Giữ gìn nét đẹp truyền thống

Áo dài đã và đang trở thành trang phục chứa đựng hồn cốt và niềm tự hào dân tộc của người Việt Nam. Người lớn tuổi và người trẻ, không chỉ phụ nữ mà cả nam giới cũng thường chọn áo dài để mặc vào các dịp lễ tết. Trong tháng 3, áo dài là lựa chọn đầu tiên của nhiều chị em khi chọn trang phục.

Áo dài đã và đang trở thành trang phục chứa đựng hồn cốt và niềm tự hào dân tộc của người Việt Nam. Người lớn tuổi và người trẻ, không chỉ phụ nữ mà cả nam giới cũng thường chọn áo dài để mặc vào các dịp lễ tết. Trong tháng 3, áo dài là lựa chọn đầu tiên của nhiều chị em khi chọn trang phục.

Thấy áo dài là thấy quê hương

Cuối tuần qua, chị Trần Thanh Nhàn, ngụ quận 7 (TPHCM) nhận được tấm ảnh con gái gửi về từ nước Úc. Trong ảnh, con gái chị duyên dáng trong bộ áo dài có hình đóa hoa sen đang cùng các bạn du học sinh các nước đi dạo phố. Dòng chữ con gái nhắn “Con chọn áo dài mặc dịp tháng 3 để như thấy mình đang ở quê hương Việt Nam” khiến chị Nhàn xúc động.

Trong chuyến du lịch 6 ngày ở lãnh thổ Đài Loan cùng chồng và những người bạn vào đầu tháng 3, có 2 lần chị Nguyễn Thị Tố Loan mặc áo dài khi đến viếng các chùa và danh lam thắng cảnh ở đất nước xinh đẹp này. Trong những chuyến du lịch đến các nước bạn trước đó, hầu như lần nào chị Loan cũng diện áo dài để lưu giữ những khoảnh khắc kỷ niệm của chuyến đi. Chị Loan cho biết, khi mặc áo dài, chị thấy mình đẹp hơn, nhất là trong các chuyến đi xa, chị muốn giới thiệu với bạn bè các nước hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Việt Nam qua chiếc áo dài truyền thống của dân tộc mình.

Còn với Nghệ sĩ nhân dân Kim Xuân, tình yêu với chiếc áo dài truyền thống gần 50 năm qua vẫn luôn hiện hữu. Như một thói quen, nghệ sĩ Kim Xuân luôn chọn áo dài làm trang phục. Bất kỳ sự kiện, hoạt động nào để quảng bá áo dài, nghệ sĩ Kim Xuân luôn tham gia và xem đó là cách góp phần gìn giữ văn hóa dân tộc.

Trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, hầu hết các điểm tham quan, vui chơi, đường hoa hay trên các con đường, đâu đâu cũng bắt gặp những chiếc áo dài tung bay trong gió. Không chỉ phụ nữ mà nhiều nam giới cũng chọn áo dài mặc để cùng gia đình chụp bộ ảnh lưu niệm.

Gửi yêu thương qua chiếc áo dài

Với bà Sầm Kim Tương (65 tuổi, ngụ phường 19, quận Bình Thạnh, TPHCM), dành tình yêu cho chiếc áo dài thì phải làm sao để tạo sự lan tỏa và người phụ nữ nào cũng có cơ hội được mặc áo dài. Nghĩ vậy nên hơn 6 năm qua, bà Tương thực hiện chương trình trao tặng áo dài đến phụ nữ khó khăn đang cần. Không chỉ phụ nữ ở TPHCM mà cả ở các tỉnh, thành khác, khi biết có người cần, bà Tương đều kết nối để hỏi số đo và gửi tặng áo dài đến tận nhà. Điều đặc biệt, những chiếc áo dài bà Tương gửi tặng hầu hết là áo dài mới được bà đặt may hoặc mua. Từ cách làm này, đến nay hơn 1.500 áo dài đã được bà Tương trao tặng đến phụ nữ khó khăn. Riêng trong tháng 3 năm nay, 200 chiếc áo dài mới cũng được bà Tương trao đến tay người cần.

Bà Sầm Kim Tương bên những chiếc áo dài chuẩn bị để tặng phụ nữ khó khăn.

