưởng thành hơn, khắc họa được quá trình lớn lên của tâm hồn nghệ thuật sau những năm tháng tuổi teen nổi loạn.

Ca khúc chủ đề của bộ phim Barbie là một suy tư, chiêm nghiệm của một cô gái đôi mươi về hiện sinh, không còn những dấu ấn sắc dục lệch lạc hay những bình luận xã hội đanh thép từ album đầu tay When we all fall asleep, Where do we go?

Có thể nói, Billie Eilish ngày càng chứng tỏ mình xứng đáng với danh hiệu "tương lai của nhạc pop thế giới" vì những thành công từ thời niên thiếu không hề khiến cho sự nghiệp âm nhạc của cô chậm lại.

Joni Mitchell, nữ nghệ sĩ huyền thoại đã hoạt động âm nhạc hơn nửa thế kỷ.

Ngoài những nghệ sĩ trẻ, Grammy năm nay cũng tôn vinh Joni Mitchell, nữ nghệ sĩ huyền thoại của thể loại dân ca, trong hạng mục Album dân ca của năm.

Joni Mitchell vừa bước sang tuổi 80 đã mang đến màn trình diễn cảm động cho bài ca Both sides now với sự hỗ trợ của một số nhạc sĩ: Jacob Collier, Allison Russell, SistaStrings, Blake Mills, Lucius và Brandi Carlisle.

Màn trình diễn đã khiến nhiều nữ nghệ sĩ tham dự Grammy như Taylor Swift, Dua Lipa và Beyonce không cầm được nước mắt.

Theo báo Tuổi trẻ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan Truyền hình toàn quân lần thứ XIV năm 2024 được tổ chức từ ngày 1 đến 3/8/2024, tại Thái Nguyên. Đây là lần đầu tiên Liên hoan truyền hình toàn quân được tổ chức tại tỉnh Thái Nguyên - Thủ đô “Gió ngàn”, “Thủ đô kháng chiến” với nhiều dấu ấn và di tích lịch sử, văn hóa, quân sự gắn với lịch sử dân tộc và truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

"Đôi bờ giới tuyến (1954 - 1967)" tái hiện các diễn biến nổi bật tại đôi bờ Hiền Lương - Vĩ tuyến 17 từ lúc đất nước bị chia cắt tạm thời (từ tháng 7/1954) đến lúc giải phóng hoàn toàn, chính thức xóa bỏ đường ranh giới chia cắt đất nước (năm 1967).

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Hình thành và phát triển vào khoảng thế kỷ X, chèo là loại hình nghệ thuật dân gian phổ biến tại vùng Bắc Bộ. Nội dung các vở chèo được được người nghệ nhân sáng tạo từ những câu chuyện dân gian, truyền thuyết và các bài học đạo đức. Loại hình sân khấu giàu tính dân tộc này là một phương tiện quan trọng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới.

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Sáng 19/7, tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam (Cầu Giấy, Hà Nội), Liên chi hội nhà báo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Chương trình giao lưu, Tọa đàm tri ân các nhà báo liệt sĩ với chủ đề “Màu ký ức”.

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

Từ ngày 16 - 18/7, tức ngày Ngọ đầu tiên (ngày con ngựa) của tháng 6 âm lịch, những gia đình người Hà Nhì trong các thôn, bản ở các xã Y Tý, A Lù, Nậm Pung, Trịnh Tường (huyện Bát Xát) lại rộn ràng chuẩn bị các lễ vật thực hiện nghi lễ cúng thần trong Lễ hội Khô Già Già. Đây là lễ hội đặc sắc của người Hà Nhì mang giá trị lâu đời về tín ngưỡng và văn hóa.

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt “Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình” do Báo Nhân Dân phối hợp với tỉnh Quảng Trị tổ chức tối 19/7 tại Khu Di tích Đôi bờ Hiền Lương, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị sẽ đưa khán giả đến với những câu chuyện về những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương, nơi vĩ tuyến 17 chỉ có thể chia cắt được về mặt địa lý, nhưng lại là sợi dây nối liền tình yêu nước, tình yêu quê hương của những con người vùng “đất thép”.

fb yt zl tw