"Giấc mơ Chí Phèo" - giấc mơ nhạc kịch Việt

Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long cùng với một ê kíp ‘xịn xò’ nhạc sĩ Dương Cầm, đạo diễn Phùng Tiến Minh, biên kịch Đinh Tiến Dũng và chỉ đạo nghệ thuật NSND Tấn Minh vừa trình làng vở nhạc kịch made in Việt Nam “Giấc mơ Chí Phèo”. Ngay lần công diễn đầu tiên tại Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc đợt 1, vở diễn đã dành cơn mưa giải thưởng và hứa hẹn sẽ gây sốt tại Hà Nội trong thời gian tới.

Cảnh trong "Giấc mơ Chí Phèo".
Cảnh trong "Giấc mơ Chí Phèo".

Vở diễn của những cái “đầu tiên”

Những khán giả có mặt tại nhà hát Vĩnh Phúc đã chứng kiến Chí Phèo “hồi sinh” trên sân khấu Liên hoan Ca Múa Nhạc toàn quốc đến từ Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long. “Giấc mơ Chí Phèo” khiến những khán giả sành tai nhất cũng phải ngỡ ngàng và họ không nghĩ, nhạc kịch lại hay và hấp dẫn đến thế.

“Giấc mơ Chí Phèo” được cảm tác từ tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao. Với 90 phút âm nhạc kết hợp với kịch nghệ sẽ đưa khán giả qua nhiều cung bậc cảm xúc: lúc lãng mạn, bay bổng khi dữ dội, kịch tính cuộn trào. Trên sân khấu Broadway, Chí Phèo một lần nữa được hồi sinh trong chính mình, cùng với giấc mơ đẹp về cuộc sống thiện lương và khao khát cuộc sống bình thường bên vợ hiền, con thơ, trong gian nhà tranh đơn sơ.

Và “Giấc mơ Chí Phèo” đến thời điểm hiện tại đã xác lập được những dấu ấn “đầu tiên”, thể hiện sự quyết tâm và nỗ lực của ê kíp nhà hát Ca múa Nhạc Thăng Long. Đó là, lần đầu tiên, một vở nhạc kịch Broadway được cảm tác từ văn chương nước nhà. Thực tế đã có nhiều tác phẩm văn học chuyển thể sang điện ảnh, sân khấu nhưng nhạc kịch thì “Giấc mơ Chí Phèo” là tác phẩm đầu tiên.

"Giấc mơ Chí Phèo" diễn tại Liên hoan ca múa nhạc Toàn quốc.
"Giấc mơ Chí Phèo" diễn tại Liên hoan ca múa nhạc Toàn quốc.

Cũng lần đầu tiên, một vở nhạc kịch mang tầm vóc quốc tế do chính người Việt sản xuất. Theo nhạc sĩ Dương Cầm “Từ trước đến nay, chúng ta làm nhạc kịch, tuy nhiên ở góc độ của một người làm âm nhạc, tôi cho rằng những vở nhạc kịch ấy vẫn chưa đạt được yếu tố “chuẩn Broadway”. Chúng tôi nỗ lực biến “Giấc mơ Chí Phèo thành thương hiệu ‘musical made in Vietnam’”.

Lần đầu tiên, khán giả đại chúng trong nước được thưởng thức Musical made in Vietnam và thưởng thức trọn vẹn những màn hát live như "nuốt đĩa" của dàn diễn viên. Lần đầu tiên, trên một sân khấu Broadway có dàn nhạc Liveband mang lại những cảm xúc chân thật nhất.

Đạo diễn Jesse Donaldson Jarrett (đạo diễn vở nhạc kịch nổi tiếng Shrek) từng chia sẻ: "Một vở nhạc kịch Broadway khác biệt so với một vở kịch thông thường chính là âm nhạc và vũ đạo và cách chúng tạo ra sự thăng hoa trong cảm xúc. Nhạc kịch Broadway yêu cầu diễn viên ngoài diễn xuất thật chân thật, cảm xúc; còn cần có vũ đạo tốt, giọng hát ổn định; cũng như biết cách kết hợp nhuần nhuyễn cả ba yếu tố để tỏa sáng trên sân khấu. Ca hát, nhảy múa, diễn xuất”.

