Gốc của sự minh bạch

Tuần qua, trên khắp các diễn đàn, nhiều người đã thể hiện sự bức xúc trước các khoản phụ thu đầu năm học, rồi học thêm, ngoại khóa.

Thật tình, những bức xúc đó không phải không có căn cứ, khi buổi họp đầu năm học mới thay vì bàn việc nhà trường và gia đình phối hợp như thế nào để việc học tập của con em trở nên tốt hơn thì lại thành cuộc họp... thu tiền. Cuộc họp gây nên bao tranh cãi giữa giáo viên chủ nhiệm, ban đại diện phụ huynh và những cha mẹ không đồng ý đóng góp. Những đối đáp nặng lời dẫn đến mâu thuẫn, tổn thương cho các bên và xã hội thấy xót xa vì một môi trường mẫu mực như giáo dục lại bị đồng tiền tác động ghê gớm.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Không bàn về việc giáo viên như người “đứng giữa”, mang rất nhiều nỗi niềm, bởi bản thân họ cũng thấy mơ hồ, khó hiểu khi phải giải thích một số khoản thu mà nhà trường đưa xuống. Có lẽ cần nhìn vấn đề mang tên “lạm thu” một cách thấu đáo hơn. Vì sao hiện tượng gây bức xúc này năm nào cũng diễn ra? Phải chăng, môi trường giáo dục đã xuống cấp, hay nó phản ánh một điều gì đó của xã hội? Điều đó làm tôi nhớ đến lời nói của một người bạn: “Thu nhập là X, chi phí là Y. Phụ thu chẳng qua là phần Y-X”. Về mặt quản lý xã hội, nếu cứ để phép tính kia dương mãi thì mục đích thu đủ bù chi lâu dần sẽ dẫn đến lạm thu.

Chừng nào câu chuyện tiền lương của giáo viên chưa được giải quyết thì câu chuyện lạm thu còn tiếp tục. Chưa kể, nhìn một cách khách quan, sở dĩ có những khoản đóng góp "tự nguyện", xã hội hóa, vận động tài trợ là do nguồn kinh phí đầu tư cho giáo dục của chúng ta còn hạn chế, không đáp ứng nhu cầu thực tế. Điều này dẫn đến việc nhà trường phải tự thu những khoản phụ thu để trang trải các chi phí cho học sinh như mua sắm trang thiết bị, sửa chữa cơ sở vật chất, tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Cùng với đó, giá các mặt hàng liên quan đến giáo dục như sách vở, đồng phục, đồ dùng học tập... liên tục tăng cao, khiến chi phí cho một học sinh ngày càng tăng. Rồi áp lực thi cử và cạnh tranh trong giáo dục khiến nhiều phụ huynh phải cho con đi học thêm, hoạt động ngoại khóa, tạo cơ hội để nhà trường thu thêm các khoản tiền.

Bên cạnh đó là sự quản lý thiếu chặt chẽ của các cơ quan chức năng; một số giáo viên và cán bộ nhà trường chưa thực sự tâm huyết với nghề, có tâm lý “bóc lột” học sinh và phụ huynh để kiếm tiền trái quy định. Để xảy ra những bức xúc liên quan đến lạm thu cũng có một phần trách nhiệm của phụ huynh. Nhiều cha mẹ sợ con bị ảnh hưởng, sợ các phụ huynh nhìn mình bằng ánh mắt khác nên không dám lên tiếng, nhưng lại bày tỏ bức xúc ở nơi khác, dẫn tới những nhiễu loạn không đáng có. Nhiều người không nắm được các thông tư, hướng dẫn của cơ quan chức năng để biết cần phải đóng khoản gì và không đóng khoản gì. Còn có những phụ huynh thích nộp tiền nhiều để giáo viên quan tâm hơn đến con mình, kêu gọi mọi người đóng tiền nhiều để ghi điểm với giáo viên...

Câu chuyện lạm thu sẽ còn tiếp diễn hằng năm nếu như lương cho giáo viên, cơ sở vật chất giáo dục chưa được tính đúng, tính đủ. Đó chính là cái gốc của sự minh bạch!

Báo Quân đội nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chờ đợi với muôn vàn yêu thương

Chờ đợi với muôn vàn yêu thương

Không “nóng” với các bài văn, con số như phía trong phòng thi, phía ngoài trường thi, những người bố, người mẹ cũng đang trải qua kỳ thi của riêng mình. Đó là những lo lắng, hồi hộp và cả những niềm tin, kỳ vọng vào đứa con nhỏ bé của mình.

[Ảnh] “Áo xanh” đội nắng, dầm mưa tiếp sức mùa thi

[Ảnh] “Áo xanh” đội nắng, dầm mưa tiếp sức mùa thi

Tiếp sức mùa thi từ lâu đã là hình ảnh đẹp của các đoàn viên, thanh niên tình nguyện. Tại 27 điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai, điều dễ nhận thấy là sự năng nổ, nhiệt tình của các tình nguyện viên trong việc trợ giúp thí sinh vượt “vũ môn”. Dù nắng hay mưa, trong những ngày diễn ra kỳ thi, những bóng áo xanh vẫn túc trực ngoài điểm thi để chở “ước mơ hồng” cho hơn 9.100 sĩ tử.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Nhiều thí sinh đánh giá đề Toán khó

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Nhiều thí sinh đánh giá đề Toán khó

Chiều 26/6, hơn 9.000 thí sinh của tỉnh bước vào môn thi Toán. Đây là môn thi bắt buộc đối với cả thí sinh thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 và thí sinh thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006. 90 phút làm bài nhanh chóng trôi qua, nhiều thí sinh bước ra khỏi phòng thi với nhiều tâm trạng khác nhau. Các thí sinh cho rằng đề Toán năm nay khó.

[Ảnh] Thí sinh Lào Cai hào hứng dự thi môn thứ hai

[Ảnh] Thí sinh Lào Cai hào hứng dự thi môn thứ hai

Chiều nay (26/6), các thí sinh bước vào dự thi môn Toán - môn thứ hai của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Đây là môn thi bắt buộc đối với thí sinh thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và thí sinh thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006.

Hãy vững tin mở cánh cửa tương lai

Hãy vững tin mở cánh cửa tương lai

12 năm miệt mài học tập dưới mái trường phổ thông, kỳ thi tốt nghiệp THPT là nấc thang đưa các sỹ tử lớp 12 bước vào chân trời mới. Thầy, cô giáo - những người đồng hành, dõi theo và ủng hộ các em luôn mong những điều tốt đẹp nhất đến với các trò của mình. Trước ngày diễn ra kỳ thi, các thầy, cô gửi gắm, truyền động lực đến các em bằng những lời chúc tốt đẹp nhất, mong các em sẽ cán đích thành công.

Các sĩ tử đã sẵn sàng “vượt vũ môn”

Các sĩ tử đã sẵn sàng “vượt vũ môn”

Chỉ còn gần một ngày, kim đồng hồ sẽ điểm "giờ G" cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 - cột mốc cuối cùng của hành trình 12 năm đèn sách, đồng thời là cánh cửa rộng mở hướng tới tương lai rạng ngời. Không khí căng thẳng xen lẫn hồi hộp bao trùm khắp nơi, nhưng ở đâu đó ta vẫn cảm nhận được sự tự tin, quyết tâm cháy bỏng từ các sĩ tử. 

fb yt zl tw