Giảm tai biến nhờ ứng dụng công nghệ in 3D

Công nghệ in 3D áp dụng phù hợp với từng người bệnh, đảm bảo hỗ trợ phẫu thuật đạt độ chính xác tối đa, giảm thiểu các tai biến xuống mức thấp nhất.

GS.TS.BS Trần Trung Dũng - Giám đốc chuyên môn Trung tâm Công nghệ 3D trong y học và Chủ nhiệm bộ môn Chấn thương chỉnh hình tại VinUni, kiêm Giám đốc chuyên ngành Ngoại Chấn thương chỉnh hình - Cơ xương khớp, Hệ thống y tế Vinmec nhấn mạnh về giá trị của công nghệ in 3D tại hội nghị quốc tế về ứng dụng công nghệ 3D trong y học, tại Hà Nội trong hai ngày (5-6/4).

Công nghệ 3D ngày càng trở nên thiết yếu khi được ứng dụng để tạo ra mô hình giải phẫu bộ phận cơ thể con người. Các thiết bị định vị phẫu thuật giúp các bác sĩ xác định và có hình dung rõ ràng về vị trí tổn thương, từ đó tối ưu hoá quá trình phẫu thuật và điều trị.

Công nghệ được áp dụng không chỉ tạo ra cuộc cách mạng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe mà còn mở ra cơ hội phát triển y học cá thể hoá, từ sản xuất các viên thuốc đến việc thực hiện các ca phẫu thuật phù hợp với từng bệnh nhân, đảm bảo hỗ trợ phẫu thuật đạt độ chính xác tối đa, giảm thiểu các tai biến xuống mức thấp nhất.

Các bác sĩ, kỹ sư kiểm tra độ tương thích của mô hình khớp tại Trung tâm Công nghệ 3D trong y học.
Các bác sĩ, kỹ sư kiểm tra độ tương thích của mô hình khớp tại Trung tâm Công nghệ 3D trong y học.

Theo giáo sư Dũng, nhờ công nghệ in 3D, các bệnh viện có thể sử dụng dụng cụ mổ vừa khít với giải phẫu của người Việt với giá thành lại thấp hơn nhiều lần so với sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ hay châu Âu.

Hội nghị quốc tế ứng dụng công nghệ 3D trong y học lần này chính là cơ hội để các bác sĩ Việt Nam học hỏi thêm kinh nghiệm từ các chuyên gia hàng đầu thế giới, mở rộng lĩnh vực nghiên cứu, tạo tiền đề để ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam trong thời gian tới.

Tại sự kiện, Vinmec công bố sẽ triển khai công nghệ 3D ở 100% bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec trong năm 2024.

Từ năm 2022, Vinmec phối hợp với Trung tâm Công nghệ 3D trong Y học (trường Đại học VinUni) sử dụng công nghệ 3D thực hiện thành công khoảng 200 ca phẫu thuật trong lĩnh vực Chấn thương chỉnh hình với tỷ lệ chính xác của kích cỡ khớp tiệm cận đến 100%, trong đó gồm 84 ca thay khớp gối toàn phần, 31 ca thay khớp háng toàn phần, 27 ca điều trị ung thư/loạn sản xương và nhiều ca thay khớp, chỉnh hình phức tạp.

“Đây là bước phát triển vượt bậc của đơn vị y tế đầu tiên và duy nhất ứng dụng công nghệ 3D vào chẩn đoán, điều trị thường quy tại Việt Nam”, GS Dũng nói.

Hội nghị diễn ra trong 2 ngày, gồm 3 phần, báo cáo khoa học, triển lãm và đào tạo thu hút sự quan tâm và tham gia của hơn 1.000 giáo sư, bác sĩ trong nước cũng như quốc tế trực tiếp và trên nền tảng online.

