Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Trao Giải A cho tác giả 104 tuổi

Giải thưởng năm nay được thực hiện với nhiều đổi mới, sáng tạo, nhằm mục tiêu cao nhất là thể hiện tình yêu sách, sự trân trọng, tôn vinh và tri ân những tác giả, dịch giả và những tác phẩm tiêu biểu.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng và Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa trao Giải A cho các tác giả.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng và Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa trao Giải A cho các tác giả.

Bộ sách “Gia Định - Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh: Dặm dài lịch sử (1698 - 2020)” của tác giả 104 tuổi Nguyễn Đình Tư đã được trao Giải A Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII - năm 2024.

Lễ trao giải diễn ra tối 29/11 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Sự kiện do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Xuất bản Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức, nhằm ghi nhận, tôn vinh đội ngũ tác giả, dịch giả, người làm công tác xuất bản cả nước.

Trao giải thưởng cho 58 tác phẩm

Theo đánh giá của Hội đồng giải, tác phẩm gồm 2 tập dày dặn với dung lượng hơn 1.500 trang, truyền tải một lượng thông tin giá trị về vùng đất Gia Định - Sài Gòn xưa, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

Tác phẩm này được nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư liên tục bổ sung, cập nhật trong hơn 20 năm.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư năm nay 104 tuổi.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư năm nay 104 tuổi.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư sinh năm 1920 tại Nghệ An. Tính đến nay, ông có khoảng 60 đầu sách đã xuất bản. Năm 2018, ông từng nhận Giải A Giải thưởng Sách Quốc gia với tác phẩm “Chế độ thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ (1859 - 1954).”

Tham gia Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII có 51/57 nhà xuất bản (tăng 10 nhà xuất bản so với giải lần thứ VI), với 372 tên/bộ sách, bao gồm 455 cuốn sách (nhiều hơn 60 tên/bộ sách, 20 cuốn sách so với giải lần thứ VI). Các hạng mục được Hội đồng chung khảo lựa chọn để trao giải thuộc sáu lĩnh vực: Chính trị - kinh tế; Khoa học xã hội và nhân văn; Khoa học tự nhiên và công nghệ; Văn hóa, văn học và nghệ thuật; Thiếu nhi; Sách được bạn đọc yêu thích.

Hội đồng Giải thưởng Sách quốc gia đã thống nhất trao giải cho 58 cuốn/bộ sách, trong đó Giải A thuộc về các tác phẩm: “Gia Định - Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh: Dặm dài lịch sử (1698 - 2020)” (2 tập) của tác giả Nguyễn Đình Tư, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh; “Cẩm nang chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa” của Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Bác sỹ Đào Xuân Cơ (Chủ biên), Nhà xuất bản Y học; “Tổng tập Nhà văn quân đội-Kỷ yếu-Tác phẩm” (5 tập) của Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Nhà xuất bản Văn học.

Các cuốn sách được trao giải năm nay.
Các cuốn sách được trao giải năm nay.

Ngoài ra, Ban Tổ chức đã trao 10 giải B, 21 giải C, 21 giải Khuyến khích, 4 giải Sách được bạn đọc yêu thích cho các tác giả.

Theo đó, Giải Sách được bạn đọc yêu thích gồm: “Người thầy” của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân; “Chuyện con mèo dạy hải âu bay” của Luis Sepúlveda, người dịch: Phương Huyên, minh họa: Bút Chì, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam; “Mùa Hè không tên” của Nguyễn Nhật Ánh, Nhà xuất bản Trẻ; “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” của Rosie Nguyễn, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam.

Bước vào kỷ nguyên của tri thức

Phát biểu tại lễ trao giải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa biểu dương, đánh giá cao những kết quả quan trọng đạt được của đội ngũ những người làm xuất bản trong cả nước; chúc mừng các tác giả, nhà xuất bản, nhà phát hành đã vinh dự được nhận Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII - năm 2024.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu.
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu.

Theo Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Giải thưởng Sách Quốc gia đã tạo nên những dấu ấn lớn, trở thành sự kiện quan trọng trong đời sống văn hóa, thu hút sự quan tâm của không chỉ các tác giả, nhà xuất bản, mà còn của đông đảo công chúng, bạn đọc cả nước.

“Qua các cuốn sách, bộ sách được trao giải, chúng ta càng tự hào và trân trọng tinh thần lao động bền bỉ, khoa học, nghiêm túc, sự tâm huyết và khối lượng tri thức đồ sộ mà các tác giả, học giả, nhà xuất bản đã đem đến cho công chúng, độc giả và xã hội. Điều đó cho thấy sự trưởng thành, lớn mạnh của nền xuất bản cách mạng trước yêu cầu mới,” Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nêu rõ.

Để giải thưởng ngày càng được nâng tầm, trở thành một trong những sự kiện văn hóa lớn của quốc gia; đưa việc đọc sách trở thành thói quen, một nét đẹp văn hóa trong đời sống xã hội; để ngành xuất bản thực hiện thành công nhiệm vụ “tinh gọn, chất lượng, hiện đại hóa” mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Xuất bản Việt Nam và các cơ quan chức năng cần thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm.

