Gìn giữ nét đẹp lễ hội Xuân

Đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa lễ hội Xuân năm 2025, Đảng, Nhà nước đã có những chỉ đạo, yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về quản lý, tổ chức lễ hội; bảo đảm hoạt động vui Xuân, đón Tết thiết thực, an toàn, tiết kiệm, phù hợp nếp sống văn hóa, truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc.

Ngay sau Tết Nguyên đán, những lễ hội xuân rộn ràng, vui tươi, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống diễn ra trên cả nước. Mỗi lễ hội đều mang đặc trưng và giá trị riêng biệt, giúp người dân, nhất là thế hệ trẻ thêm thấm nhuần hiểu biết về công lao của tổ tiên, kế thừa và phát huy truyền thống niềm tự hào về quê hương đất nước.

z5188123169451-22c44d9743d07ba593f849eac9a5c25d-4910.jpg
Lễ hội đền Thượng (thành phố Lào Cai) được tổ chức vào ngày Rằm tháng Giêng hằng năm, thể hiện lòng tôn kính, đạo lý uống nước nhớ nguồn và truyền thống văn hoá dân gian trong đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai và du khách đối với vị Anh hùng dân tộc - Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Ảnh: Ngọc Bằng

Mỗi lễ hội như một sợi dây kết nối cộng đồng, là nơi mỗi người đến để thưởng thức niềm vui Xuân, tưởng nhớ và kính trọng cha ông, tri ân các bậc tiền nhân và thấm nhuần việc bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, tiếp thêm năng lượng tích cực. Các lễ hội truyền thống còn đón du khách trong nước, quốc tế đến tham quan, tìm hiểu văn hóa Việt Nam, góp phần bảo tồn, tôn vinh, phát huy giá trị và quảng bá hình ảnh của các khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh đất nước. Chính vì vậy, đòi hỏi các lễ hội truyền thống phải được tổ chức theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; xây dựng môi trường văn hóa lễ hội văn minh, lành mạnh; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc và lan tỏa trong đời sống xã hội.

Vài năm gần đây, công tác quản lý nhà nước đối với lễ hội đã được tăng cường với nhiều giải pháp hiệu quả, bảo đảm lễ hội gắn liền với các sự kiện lớn của địa phương, giúp các lễ hội truyền thống trở thành điểm đến hấp dẫn. Các địa phương và ngành văn hóa nghiêm túc thực hiện Nghị định 110/NĐ-CP (ngày 29/8/2018) của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội; chủ động xây dựng kế hoạch quản lý, tổ chức lễ hội bảo đảm trang nghiêm, thành kính, tiết kiệm, phù hợp thuần phong mỹ tục và các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; có chương trình, kịch bản tổ chức lễ hội với việc phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng. Tuyên truyền, giáo dục về nguồn gốc của lễ hội, di tích và các nhân vật được thờ phụng, tôn vinh; về các giá trị, ý nghĩa đích thực của tín ngưỡng và nghi lễ truyền thống… thời gian qua đã được đẩy mạnh.

Năm nay, các lễ hội lớn đầu xuân như: Lễ hội chùa Hương, Hội xuân Yên Tử, Lễ khai ấn Đền Trần, Hội Lim... tiếp tục được đổi mới công tác tổ chức với mục tiêu hướng đến khẳng định mỗi lễ hội là một điểm đến du lịch, văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Từ cả tháng trước khi khai hội, Ban tổ chức các lễ hội đã công khai kế hoạch, kịch bản và các phương án bảo đảm an ninh trật tự suốt thời gian diễn ra lễ hội; niêm yết công khai giá vé, giá phí các dịch vụ; tích hợp vé tham quan thắng cảnh và vé phương tiện di chuyển bằng vé điện tử tạo thuận tiện cho du khách, giảm đầu mối phát hành vé, kiểm soát vé; áp dụng mã QR để kiểm soát các phương tiện phục vụ du khách và tương tác thông tin phản hồi từ người dân… Các đơn vị chức năng cùng các cấp chính quyền cơ sở đã xây dựng phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn giao thông đối với hoạt động lễ hội; chủ động lên kế hoạch kiểm tra hoạt động quảng cáo, kiên quyết không cho bày bán các sản phẩm mang tính kích động, bạo lực, ấn phẩm mê tín, dị đoan…

Năm 2025 là năm thứ hai các địa phương và ngành văn hóa thực hiện “Bộ tiêu chí môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống” được ban hành cuối năm 2023. Bộ tiêu chí được các địa phương tích cực áp dụng bước đầu đã giúp nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cơ quan quản lý, các ban tổ chức lễ hội cũng như người dân và du khách, góp phần tạo những chuyển biến rõ rệt trong các lễ hội diễn ra trong năm 2024 vừa qua. Bộ tiêu chí cũng trở thành công cụ đo lường chất lượng tổ chức đối với từng lễ hội, trong đó đề cao trách nhiệm người đứng đầu các cấp về việc quản lý, tổ chức lễ hội...

Với sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng của các địa phương cùng sự đồng lòng của người dân, kỳ vọng mùa lễ hội Xuân Ất Tỵ năm 2025 sẽ là mùa lễ hội vui tươi, an toàn, văn minh, gìn giữ, phát huy được các giá trị văn hóa truyền thống.

