Giải pháp của người chăn nuôi khi giá thức ăn tăng cao

LCĐT - Giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng, trong khi giá sản phẩm đầu ra giảm, người chăn nuôi đang thua lỗ và đứng trước nguy cơ đứt gãy chuỗi sản xuất. Việc thắt chặt chi phí đầu tư, giảm đàn, sử dụng nguyên liệu sẵn có… đang là lựa chọn của nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

Do vậy, người chăn nuôi đang xoay xở tìm cách thích ứng phù hợp để giảm thiểu rủi ro. Ông Trần Văn Hoan, xã Trì Quang (huyện Bảo Thắng) cho biết: Hiện 1 bao cám 25 kg có giá 350 - 390 nghìn đồng, tăng hơn 60 nghìn đồng/bao so với cuối năm 2020. Với giá thức ăn liên tục tăng, gia đình đã phải giảm số lượng đàn xuống khoảng 4.000 con gà thay vì nuôi hơn 8.000 con như trước.

Để cắt giảm chi phí, ông Hoan ưu tiên sử dụng các loại thức ăn sẵn có tại địa phương như ngô, sắn, chuối... phối trộn làm thức ăn cho gà.

Xã Quang Kim (huyện Bát Xát) có 64 ha nuôi thủy sản tập trung với giá trị sản xuất đạt hơn 600 triệu đồng/ha/năm. Các hộ ở đây chủ yếu nuôi thương phẩm cá rô phi, cá chép, trắm. Để ứng phó với giá thức ăn chăn nuôi cao, nhiều hộ đã đổi mới quy trình nuôi, thay đổi từ sử dụng thức ăn công nghiệp sang thức ăn tự phối trộn. Anh Phạm Văn Hàn, xã Quang Kim cho biết: Tôi tận dụng nguyên liệu sẵn có tại địa phương như ngô hạt, đậu tương, cám gạo, phối trộn thêm bột cá, bột tôm. Tất cả được trộn lẫn, cho vào máy nghiền, sau đó ép thành cám viên. Sử dụng thức ăn hoàn toàn từ nông sản tuy thời gian nuôi kéo dài hơn so với nuôi bằng thức ăn công nghiệp, nhưng đổi lại thịt thơm, ngon, cá chắc thịt, giá bán cao hơn nhiều so với nuôi bằng thức ăn công nghiệp, trong khi tiết kiệm gần 20% chi phí thức ăn.

Hộ ông Lê Mạnh Quý, xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) đang nuôi gần 8.000 con lợn, gồm lợn nái, lợn con và lợn thịt. Toàn bộ nguồn giống không phải mua mà tự sản xuất, nên đã giải quyết được nỗi lo về con giống. Để tiết kiệm chi phí thức ăn chăn nuôi, ông mua nguyên liệu và phụ gia của các nhà máy sản xuất thức ăn trong nước, sau đó tự gia công. Với mức tiêu thụ 4.000 tấn thức ăn chăn nuôi/tháng, nhờ cách làm này, mỗi tháng ông tiết kiệm được gần 1 tỷ đồng tiền mua thức ăn chăn nuôi.

Đối với người chăn nuôi lợn, bên cạnh việc giá thức ăn chăn nuôi tăng mạnh thì tâm lý lo sợ ảnh hưởng của dịch bệnh nên chỉ dám nuôi cầm chừng, không tăng đàn. Các hộ thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, ứng dụng khoa học - kỹ thuật. Cũng nhiều hộ chuyển sang nuôi gia cầm sử dụng ít thức ăn công nghiệp hơn và thời gian nuôi có thể kéo dài.

Anh Phan Nhật Quang, Giám đốc Hợp tác xã chăn nuôi Xuân Tiến, xã Xuân Quang (Bảo Thắng) cho hay: Trước năm 2021, hợp tác xã nuôi khoảng 500 con lợn, 80.000 con gà. Mỗi năm, đàn vật nuôi tiêu thụ khoảng 20 tỷ đồng tiền thức ăn công nghiệp. Khi giá thức ăn chăn nuôi tăng liên tục, giá vật nuôi giảm, chúng tôi đã giảm hẳn đàn lợn, chỉ duy trì nuôi gà, bởi gà có thể nuôi bán công nghiệp mà không ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng. Hợp tác xã cũng tăng cường phối trộn thức ăn từ các phụ phẩm nông nghiệp sẵn có. Việc thay đổi thức ăn chăn nuôi đã giúp hoạt động của Hợp tác xã được ổn định. Không chỉ vậy, khi sử dụng thức ăn có thành phần hữu cơ cũng giúp chất lượng sản phẩm vật nuôi được nâng lên.

