Gia đình - nơi vun đắp yêu thương

Gia đình hạnh phúc là ở đó các thành viên luôn hòa thuận, yêu thương, chia sẻ và nỗ lực cống hiến xây dựng để xã hội phát triển. Đây cũng là cách giữ gìn hạnh phúc, mái ấm và nền nếp, gia phong của mỗi gia đình, cũng như những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ông bà mẫu mực, con cháu hiếu thảo

2.png
Đại gia đình ông Tống Chư là mẫu gia đình tiêu biểu của phường Kim Tân, thành phố Lào Cai.

Không khí vui tươi, hạnh phúc tràn ngập là những gì chúng tôi chứng kiến khi đến gia đình ông Tống Chư (97 tuổi) ở đường Nguyễn Du, phường Kim Tân (thành phố Lào Cai). Gia đình ông Tống Chư có 5 thành viên, gồm 3 thế hệ cùng sống trong một mái nhà.

Ông Tống Chư cho biết: Vợ tôi mất cách đây nhiều năm, các con đến nay đều trưởng thành, lập gia đình và có 19 cháu, 22 chắt nội, ngoại. Hiện tôi sống cùng vợ chồng con trai út và 2 cháu nội. Gia đình gồm 5 người, 3 thế hệ luôn hòa thuận. Tôi luôn hạnh phúc khi được vui vầy bên con cháu.

3.png
Ông bà, bố mẹ là tấm gương cho con, cháu trong gia đình học tập, noi theo.

Với bản lĩnh, khí chất của một đại tá quân đội về hưu, ông Tống Chư luôn nghiêm khắc dạy bảo các con, cháu. Đại gia đình ông có gần 30 đảng viên, trong đó anh Tống Ngọc Châu - con trai cả (52 năm tuổi Đảng), đảng viên trẻ tuổi nhất là anh Tống Trường Giang (sinh năm 1994, cháu nội), hiện công tác tại Công an xã thị trấn nông trường Phong Hải (huyện Bảo Thắng). Các con của ông Tống Chư đều đã và đang là cán bộ các cơ quan nhà nước trong và ngoài tỉnh. Ngoài con trai út sống cùng nhà, các con trai, con gái đang sống ở thành phố Lào Cai, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu và Yên Bái cũng thường xuyên về thăm ông.

4.png

Nhiều năm qua, gia đình ông Tống Chư được bầu chọn là gia đình văn hóa của phường Kim Tân, là điển hình “Ông bà mẫu mực, con cháu hiếu thảo” để mọi người trong tổ dân phố học tập, noi theo.

Xây đắp hạnh phúc từ sự đồng hành

5.png

Dù năm nay mới ngoài 30 tuổi nhưng vợ chồng anh Lý Vần Sồ và chị Ma Thị Dí, thôn Bản Phố 2, xã Bản Phố (Bắc Hà) đã là chủ của mô hình du lịch cộng đồng khá quy mô mang tên “So Hmong”. Mô hình homestay của gia đình anh Sồ được đánh giá là có nhiều triển vọng và được nhiều du khách lựa chọn lưu trú.

6.png

Chị Dí đảm nhiệm công việc nội trợ, phục vụ ăn uống cho khách đến nghỉ tại homestay, còn anh Sồ phụ trách việc tiếp đón khách. Để có được cơ ngơi này, vợ chồng anh Sồ đã vay vốn ngân hàng, đầu tư hơn 500 triệu đồng dựng nhà sàn, trồng khoảng 200 cây ăn quả các loại phục vụ khách du lịch đến nghỉ dưỡng kết hợp trải nghiệm ngắm cây, hái quả. Có quả sạch quanh năm, khách đến nghỉ dưỡng có thể tự tay hái và thưởng thức là một trong những điểm cộng của homestay So Hmong.

Để thực hiện ước mơ xây dựng mô hình homestay hôm nay, tôi rất biết ơn sự yêu thương, thấu hiểu, đồng hành từ vợ. Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Lào Cai nhưng vợ tôi đã đồng ý theo về ở núi rừng xa xôi, sát cánh cùng chồng làm du lịch… Đó là động lực, sự cổ vũ lớn đối với tôi.

Anh Lý Vần Sồ, Bản Phố, Bắc Hà.

