Góp ý vào các dự thảo nghị định liên quan đến trật tự, an toàn giao thông

Sáng 8/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tuyến với các bộ, ban, ngành Trung ương, UBND các tỉnh, thành phố về việc rà soát, góp ý đối với các dự thảo nghị định, quyết định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

dsc-3032.jpg
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp.

Dự họp tại điểm cầu Trung ương có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, đơn vị có liên quan.

Tham dự họp tại điểm cầu tỉnh Lào Cai có đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.

baolaocai-br_dsc-3041.jpg
Quang cảnh tại đầu cầu Trung ương.
baolaocai-br_z6011581414461-0fc09af98ae7a7f19e5aa5d51c79441b.jpg
Các đại biểu tham dự họp tại điểm cầu Lào Cai.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh, việc xây dựng, ban hành các nghị định, quyết định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ là cần thiết và phù hợp yêu cầu thực tế. Phó Thủ tướng Chính phủ lưu ý các đại biểu cần tập trung vào 2 nội dung chính, gồm: những khó khăn, vướng mắc cần giải quyết, tháo gỡ để các nghị định khi ban hành tạo hành lang pháp lý chặt chẽ, đáp ứng tốt công tác quản lý đối với từng lĩnh vực; kiến tạo không gian phát triển không để bị trói buộc, hạn chế trong quá trình thực hiện. Việc phân cấp thực hiện cần đảm bảo đồng bộ từ trung ương đến địa phương, phân cấp cả về quyền hạn, trách nhiệm, kinh phí thực hiện…

Các nghị định cần có sự kế thừa, chuyển tiếp và phát triển, đảm bảo thực hiện hiệu quả, do đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công an (2 cơ quan được phân công chủ trì xây dựng, tham mưu cho Chính phủ các nghị định trên) tiếp thu đầy đủ các ý kiến, giải trình, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện trình Chính phủ ký ban hành theo quy định để đảm bảo có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Tại cuộc họp, các đại biểu tập trung thảo luận, tham gia ý kiến đối với 5 dự thảo nghị định, quyết định, gồm: Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường bộ, Điều 77 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Nghị định quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm và trình tự, thủ tục cấp giấy phép, giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn cho người lái xe hoặc áp tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ; Nghị định quy định về đào tạo và sát hạch lái xe; Nghị định quy định về hoạt động vận tải đường bộ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp.

dsc-3030.jpg
z6011581420663-60e9c01a718882b4fe6b41f60b98d838.jpg
Cuộc họp được tổ chức trực tuyến.

Đại diện một số bộ, ngành, hiệp hội, địa phương cơ bản thống nhất đối với các dự thảo nghị định, quyết định, đồng thời tham gia ý kiến đối với một số nội dung, như: phân cấp quản lý quốc lộ; quy định về thẩm tra viên, tiêu chuẩn bằng cấp của giáo viên dạy thực hành lái xe; danh mục hàng hóa nguy hiểm; mức tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp; không quy định cụ thể diện tích tối thiểu sân tập lái xe ô tô để tạo thuận lợi cho hoạt động đào tạo, sát hạch; bổ sung quy định về phát triển giao thông xanh, quản lý xe công nghệ; điều chỉnh phân công nhiệm vụ thực hiện của một số cơ quan, đơn vị cho phù hợp…

Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sớm ký ban hành các nghị định, quyết định và các bộ, ngành Trung ương ban hành các thông tư hướng dẫn liên quan đến Luật Đường bộ, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ để các địa phương sớm tổ chức tập huấn, phổ biến, tuyên truyền rộng rãi; khi các văn bản có hiệu lực thi hành sẽ được triển khai thực hiện trên địa bàn một cách đồng bộ, thuận tiện, nhanh chóng, hiệu quả.

Phát biểu tại cuộc họp, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải cho biết, ngay sau cuộc họp này, Bộ sẽ tổng hợp toàn bộ ý kiến của đại biểu và nghiên cứu, tiếp thu, giải trình, hoàn chỉnh lại các dự thảo nghị định, quyết định và báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, thống nhất, ban hành kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kinh nghiệm trong công tác luân chuyển cán bộ ở thị xã Sa Pa

Kinh nghiệm trong công tác luân chuyển cán bộ ở thị xã Sa Pa

Thực hiện chủ trương của Trung ương, của tỉnh về bố trí điều động, luân chuyển một số chức danh, cán bộ lãnh đạo, quản lý không phải là người địa phương đã tạo cơ hội cho cán bộ được rèn luyện, bồi dưỡng, nhất là cán bộ trẻ từng bước trưởng thành, đáp ứng nhiệm vụ về lâu dài...

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (23/11)

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (23/11)

Đêm nay và ngày mai, do chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa có cường độ ổn định nên thời tiết các địa phương trong tỉnh mây thay đổi, không mưa, ngày trời nắng, gió Đông Nam cấp 2; đêm về sáng trời lạnh, vùng cao và núi cao trời rét đậm, có nơi có sương mù.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Vương quốc Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Vương quốc Campuchia

Chuyến thăm nhằm tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam - Campuchia đi vào giai đoạn phát triển mới trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, hợp tác hiệu quả, tôn trọng lợi ích của nhau; góp phần củng cố tin cậy chiến lược và làm sâu sắc hơn quan hệ giữa hai nước, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam với Quốc hội và Thượng viện Vương quốc Campuchia.

''Cuộc cách mạng'' tinh gọn bộ máy

''Cuộc cách mạng'' tinh gọn bộ máy

Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị, trong đó có các cơ quan của Quốc hội.

Bài cuối: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “tâm lũ” Bài cuối: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân

Trong các bài viết trước, chúng tôi đã kể câu chuyện về những đại biểu hội đồng nhân dân như bà Trần Hoài Thu, ông Sùng A Siềng, bà Đặng Thị Sinh, họ đều là tấm gương hết lòng vì Nhân dân nơi “tâm lũ”. Trên hành trình thực hiện loạt phóng sự này, chúng tôi còn được gặp gỡ nhiều đại biểu dân cử trong vùng thiên tai. Câu chuyện từ thực tế đời sống, việc làm ý nghĩa của các đại biểu và tình cảm bà con dành cho họ đều khẳng định một điều: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân.

fbytzltw