Cảnh trong "Giấc mơ Chí phèo".
Cảnh trong "Giấc mơ Chí phèo".

Với nhạc kịch Broadway “Giấc mơ Chí Phèo” 3 yếu tố: Ca hát, nhảy múa, diễn xuất làm được nhiều hơn thế, đem đến nhiều sự bất ngờ và ngỡ ngàng để chúng ta tự hào “Nhạc kịch Việt Nam hóa ra hay đến thế! Người Việt ăn đồ ăn Việt vẫn là ngon nhất!”

Sức hấp dẫn từ một món ăn thuần Việt

NSND Huỳnh Tấn Minh, Giám đốc Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long, cho biết: "Hi vọng, sự tổng hòa của văn học, âm nhạc, biên đạo, và nghệ thuật sân khấu sẽ mang đến trải nghiệm trọn vẹn cho khán giả ở bất kỳ độ tuổi nào. Với thế hệ trung niên, “Giấc mơ Chí Phèo” sẽ như một tấm vé đưa họ về với những ngọt ngào của văn học thanh xuân. Còn với thế hệ trẻ, vở kịch sẽ giống như một lăng kính, một góc nhìn thú vị từ một tác phẩm mà các bạn đã quá quen thuộc khi ngồi trên ghế nhà trường. Kỳ vọng rằng “Giấc mơ Chí Phèo” sẽ là một sự khẳng định của thương hiệu Broadway "musical made in Vietnam" không chỉ với khán giả trong nước mà còn "rộng cánh vươn xa" về giấc mơ nhạc kịch Việt Nam sẽ vươn ra thế giới".

Hai nghệ sĩ tài năng Đông Hùng và Hoàng Thái Phương.
Hai nghệ sĩ tài năng Đông Hùng và Hoàng Thái Phương.

Còn nhà sản xuất Dương Cầm khẳng định: "Giữa rất nhiều "món ăn" nghệ thuật và giải trí, tôi cho rằng nhạc kịch đang là xu hướng thưởng thức của khán giả". Anh cũng chính là người chấp bút viết mới toàn bộ 20 ca khúc. Chia sẻ trong buổi gặp gỡ báo chí ngày 2/12, nhạc sĩ Dương Cầm cho hay, “Giấc mơ Chí Phèo” là vở nhạc kịch mang đậm màu sắc Broadway nhưng được cảm tác từ tác phẩm văn học nước nhà, làm thỏa mãn khao khát của người Việt về giấc mơ nhạc kịch “made in Vietnam”.

Nhạc sĩ Dương Cầm muốn tái hiện một tinh thần văn học qua góc nhìn nhân văn; thông qua âm nhạc để thể hiện một Chí Phèo “bình thường và thiện lương”; tôn vinh giá trị của tình yêu chân thành của con người dù có bị vùi dập bởi số phận. Vì trong mọi hoàn cảnh, tình yêu luôn là sự cứu rỗi: “Ai cũng muốn mình là người bình thường, ai cũng muốn mình được yêu thương!”

Đinh Tiến Dũng là người viết kịch bản “Giấc mơ Chí Phèo”. Anh bày tỏ: "Tôi rất bất ngờ, xúc động và có phần choáng ngợp trước phần biểu diễn của các diễn viên trong các buổi tập. Chuyển soạn một tác phẩm kinh điển của nhà văn Nam Cao có rất nhiều sự thuận lợi bởi tính cách nhân vật và cốt truyện đã rất rõ ràng. Câu chuyện của Chí Phèo rất ý nghĩa ở chỗ nó tôn vinh tình yêu và giá trị nhân bản của con người với thông điệp nhờ có tình yêu mà một con quỷ cũng trở thành con người, nhờ tình yêu một cô gái ngớ ngẩn cũng có thể trở thành một con người". Anh mong muốn đem tác phẩm “Chí Phèo” chuyển soạn thành một vở nhạc kịch mang thương hiệu Việt Nam, qua cách thể hiện gần với nhu cầu giải trí của khán giả.