Tại phiên báo cáo khoa học, các diễn giả trình bày nhiều báo cáo quan trọng, được tuyển chọn kỹ lưỡng, có ý nghĩa thực tiễn chia thành nhiều phiên chủ đề khác nhau: Chấn thương chỉnh hình; Răng hàm mặt; Tim mạch; Kỹ thuật-vật liệu. Các diễn giả cùng nhau cập nhật những tiến bộ ứng dụng mới nhất về công nghệ 3D trong Y học.

Phiên Đào tạo tại hội nghị được chủ trì bởi Kỹ sư trưởng Fanny Soh đến từ Materialise (Bỉ) - Tập đoàn hàng đầu về công nghệ in 3D với nội dung về lập kế hoạch phẫu thuật (ứng dụng được cho bất kỳ chuyên ngành nào trong y tế: Chấn thương chỉnh hình, răng hàm mặt, thần kinh, tim mạch, tiết niệu).

Một trong những điểm nhấn của hội nghị là triển lãm trình diễn công nghệ 3D trong y học. Triển lãm không chỉ gồm ngành chấn thương chỉnh hình mà còn có các ngành tiêu hóa, tim mạch, thần kinh, công nghệ mô phỏng phẫu thuật AR và VR, booth trải nghiệm phẫu thuật qua kính thực tế ảo cho người dùng, tham quan trực tiếp 3D Lab.

VTCNews

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số góp phần nâng cao hiệu quả quản lý môi trường

Chuyển đổi số góp phần nâng cao hiệu quả quản lý môi trường

Trong bối cảnh công nghệ số ngày càng phát triển, Công ty Cổ phần Môi trường đô thị tỉnh Lào Cai đã mạnh dạn đổi mới, áp dụng công nghệ vào công tác quản lý môi trường. Nhờ đó, không chỉ nâng cao hiệu quả vận hành mà còn góp phần cải thiện chất lượng môi trường đô thị, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng.

Cảnh giác với các thủ đoạn của tội phạm công nghệ

Cảnh giác với các thủ đoạn của tội phạm công nghệ

Trong thời đại số hóa, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ mang lại tiện ích vượt bậc mà còn tiềm ẩn những rủi ro khôn lường. Deepfake - công nghệ tạo ra hình ảnh và video giả mạo với độ chân thực đáng kinh ngạc - đang trở thành công cụ nguy hiểm cho tội phạm mạng.

Thủ tướng phát động phong trào "Bình dân học vụ số" toàn dân

Thủ tướng phát động phong trào "Bình dân học vụ số" toàn dân

Chiều 26/3, tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, dự Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng "Bình dân học vụ số".

Thủ tướng đặt 3 câu hỏi tại cuộc đối thoại với 300 thanh niên tiêu biểu

Thủ tướng đặt 3 câu hỏi tại cuộc đối thoại với 300 thanh niên tiêu biểu

Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025), chiều 24/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị gặp mặt và đối thoại với thanh niên. Cuộc đối thoại với chủ đề "Thanh niên Việt Nam tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Chuyện ghi ở “vùng lõm sóng” Pờ Hồ

Chuyện ghi ở “vùng lõm sóng” Pờ Hồ

Nhịp sống ở Pờ Hồ - thôn xa và khó khăn nhất xã Trung Lèng Hồ (Bát Xát) cứ chầm chậm như kéo chúng tôi trở lại với khung cảnh ở nhiều thôn vùng cao Bát Xát cách đây 15, 20 năm. Sóng viễn thông yếu, chập chờn nên nơi đây nằm trong danh sách “vùng lõm sóng”, câu chuyện chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp 4.0 với bà con xem ra còn xa vời.

“Yêu lắm Việt Nam” đã có mặt tại Lào Cai

“Yêu lắm Việt Nam” đã có mặt tại Lào Cai

Dự án “Yêu lắm Việt Nam” do Báo Nhân Dân phối hợp với các đối tác công nghệ triển khai lắp đặt bảng gắn chip NFC (công nghệ kết nối không dây) tại các địa danh lịch sử văn hóa, du lịch đã có mặt tại Lào Cai.

fb yt zl tw