Giá trị nghệ thuật trong trang phục người Dao quần trắng

Dân tộc Dao quần trắng trên địa bàn tỉnh Yên Bái có lối sống và văn hóa cực kỳ độc đáo, là một trong những mảnh ghép làm nên sự đa dạng trong sắc màu văn hóa các dân tộc Việt Nam. Cùng với nhiều phong tục, tập quán lâu đời giàu bản sắc, trang phục truyền thống của người Dao quần trắng mang màu sắc riêng biệt, không pha trộn với bất cứ dân tộc nào, là sản phẩm kết tinh những tinh hoa văn hóa được người phụ nữ sáng tạo và không ngừng hoàn thiện phù hợp với điều kiện tự nhiên nơi người Dao quần trắng sinh sống, thị hiếu tộc người và đạt giá trị thẩm mỹ cao.
Nếu người Dao đỏ thể hiện nét văn hóa qua bộ trang phục chủ yếu là màu đỏ và ở nhà đất, thì người Dao quần trắng ở nhà sàn và nhận ra ngay bởi chiếc quần trắng không lẫn với nhóm Dao nào khác. Về cơ bản trang phục của người Dao quần trắng gồm có: trang phục của nữ giới, trang phục của nam giới, trang phục trẻ em, trang phục của thầy cúng, trang phục cô dâu, chú rể, trang phục đám ma. Mỗi bộ trang phục lại được tạo hình và trang trí theo những phong cách riêng, độc đáo mang đậm dấu ấn của tộc người.
Bà Hoàng Thị Cửu - thôn Đồng Tý, xã Phúc An, huyện Yên Bình cho biết: "Đối với phụ nữ Dao quần trắng, một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần học là may vá. Các em bé gái ngay từ lúc lên 10 đã được các bà, các mẹ dạy thêu thùa, khâu vá, chỉ dạy cho những đường kim, mũi chỉ từ đơn giản nhất đến những kỹ thuật khó, tinh xảo để khi lớn lên có thể may những bộ trang phục truyền thống cho bản thân, chồng và con cái”. Để làm nên bộ trang phục của người Dao quần trắng thì trải qua rất nhiều quy trình như: trồng cây bông, dệt vải và nhuộm vải, cắt may, tạo hình trang trí, nghệ thuật trang trí trên trang phục.
Đối với bộ y phục của nữ giới Dao quần trắng có: Khăn đội đầu, áo dài, yếm, quần, xà cạp, thắt lưng, dây quấn cổ (dây tơ hồng). Mỗi bộ phận cấu thành bộ y phục nữ giới đều được thêu hoa văn, ghép vải để trang trí rất cầu kỳ. Các hoa văn trang trí trên trang phục của người Dao quần trắng được lấy cảm hứng từ thiên nhiên, con người, sinh hoạt tín ngưỡng, lao động sản xuất và mang giá trị biểu tượng sâu sắc thể hiện nhân sinh quan, thế giới quan cua tộc người. Mỗi loại hoa văn được đưa vào trang phục đều mang các ý nghĩa biểu tượng riêng, gửi gắm tâm tư tình cảm, ước vọng về một cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, nhớ về tổ tiên, nguồn cội. 
Áo dài của phụ nữ người Dao quần trắng có màu chàm, may theo kiểu xẻ ngực, không có cúc, dài chấm đầu gối, tay áo rộng, có trang trí đường viền. Áo dài được mặc với chiếc yếm thêu. Ở thân áo chỉ thêu điểm một vài họa tiết nơi ngang thân và góc tà. Nẹp cổ áo nhỏ được thêu hai đường song song bằng chỉ đỏ, nẹp hai thân trước từ cổ áo tới viền tà áo dưới bằng vải trắng, đỏ hoặc xanh được may đối nhau. Gấu áo, tay áo và nẹp tà được may bằng chỉ trắng. Áo có hai loại áo cho người già và áo cho người trẻ. Đối với áo cho người già từ tuổi trung niên trở lên sẽ có họa tiết hoa văn thêu trên áo nhỏ hơn một chút so với hoa tiết hoa văn trên áo người trẻ tuổi.
Người Dao quần trắng trong Hội thi đan rọ tôm trong Lễ hội Cầu Mùa
Trang phục của nam giới đơn giản hơn nữ giới gồm: Khăn đội đầu, áo và quần. Áo của nam giới người Dao Quần Trắng gồm hai loại đó là: Áo ngắn để mặc lao động thường ngày và áo dài mặc trong dịp quan trọng như lễ tết, hay cưới hỏi. 
Màu chủ đạo trên trang phục của người Dao quần trắng là màu chàm. Đây là gam màu chủ đạo của bộ trang phục giúp liên kết các màu được trang trí trên trang phục và làm nổi bật các họa tiết hoa văn, trung hòa các màu sắc trang trí. Bên cạnh đó màu chàm cho người mặc cảm giác trầm ấm, hòa đồng với thiên nhiên núi rừng. Màu chàm cũng có tính ứng dụng cao vì trong cuộc sống lao động vất vả, mặc trang phục màu chàm ít để lộ những lấm lem của bùn đất.
Gam màu nhấn được sử dụng để trang trí trên màu nền trong bộ trang phục của người Dao quần trắng là màu đỏ, trắng, đen. Tuy có diện tích nhỏ nhưng, các chi tiết trang trí lại chính là phần hồn của bộ trang phục. Trong bộ trang phục của người Dao quần trắng chi tiết nổi bật nhất là chiếc khăn đội đầu màu đen có hình các ngôi sao 8 cánh, hình các ngôi sao 8 cánh còn xuất hiện hầu như ở khắp các họa tiết trang trí trên vạt áo, ngực áo… 
Điểm nhấn trên trang phục của người Dao quần trắng là dây lưng bằng vải chàm hoặc vải lụa đỏ dài khoảng 1,5m rộng từ 3 - 4cm thêu nhiều họa tiết bằng chỉ đỏ đen vàng. Quần phụ nữ Dao quần trắng dài đến ngang bắp chân, gấu to, cạp rộng. Xà cạp bằng vải thun nhuộm chàm, hai mép viền vải đỏ, quấn từ cổ chân lên tới đầu gối rồi buộc lại. Để trang phục thêm đẹp và hấp dẫn, phụ nữ người Dao quần trắng còn kết hợp với đồ trang sức như đeo vòng cổ, vòng đeo tay, nhẫn hoa tai bằng bạc. Từ giá trị sử dụng đến giá trị nghệ thuật trong trang phục đã phản ánh tư duy thẩm mỹ vô cùng đặc sắc của người Dao quần trắng.
Nghệ nhân ưu tú Hoàng Hữu Định - xã Yên Thành, huyện Yên Bình cho hay: "Hiện nay, một bộ phận người Dao quần trắng đã chuyển sang mặc âu phục trong những ngày thường. Đây cũng là một xu hướng tất yếu của nhiều dân tộc thiểu số bởi tính tiện dụng và phổ biến của âu phục. Tuy nhiên, trong những ngày diễn ra lễ hội, và các nghi lễ quan trọng của gia đình, dòng họ, cộng đồng không ai bảo ai, tất cả người Dao quần trắng đều diện những bộ trang phục truyền thống. Trang phục truyền thống gắn bó như máu thịt, và trở thành một thành tố văn hóa quan trọng của người Dao quần trắng trong quá khứ, hiện tại và tương lai”.
Dù đã có nhiều sự thay đổi, xáo trộn bởi văn hóa hiện đại, nhưng trang phục của người Dao quần trắng Yên Bái vẫn còn giữ nguyên vẹn những giá trị nhân văn trong bức tranh văn hóa cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Thanh Chi

