Gói tín dụng nông, lâm thủy sản có quy mô 100.000 tỷ đồng

Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chiều 15/4, NHNN đã chính thức triển khai gói tín dụng 100.000 tỷ đồng cho lĩnh vực nông, lâm, thủy sản nhằm hỗ trợ sản xuất, giảm chi phí vốn cho người dân.

Giá tôm nguyên liệu hiện có mức giá cao trong khoảng 1 năm trở lại đây. Ảnh: TTXVN
Giá tôm nguyên liệu hiện có mức giá cao trong khoảng 1 năm trở lại đây. Ảnh: TTXVN

Ngày 15/4, NHNN đã ban hành công văn số 2756/NHNN-TD, yêu cầu các ngân hàng thương mại (NHTM) triển khai Chương trình tín dụng đặc biệt dành riêng cho lĩnh vực nông, lâm, thủy sản với quy mô tổng thể lên đến 100.000 tỷ đồng.

Đây là bước cụ thể hóa chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 46/NQ-CP ngày 08/3 và Chỉ thị 05/CT-TTg ngày 01/3 nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ sản xuất trong bối cảnh ngành nông nghiệp đang chịu sức ép lớn từ thị trường xuất khẩu, giá nguyên vật liệu và thiên tai.
Đại diện NHNN cho biết, Chương trình tín dụng này kế thừa và mở rộng từ Chương trình cũ áp dụng cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản (theo Công văn 5631/NHNN-TD ngày 14/7), nay bao trùm toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản.

Đối tượng vay vốn là khách hàng có dự án, phương án sản xuất - kinh doanh hợp lệ thuộc các lĩnh vực nêu trên. Các khoản vay sẽ được giải ngân đến khi tổng doanh số cho vay của toàn hệ thống đạt mốc 100.000 tỷ đồng.

Theo NHNN, có ít nhất 15 NHTM sẽ triển khai chương trình tín dụng này, bao gồm: Agribank, BIDV, VietinBank, Vietcombank; LPBank, Sacombank, MB, ACB; Nam Á Bank, OCB, Eximbank, BVBank; SHB, VietBank, HDBank

Các ngân hàng này có trách nhiệm theo dõi, thống kê và báo cáo kết quả triển khai; đảm bảo minh bạch về đối tượng cho vay, mức lãi suất theo đúng cam kết chương trình. Mọi số liệu gửi về NHNN sẽ là căn cứ giám sát và đánh giá hiệu quả thực thi.

Phía NHNN cũng khuyến khích các tổ chức tín dụng khác chủ động tham gia chương trình nếu đủ điều kiện, trên cơ sở tuân thủ đầy đủ hướng dẫn tại công văn lần này và công văn 5631 năm 2023. “Với nguồn vốn quy mô lớn cùng phạm vi hỗ trợ rộng khắp, chương trình kỳ vọng sẽ góp phần giảm chi phí tín dụng, hỗ trợ tái cơ cấu sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu và gia tăng giá trị nông sản Việt Nam trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn”, đại diện NHNN cho biết.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảo Thắng: Hỗ trợ trồng 600 ha rừng gỗ lớn

Bảo Thắng: Hỗ trợ trồng 600 ha rừng gỗ lớn

Trong 2 năm (2024 – 2025), huyện Bảo Thắng thực hiện trồng 600 ha rừng gỗ lớn theo phương thức hỗ trợ sau đầu tư, sử dụng nguồn vốn trồng rừng thay thế do các chủ dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác nộp vào Quỹ Bảo vệ rừng và Môi trường tỉnh.

Chủ động khắc phục suy hao cáp quang, đảm bảo đường truyền ổn định

Xí nghiệp Lưới điện cao thế Lào Cai: Chủ động khắc phục suy hao cáp quang, đảm bảo đường truyền ổn định

Trong thời kỳ chuyển đổi số mạnh mẽ, hạ tầng truyền dẫn ổn định là yếu tố then chốt giúp ngành điện vận hành hiệu quả và nâng cao chất lượng dịch vụ. Nhận thức rõ điều đó, Xí nghiệp Lưới điện cao thế (LĐCT) Lào Cai - Công ty Điện lực Lào Cai đã và đang chủ động thực hiện các giải pháp kỹ thuật nhằm duy trì và nâng cao chất lượng hệ thống truyền dẫn cáp quang, đảm bảo kết nối thông suốt phục vụ sản xuất - kinh doanh và điều hành lưới điện.

Ngát xanh vùng chè Phẳng Tao

Ngát xanh vùng chè Phẳng Tao

"Phẳng Tao" theo tiếng Nùng nghĩa là vùng đồi núi bằng phẳng. Nơi đây là địa danh khởi xướng phong trào trồng chè của xã Bản Sen nói riêng, huyện Mường Khương nói chung cách đây hơn 20 năm. Đến nay, Phẳng Tao là vùng chè rộng lớn nhất của Bản Sen đồng thời cũng là một trong những thôn có diện tích và sản lượng chè cao nhất Mường Khương. Nhưng ít ai biết rằng, để xây dựng được vùng chè rộng lớn như ngày hôm nay có công sức, mồ hôi của biết bao đảng viên gương mẫu.

Doanh nghiệp khẩn trương thiết lập cơ chế thích ứng

Doanh nghiệp khẩn trương thiết lập cơ chế thích ứng

Hiện nay, song song với nỗ lực của Chính phủ cùng các cơ quan chức năng, doanh nghiệp Việt Nam ở các ngành, lĩnh vực kinh tế; đặc biệt là thuộc các nhóm mặt hàng xuất khẩu đang khẩn trương thiết lập cơ chế để thích ứng cho phù hợp với tình hình mới.

Cục Thuế yêu cầu dứt điểm hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng chậm trước tháng 5/2025

Cục Thuế yêu cầu dứt điểm hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng chậm trước tháng 5/2025

Dù đạt tỷ lệ hoàn thuế điện tử lên tới 99% và góp phần tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, nhiều địa phương vẫn xử lý chậm hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng. Cục Thuế vừa yêu cầu các đơn vị trực thuộc khẩn trương rà soát, phân loại, xử lý dứt điểm hồ sơ tồn đọng, phấn đấu không còn hồ sơ quá hạn sau tháng 5/2025, trừ trường hợp nghi vấn gian lận.

Tạo đồng thuận trong giải phóng mặt bằng

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng: Tạo đồng thuận trong giải phóng mặt bằng

Với kinh nghiệm thực hiện giải phóng mặt bằng các công trình, dự án trọng điểm thời gian qua, tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo các ngành, các địa phương chủ động phối hợp, vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách hỗ trợ của Trung ương, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân phải nhường đất ở, đất sản xuất cho dự án.

fb yt zl tw