Đại biểu tham quan khu trưng bày sách đoạt giải.
Đại biểu tham quan khu trưng bày sách đoạt giải.

Cụ thể, cần xác định rõ Giải thưởng Sách Quốc gia không chỉ là việc lựa chọn, thẩm định, tổ chức trao giải cho các tác giả, tác phẩm, mà mục tiêu cao nhất, quan trọng nhất là kiến tạo môi trường lành mạnh để các nhà văn hoá, nhà khoa học, các tác giả thể hiện năng lực bản thân, phát huy khả năng sáng tạo, tư duy mới, tầm nhìn mới, góp phần nâng cao dân trí, bồi đắp giá trị thụ hưởng văn hóa của người dân, thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Việc xây dựng cơ chế, chính sách nhằm phát huy dân chủ, tinh thần cầu thị, cởi mở trong tiếp nhận tri thức mới, văn hóa mới là vấn đề rất quan trọng, mang tính then chốt để thúc đẩy, khuyến khích, phát huy, khai phá năng lực sáng tạo của các nhà văn hoá, nhà khoa học, các tác giả và công chúng cả nước.

Cùng với đó, khuyến khích, thu hút sự tham gia của các tác giả, nhà xuất bản, nhà phát hành, với những tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng, khoa học, giáo dục, văn hóa, đáp ứng nhu cầu phong phú của bạn đọc và các tầng lớp nhân dân; cơ cấu giải thưởng cần tiếp tục mở rộng các hạng mục như: Sách điện tử; sách nói; sách cẩm nang…

Đại biểu tham dự lễ trao giải.
Đại biểu tham dự lễ trao giải.

Tăng cường công tác truyền thông, quảng bá các tác phẩm đoạt giải, thông qua việc tổ chức các sự kiện, hội thảo, triển lãm sách nhằm nâng cao uy tín giải thưởng, đặc biệt coi trọng truyền thông trên các nền tảng trực tuyến, mạng xã hội, website chính thức và các kênh truyền hình để giải thưởng tiếp cận được nhiều người hơn, lan tỏa sâu rộng trong xã hội.

“Chúng ta chỉ có thể vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, với một nền tảng tri thức phong phú và vững chắc, dựa trên trí tuệ, bản lĩnh, tầm vóc của con người Việt Nam. Không ai khác, lĩnh vực xuất bản phải góp phần đáng kể trong việc khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, khát vọng phát triển đất nước giàu mạnh,” Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trao tặng Bằng khen cho các nhà báo có thành tích xuất sắc. Nhà báo Đỗ Minh Thu, Báo Điện tử VietnamPlus đứng thứ hai từ trái sang.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trao tặng Bằng khen cho các nhà báo có thành tích xuất sắc. Nhà báo Đỗ Minh Thu, Báo Điện tử VietnamPlus đứng thứ hai từ trái sang.

Nhân dịp này, Ban tổ chức Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII đã tổ chức lễ tri ân nhằm ghi nhận, biểu dương những nỗ lực đóng góp to lớn của các tác giả, dịch giả, nhà xuất bản, người làm sách, doanh nghiệp đồng hành hỗ trợ giải, các nhà báo trong việc sáng tạo ra những tác phẩm hay, những cuốn sách có giá trị; tuyên truyền quảng bá sách, thúc đẩy phát triển văn hóa đọc.

Trong khuôn khổ lễ trao giải, Hội Xuất bản Việt Nam phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông tổ chức trưng bày, triển lãm những cuốn sách, bộ sách có giá trị cao, đặc biệt là những cuốn sách lý luận chính trị có giá trị quan trọng được xuất bản thời gian qua, cùng toàn bộ sách đoạt giải qua các kỳ trao Giải thưởng Sách Quốc gia từ lần thứ nhất đến nay.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trao tặng Bằng khen cho các đơn vị xuất bản có thành tích xuất sắc.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trao tặng Bằng khen cho các đơn vị xuất bản có thành tích xuất sắc.
Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Cung đàn tròn người Pa Dí

Cung đàn tròn người Pa Dí

“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Tuồng Việt Nam hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu truyền thống quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8. Lãnh đạo các nhà hát khẳng định điều này giúp bộ máy quản lý trở nên tinh, gọn, mạnh, mở ra cơ hội mới cho sân khấu truyền thống. 

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà hát Kịch Việt Nam đồng thời khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cafe bánh mì”, hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9. Đặc biệt vở nhạc kịch "Cafe bánh mì" đánh dấu sự hợp tác của Nhà hát Kịch Việt Nam và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc. 

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Giáy ở Bát Xát, cúng Then, làm Then là một nghi thức quan trọng nhằm hóa giải những điều không may mắn, cầu mong thần linh phù hộ cho con người luôn khỏe mạnh, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, chỉ những người có duyên, am hiểu sâu sắc về văn hóa, thuộc nhiều bài cúng mới có thể làm Thầy Then và đi hành lễ.

fb yt zl tw