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giữ lửa nghề mộc Phù Yên

Giữ lửa nghề mộc Phù Yên

Trong khi nhiều làng nghề truyền thống đang dần mai một trước làn sóng công nghiệp hóa và đô thị hóa, thì ở thôn Phù Yên, xã Phú Nghĩa (Hà Nội), một thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết đang tiếp nối và làm mới nghề mộc truyền thống. Họ không chỉ giữ nghề mà còn đang thổi luồng sinh khí mới vào làng nghề hàng trăm năm tuổi.

Văn hóa đọc trong kỷ nguyên số

Văn hóa đọc trong kỷ nguyên số

Giữa kỷ nguyên số, khi mạng xã hội, video ngắn và trò chơi điện tử chiếm lĩnh không gian giải trí, sách đang dần trở thành “món ăn” kén người đọc. Tại Việt Nam, phần lớn thanh thiếu niên dành hàng giờ cho điện thoại thông minh, trong khi thói quen đọc sách đang suy giảm rõ rệt.

Khi ước mơ hội họa của trẻ thơ được chắp cánh

Khi ước mơ hội họa của trẻ thơ được chắp cánh

Trong bối cảnh trẻ em ngày càng bị cuốn vào thế giới công nghệ và áp lực học tập, những sân chơi nghệ thuật dần trở nên hiếm hoi và quý giá. Triển lãm “Hành trình màu sắc – Nối những ước mơ” mở ra một không gian sáng tạo, nơi các em được tự do thể hiện cảm xúc và tài năng.

Độc đáo nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường

Độc đáo nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường

Nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường tỉnh Hoà Bình (cũ), nay là tỉnh Phú Thọ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là sự tôn vinh, ghi nhận và là niềm tự hào của người Mường, động lực để đồng bào tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị di sản.

Giấy bản – mạch nối ký ức vùng cao

Giấy bản – mạch nối ký ức vùng cao

Ẩn mình giữa núi rừng vùng cao, những tấm giấy bản mỏng nhẹ nhưng dai bền vẫn lặng lẽ gìn giữ kho tàng tri thức dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số. Giấy bản không chỉ là chất liệu, mà còn là minh chứng sống động cho một nghề thủ công giản dị, âm thầm bền bỉ trước sự bào mòn của thời gian.

Moskva lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Văn hóa Việt Nam

Moskva lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Văn hóa Việt Nam

Phóng viên báo chí tại Moskva dẫn thông tin trên trang web của Chính quyền thành phố cho biết, từ ngày 25/7 - 3/8 sẽ diễn ra Lễ hội Văn hóa Việt Nam tại quảng trường Manezhnaya ở trung tâm thủ đô. Đây là lần đầu tiên Lễ hội Văn hóa Việt Nam được tổ chức tại Moskva và do chính quyền Moskva phối hợp cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Nga tổ chức.

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Từ ngày 15- 17/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã tổ chức đợt khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa.

Phụ nữ dân tộc Mông với nghề dệt lanh truyền thống

Phụ nữ dân tộc Mông với nghề dệt lanh truyền thống

Giữa lòng Cao nguyên đá hùng vĩ có một câu chuyện về văn hóa bản địa và hành trình vươn lên mạnh mẽ của những người phụ nữ dân tộc Mông. Từ sợi lanh truyền thống, họ đã và đang bền bỉ dệt nên sự bình đẳng, nâng tầm vị thế của mình trong cộng đồng.

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Sáng 17/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Tham dự hội nghị tại điểm cầu Lào Cai có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trưởng các phòng chuyên môn và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở. 

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Trong những ngày hè oi ả, tại tổ dân phố số 7, phường Cam Đường (tỉnh Lào Cai), một thư viện cộng đồng nhỏ đang dần trở thành điểm hẹn quen thuộc của người dân, đặc biệt là các em nhỏ, góp phần lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

fb yt zl tw