Bà Tương kể, hơn 6 tháng trước, một phụ nữ trong khu phố đến nhà tìm bà để mong nhận được một chiếc áo dài. Người phụ nữ ấy nói với bà Tương rằng sắp đi cưới vợ cho con trai, không biết chọn áo dài nào cho phù hợp. Nhìn dàn áo dài trên kệ, bà Tương thấy không chiếc nào phù hợp để đi ngồi sui. Thấy vóc dáng người phụ nữ cỡ mình, bà Tương không ngần ngại lấy chiếc áo dài nhung có kết cườm của mình vừa may xong tháng trước nhưng chưa mặc để trao tặng. “Sau đám cưới, cô ấy đưa con trai và con dâu ghé qua nhà tôi cảm ơn, tâm sự rằng nhờ chiếc áo dài ấy, cô thấy mình tự tin hơn trong lễ cưới của con trai”, bà Tương chia sẻ về niềm vui, hạnh phúc bà được nhận.

Hàng trăm điểm áo dài 0 đồng cũng được Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM, các quận, huyện, TP Thủ Đức thành lập tại các khu phố ở địa phương để phụ nữ khó khăn có cơ hội được mặc áo dài truyền thống. Những năm qua, để nữ công nhân có chiếc áo dài diện trong dịp tháng 3, Công đoàn Viên chức TPHCM phát động Chương trình “Áo dài yêu thương”. Đây là chương trình ý nghĩa, thể hiện tình yêu thương, nhằm san sẻ khó khăn đến những người phụ nữ đang lao động sản xuất tại các công ty thuộc Khu công nghệ cao TPHCM và tôn vinh giá trị chiếc áo dài truyền thống. Sau khi phát động, cán bộ, công chức, người lao động, đặc biệt là chị em phụ nữ đang công tác tại các đơn vị công đoàn cơ sở khu vực hành chính sự nghiệp thuộc Công đoàn Viên chức thành phố đã trao tặng áo dài cũ (còn mới) và vải áo dài đến nữ công nhân đang lao động sản xuất tại các công đoàn cơ sở các công ty thuộc Khu công nghệ cao TPHCM.

Đây là chương trình ý nghĩa, được Công đoàn Viên chức thành phố phát động lần đầu tiên vào năm 2022. Qua đó đã nhận được 1.200 bộ áo dài may sẵn còn mới 90% và vải mới chưa may áo dài. Công đoàn Viên chức thành phố cũng thành lập tủ áo dài yêu thương tại Khu công nghệ cao TPHCM để nữ công nhân lao động thuận tiện ghé chọn chiếc áo dài mình cần cho các dịp lễ và hoạt động tại đơn vị.

Mong muốn phụ nữ khó khăn ai ai cũng được mặc chiếc áo dài mà nhiều năm qua, tiệm may nhỏ không bảng hiệu của chị Lê Thị Ngọc Mai (mọi người quen gọi là tiệm may cô Lang - tên má chồng chị Mai) trong con hẻm nhỏ trên đường Nguyễn Văn Thủ (quận 1, TPHCM) luôn lấy giá rất mềm. Theo lời chị Mai, ngày chị theo má chồng học nghề, bà bảo mỗi phụ nữ cần có một chiếc áo dài để dù treo trong tủ hay mặc lên người cũng sẽ giúp ta nhận ra giá trị của người phụ nữ Việt Nam. Tình yêu áo dài trong chị Mai cũng lớn lên từ lời truyền dạy ấy, để rồi dù nhận may một chiếc áo dài đơn giản hay cầu kỳ, chị đều chăm chút, tỉ mỉ từng đường may, mũi chỉ.

Báo Sài Gòn giải phóng

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Văn hóa thưởng trà của người Việt vốn ấm cúng, gần gũi và mộc mạc. Trải qua thời gian, văn hóa ấy không ngừng được bổ sung những giá trị mới. Trong đó, có thể tới nhiều mô hình: thưởng trà nghe nhạc, thưởng trà mạn đàm, thưởng trà vịnh thơ... và thời gian gần đây còn là "trà - tranh"một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Thành phố Lào Cai là vùng đất cổ, có bề dày truyền thống văn hóa. Sự đa sắc màu của tộc người, với những lễ hội độc đáo, nét văn hóa riêng biệt đã làm nên bức tranh văn hóa đầy màu sắc của thành phố biên cương. Để tiếp nối mạch nguồn lặng lẽ chảy suốt ngàn năm, thành phố Lào Cai đã và đang bảo tồn, phát huy các giá trị để văn hóa thực sự là nền tảng, là trụ cột quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển.

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Suốt một thời gian dài, văn học thiếu nhi có phần bị xao nhãng, thậm chí bỏ trống. Tuy nhiên gần đây, với nhiều giải thưởng và nhất là văn học thiếu nhi của Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài cho thấy con đường ra biển lớn đã rộng mở.

fbytzltw