Bà Phạm Thị Hoa, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết: Để phát triển ổn định chăn nuôi, ngành nông nghiệp đã tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi duy trì chăn nuôi kết hợp sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương (ngô, sắn, cám gạo) phối trộn với thức ăn công nghiệp đậm đặc để hạ giá thành sản phẩm; sử dụng chế phẩm sinh học ủ thức ăn cho đàn vật nuôi để tăng khả năng tiêu hóa, hấp thụ thức ăn, sức đề kháng dịch bệnh và giảm ô nhiễm môi trường.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Điều chỉnh một số đoạn tuyến trên các Quốc lộ 37, 37B, 39 thành đường địa phương

Điều chỉnh một số đoạn tuyến trên các Quốc lộ 37, 37B, 39 thành đường địa phương

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành Quyết định số 442/QĐ-BGTVT, điều chỉnh một số đoạn tuyến cũ trên các Quốc lộ (QL)37, QL37B, QL39 qua tỉnh Thái Bình thành đường địa phương và bàn giao để UBND tỉnh quản lý, khai thác, bảo trì theo quy định pháp luật, do đã có các đoạn tuyến QL mới thay thế.

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Thành bại của nuôi thủy sản phụ thuộc nhiều vào chất lượng nguồn nước tự nhiên. Đồng hành với người nuôi thủy sản, tỉnh Lào Cai chú trọng công tác quan trắc, cảnh báo môi trường nước trên địa bàn, phục vụ công tác chỉ đạo sản xuất, phòng ngừa dịch bệnh thủy sản, góp phần phát triển nuôi hiệu quả, bền vững.

Kinh nghiệm giải ngân vốn đầu tư công tại Lào Cai

Kinh nghiệm giải ngân vốn đầu tư công tại Lào Cai

Những năm gần đây, tỉnh Lào Cai luôn nằm trong nhóm những địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao. Năm 2023, Lào Cai giải ngân đạt 5.979 tỷ đồng, đứng thứ 12/63 các tỉnh, thành phố cả nước. Quý I/2024, tỷ lệ giải ngân của tỉnh đạt 21% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tiếp tục nằm trong nhóm các địa phương có tỷ lệ giải ngân cao.

Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất tại Singapore

Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất tại Singapore

Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết: 3 tháng đầu năm 2024 đánh dấu sự vươn lên của Việt Nam bởi lần đầu tiên chạm ngưỡng quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore trong giai đoạn gần đây, chiếm 32,03% thị phần, kim ngạch cao hơn so với Ấn Độ (6,96%) và Thái Lan (8,28%). Cùng đó, Ấn Độ, Thái Lan lần lượt giữ 2 vị trí tiếp theo với kim ngạch lần lượt là 33,63 triệu SGD và 33,16 triệu SGD. Cả 3 nước xuất khẩu hàng đầu chiếm 91,21% thị phần gạo tại Singapore.

Hái chè cổ thụ vụ xuân ở Tả Củ Tỷ

Hái chè cổ thụ vụ xuân ở Tả Củ Tỷ

Tháng Tư hằng năm là thời điểm người dân xã Tả Củ Tỷ, huyện Bắc Hà bắt đầu vào vụ thu hoạch lứa búp chè cổ thụ đầu tiên trong năm. Họ phải vượt núi, băng qua những cánh rừng, trèo lên cây chè cổ thụ cao vài mét để hái từng búp chè xanh non mơn mởn.

Xúc tiến thương mại miền núi chưa được tận dụng để khai thác hết tiềm năng

Xúc tiến thương mại miền núi chưa được tận dụng để khai thác hết tiềm năng

Để khai thác hết tiềm năng và đẩy mạnh xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu Trung du, miền núi phía Bắc, các địa phương cần đẩy mạnh liên kết để cùng thống nhất, đồng hành phát triển các sản phẩm thế mạnh chủ lực, từ đó tham gia sâu vào các mô hình chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị phù hợp.

fb yt zl tw