Ê kíp sản xuất của vở nhạc kịch.
Ê kíp sản xuất của vở nhạc kịch.

Trong vở nhạc kịch này, nếu phần âm nhạc được phù phép bởi nghệ sĩ Dương Cầm, phần chuyển soạn dày dặn và có nghề của Đinh Tiến Dũng thì mảnh ghép còn lại tạo nên "chiếc kiềng 3 chân" là sự góp mặt của đạo diễn, Nghệ sĩ ưu tú Phùng Tiến Minh. Anh một lần nữa khẳng định thế mạnh về sân khấu của mình, đồng thời nỗ lực đem đến sự hoàn thiện đầy đủ nhất cho một vở nhạc kịch quốc tế trên sân khấu Việt Nam. Anh tự tin khẳng định đây là chuẩn musical của thế giới chứ không chỉ là của Việt Nam, và hơn thế, nó còn mang bản sắc văn hóa dân tộc.

Hy vọng, sự tổng hòa của văn học, âm nhạc, biên đạo, và nghệ thuật sân khấu sẽ mang đến trải nghiệm trọn vẹn cho khán giả ở bất kỳ độ tuổi nào. Ngay những ngày trước khi ra mắt vở nhạc kịch tại Nhà hát Hồ Gươm vào tối 23/12, nhiều trích đoạn của “Giấc mơ Chí Phèo” đã gây hot trên cộng đồng mạng. Ca khúc "Đời như này thích nhỉ" được thể hiện bởi ca sĩ Đông Hùng (thủ vai Chí Phèo), Hoàng Thái Phương (con gái nghệ sĩ Thanh Thanh Hiền, thủ vai Thị Nở) trong vở nhạc kịch broadway đầu tiên của Việt Nam được các bạn trẻ tìm nghe.

Có thể thấy, sức hấp dẫn của chất liệu văn học Việt Nam đối với khán giả trẻ, không chỉ trong phim điện ảnh, âm nhạc mà còn trong cả kịch và nhạc kịch. Vở nhạc kịch broadway đầu tiên của Việt Nam "Giấc mơ Chí Phèo" cho thấy sức hút của thể loại nhạc kịch đối với khán giả Việt và nỗ lực cống hiến không ngừng nghỉ của các nghệ sĩ Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long, góp thêm một món ăn tinh thần giá trị trong đời sống âm nhạc đa dạng hiện nay.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Lịch sử dân tộc Việt Nam hào hùng trong chương trình “Cùng nhau giữ nước”

Lịch sử dân tộc Việt Nam hào hùng trong chương trình “Cùng nhau giữ nước”

Tối 18/11, tại Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, UBND TP Hà Nội, giao Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội và các cơ quan, đơn vị tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Suốt một thời gian dài, văn học thiếu nhi có phần bị xao nhãng, thậm chí bỏ trống. Tuy nhiên gần đây, với nhiều giải thưởng và nhất là văn học thiếu nhi của Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài cho thấy con đường ra biển lớn đã rộng mở.

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Khi những gốc rạ ngoài đồng phai dần hương thơm thì cũng là lúc trời bắt đầu chuyển dần sang Đông. Không ai bảo ai, nhà nhà rục rịch chuẩn bị chưng cất những mẻ rượu ngon, ủ rượu để đón tết.

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên bài thơ này.

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Ai đó đã từng nói rằng, vùng đất thơ mộng Lào Cai dù còn nhiều gian khó nhưng lại là nơi mang lại nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho thi ca, cho những sáng tác nghệ thuật trong nhiều lĩnh vực, như hội họa, nhiếp ảnh, điêu khắc... Rất nhiều họa sỹ, nhà điêu khắc, nhiếp ảnh gia khi đặt chân đến mảnh đất biên cương Lào Cai đều bị cảm mến bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, những sắc màu văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.

fb yt zl tw