Báo Nhân dân điện tử

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người Mông khai lửa chạm bạc

Người Mông khai lửa chạm bạc

Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, không chỉ vui xuân đón tết, tưng bừng mở hội Gầu tào, đồng bào Mông ở Lào Cai còn chuẩn bị một nghi lễ quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của họ - nghi lễ khai lửa chạm bạc đầu xuân.

Nghi lễ Pút tồng của người Dao đỏ

Nghi lễ Pút tồng của người Dao đỏ

Pút tồng là nghi lễ lớn trong năm của cộng đồng, dòng họ người Dao đỏ ở Lào Cai nói chung. “Pút tồng” theo tiếng dân tộc Dao có nghĩa là “Tắm than”, mang ý nghĩa gửi gắm ước mơ, cầu mong sự phù hộ của thánh thần và tổ tiên, giúp mỗi người thêm niềm tin vào cuộc sống, vượt lên chính mình và những khó khăn.

Tết truyền thống trong quan niệm của người Việt trẻ

Tết truyền thống trong quan niệm của người Việt trẻ

Tết Nguyên đán là ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Cùng với sự phát triển của xã hội, Tết Nguyên đán đã có những thay đổi nhất định, đặc biệt là trong suy nghĩ của giới trẻ. Vậy ngày nay người Việt trẻ đón Tết thế nào và quan niệm của họ về ngày Tết truyền thống ra sao?

Pí Lè - báu vật của người Tày

Pí Lè - báu vật của người Tày

Người Tày có nền văn hóa giàu bản sắc, trong đó nhạc cụ truyền thống góp phần quan trọng làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của họ, nổi bật và sáng tạo nhất là cây kèn Pí Lè. Với người Tày, Pí Lè được coi như một báu vật. Vì vậy, họ quan niệm giữ được tiếng kèn Pí Lè là giữ được bản sắc văn hóa dân tộc mình.

Cảnh trong phim "Bộ tứ báo thủ".

Sôi động mùa phim Việt chiếu rạp Tết

Mùa phim Tết năm nay là cuộc cạnh tranh giữa hai đạo diễn – nhà sản xuất Trấn Thành và Thu Trang. Cho tới nay, có 3 bộ phim công bố ra mắt khán giả và những ngày đầu tiên của năm mới là “Bộ tứ báo thủ”, “Yêu nhầm bạn thân” do Trấn Thành làm đạo diễn hoặc nhà sản xuất và “Nụ hôn bạc tỷ” của Thu Trang.

"Táo quân 2025" gây sốt với những câu thoại độc đáo

"Táo quân 2025" gây sốt với những câu thoại độc đáo

Vừa phát sóng tối 30 Tết, chương trình “Gặp nhau cuối năm - Táo quân 2025” của Đài Truyền hình Việt Nam đã lập tức gây sốt trong khán giả với hàng loạt câu thoại độc đáo. Chương trình đã nhìn lại hàng loạt vấn đề nóng trong xã hội của năm qua bằng lăng kính hài hước, cùng diễn xuất xuất sắc của dàn diễn viên gạo cội.

Mãn nhàn màn phá hoa đón năm Ất Tỵ tại Lào Cai

Mãn nhàn màn phá hoa đón năm Ất Tỵ tại Lào Cai

Đúng 0 giờ ngày 29/1/2025, tức ngày 1/1 năm Ất Tỵ, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, màn trình diễn pháo hoa bắn từ tầm cao tháp The Manor Tower thuộc dự án khu nhà ở thương mại tiểu khu đô thị số 2, Đại lộ Trần Hưng Đạo, phường Bắc Cường giúp bầu trời thành phố Lào Cai thêm rực rỡ.

Đầu Xuân Ất Tỵ tản mạn chuyện con rắn

Đầu Xuân Ất Tỵ tản mạn chuyện con rắn

Vậy là năm con rồng đã qua đi để bước vào năm con rắn, một trong những loài vật linh thiêng trong 12 con giáp. Năm mới Ất Tỵ, giữa ngày xuân thênh thang, cùng nhau ngồi nhâm nhi chén trà, ngắm hoa đào, hoa mai nở, tản mạn chuyện con rắn cũng có nhiều điều thú vị.

Tết Nguyên đán của người Pa Dí

Tết Nguyên đán của người Pa Dí

Người Pa Dí ở Lào Cai gọi tết Nguyên đán là “đừn chèng”, tết Tháng giêng là “kin chung”. Tết Nguyên đán với nhiều nghi lễ, phong tục truyền thống mang đậm nét văn hóa của tộc người. Đó là dịp con cháu thể hiện lòng thành kính, hiếu thảo với tổ tiên, ông bà, cha mẹ, thể hiện đạo hiếu uống nước nhớ nguồn; đồng thời cũng là dịp đoàn viên, sum họp cùng hướng tới một năm mới với nhiều điều may mắn, thuận lợi.

Lào Cai rộn rã chào Xuân mới

Lào Cai rộn rã chào Xuân mới

Chương trình nghệ thuật “Chào Xuân mới - Xuân Ất Tỵ 2025” tổ chức vào tối 28/1, tức 29 tháng Chạp tại Quảng trường phố đi bộ, phường Cốc Lếu (thành phố Lào Cai) đã thực sự trở thành “bữa tiệc” văn hóa với những thanh âm rộn rã, sôi nổi chào Xuân.

fb yt zl tw