7.png

Bà Vũ Thị Thanh Nhàn, Trưởng Phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình (Sở Văn hóa và Thể thao) cho biết: Trong những năm qua, phong trào xây dựng gia đình văn hóa được người dân trên địa bàn tỉnh hưởng ứng thực hiện. Xây dựng gia đình văn hóa với nếp sống lành mạnh sẽ tạo ra những con người chuẩn mực, tạo nên một xã hội tốt đẹp. Với việc thực hiện tốt các tiêu chí gia đình văn hóa theo quy định tại Nghị định 122/2018/NĐ-CP của Chính phủ sẽ góp phần quan trọng để xây dựng một gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh, đó cũng là ước mong của mọi người, mọi gia đình. Xây dựng gia đình văn hóa cũng hỗ trợ tích cực và hiệu quả cho việc giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, tạo nền tảng tốt đẹp cho sự phát triển bền vững của xã hội.

Câu chuyện về gia đình ông Tống Chư và gia đình anh Lý Vần Sồ chỉ là 2 trong nhiều câu chuyện về những gia đình điển hình, tiêu biểu của tỉnh Lào Cai, qua đó cho thấy vai trò của gia đình, trong đó ông bà, cha mẹ cần mẫu mực, làm gương cho con trẻ học theo. Mỗi thành viên trong gia đình cần quan tâm, chia sẻ và biết lắng nghe ý kiến của nhau. Đó là chìa khóa để duy trì một gia đình hạnh phúc, bởi chỉ có giao tiếp, chia sẻ và quan tâm mới tạo sự kết nối bền chặt giữa các thành viên trong gia đình; giúp các thành viên giãi bày tâm tư, nguyện vọng, từ đó không chỉ hiểu nhau hơn mà còn có thể giải quyết được những khó khăn, vướng mắc. Hơn nữa, biết lắng nghe ý kiến của nhau sẽ giúp mỗi người thấy mình được tôn trọng, tạo nên sự bình đẳng trong gia đình.

Với mỗi người, dù cho có đi đâu, làm gì, gia đình vẫn là nơi để nhớ, để yêu thương và để quay trở về, bởi gia đình luôn là nơi vun đắp nhân cách, làm nên hạnh phúc cho mỗi người.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan Truyền hình toàn quân lần thứ XIV năm 2024 được tổ chức từ ngày 1 đến 3/8/2024, tại Thái Nguyên. Đây là lần đầu tiên Liên hoan truyền hình toàn quân được tổ chức tại tỉnh Thái Nguyên - Thủ đô “Gió ngàn”, “Thủ đô kháng chiến” với nhiều dấu ấn và di tích lịch sử, văn hóa, quân sự gắn với lịch sử dân tộc và truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

"Đôi bờ giới tuyến (1954 - 1967)" tái hiện các diễn biến nổi bật tại đôi bờ Hiền Lương - Vĩ tuyến 17 từ lúc đất nước bị chia cắt tạm thời (từ tháng 7/1954) đến lúc giải phóng hoàn toàn, chính thức xóa bỏ đường ranh giới chia cắt đất nước (năm 1967).

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Hình thành và phát triển vào khoảng thế kỷ X, chèo là loại hình nghệ thuật dân gian phổ biến tại vùng Bắc Bộ. Nội dung các vở chèo được được người nghệ nhân sáng tạo từ những câu chuyện dân gian, truyền thuyết và các bài học đạo đức. Loại hình sân khấu giàu tính dân tộc này là một phương tiện quan trọng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới.

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Sáng 19/7, tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam (Cầu Giấy, Hà Nội), Liên chi hội nhà báo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Chương trình giao lưu, Tọa đàm tri ân các nhà báo liệt sĩ với chủ đề “Màu ký ức”.

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

Từ ngày 16 - 18/7, tức ngày Ngọ đầu tiên (ngày con ngựa) của tháng 6 âm lịch, những gia đình người Hà Nhì trong các thôn, bản ở các xã Y Tý, A Lù, Nậm Pung, Trịnh Tường (huyện Bát Xát) lại rộn ràng chuẩn bị các lễ vật thực hiện nghi lễ cúng thần trong Lễ hội Khô Già Già. Đây là lễ hội đặc sắc của người Hà Nhì mang giá trị lâu đời về tín ngưỡng và văn hóa.

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt “Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình” do Báo Nhân Dân phối hợp với tỉnh Quảng Trị tổ chức tối 19/7 tại Khu Di tích Đôi bờ Hiền Lương, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị sẽ đưa khán giả đến với những câu chuyện về những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương, nơi vĩ tuyến 17 chỉ có thể chia cắt được về mặt địa lý, nhưng lại là sợi dây nối liền tình yêu nước, tình yêu quê hương của những con người vùng “đất thép”.

fb yt zl tw