Ghi danh Việt Nam trên bản đồ y khoa thế giới

Mới đây ca phẫu thuật nội soi một lỗ điều trị u nang ống mật cho bệnh nhi người nước ngoài do PGS.TS Trần Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, thực hiện thành công đã khẳng định vị thế, uy tín của y học Việt Nam với bạn bè quốc tế.

TP - Mới đây ca phẫu thuật nội soi một lỗ điều trị u nang ống mật cho bệnh nhi người nước ngoài do PGS.TS Trần Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, thực hiện thành công đã khẳng định vị thế, uy tín của y học Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, điều trị nang ống mật chủ bằng nội soi một lỗ là kĩ thuật đặc biệt khó. Hiện, Việt Nam là một trong 2 nước trên thế giới báo cáo ứng dụng kĩ thuật thành công. TS Sơn là một trong hai bác sĩ đi đầu về thực hiện kĩ thuật nội soi một lỗ điều trị nang ống mật chủ.

Khi các bác sĩ ở Bali (Indonesia) chẩn đoán cô con gái (4 tuổi) bị nang ống mật chủ, anh R.W - bố bệnh nhi đã tìm hiểu rất kĩ các phương pháp điều trị tại Bali và nhiều nước có nền y khoa phát triển như Australia, Singapore, Pháp… Nhưng tại những nơi này, phương pháp điều trị chủ yếu là mổ mở, có nơi thực hiện mổ nội soi, nhưng vẫn phải qua 4-5 lỗ mở. Mong muốn tìm phương pháp tối ưu, ít xâm lấn nhất, anh R.W tiếp tục tìm hiểu và phát hiện tại Việt Nam có PGS. TS Trần Ngọc Sơn đã triển khai thành công kĩ thuật mổ nội soi một lỗ điều trị nang ống mật chủ. Anh tiếp tục tìm hiểu sâu hơn và gửi thư điện tử cho PGS Sơn để trao đổi về tình trạng con gái mình cũng như phương pháp điều trị. Sau quá trình trao đổi, cả gia đình quyết định bay sang Việt Nam và đăng kí mổ cho con gái tại Trung tâm Kĩ thuật cao, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn. PGS Sơn là phẫu thuật viên chính của ca mổ này.

Nhiều ưu điểm vượt trội

PGS Sơn cho biết, bệnh nhi có ống mật dài 2cm, giãn thành hình thoi; bình thường nang mật chủ giãn thành nang, ống mật chỉ dài 2-3 mm. Với bệnh nhi này, nếu không phẫu thuật kịp thời sẽ dễ gây ra biến chứng.

PGS Sơn nhận định, đây là ca phẫu thuật đặt ra nhiều thách thức cho bác sĩ, đòi hỏi kĩ năng thao tác dụng cụ rất chuyên nghiệp. “Phẫu thuật viên phải cắt túi mật, sau đó cắt ống mật chủ bị giãn thành nang, cắt đường mật chủ bị giãn thành nang, sau đó mới đưa quai ruột lên nối lại với ống gan chung ở phía trên để hứng mật. Việc thực hiện tất cả công đoạn này bằng phương pháp mổ nội soi một lỗ khó hơn rất nhiều. Thách thức lớn nhất là tư thế thao tác. Với phẫu thuật nội soi một lỗ, khi dụng cụ chỉ đi qua vết rạch dưới 2cm, các dụng cụ gần như đặt song song. Tất cả động tác của bác sĩ phải thay đổi so với phẫu thuật thông thường vì không gian quá chật hẹp", PGS Sơn nói.

PGS.TS Trần Ngọc Sơn đã thực hiện phẫu thuật nội soi một lỗ điều trị cho hơn 300 bệnh nhi bị nang ống mật chủ với tỉ lệ biến chứng nhiễm trùng dưới 1%. Ngoài ra, phẫu thuật nội soi một lỗ cũng đã được áp dụng để điều trị thoát vị bẹn, cắt ruột thừa, cắt thận mất chức năng, cắt thận bán phần…

Nhiều nước có nền y học tiên tiến hiện vẫn đang điều trị nang mật chủ theo phương pháp mổ mở, đường rạch 10 - 15cm gây mất thẩm mĩ, sang chấn nhiều, hồi phục chậm. Một số nước cũng áp dụng phẫu thuật nội soi thông thường, mặc dù đường rạch bé hơn (khoảng 2,5-3cm) nhưng vẫn cần mở khoảng 4 hoặc 5 “cổng vào” để phẫu thuật viên thao tác, dù hạn chế được xâm lấn so với mổ mở nhưng vẫn chưa thực sự phù hợp với trẻ em.

Nội soi một lỗ đi qua lỗ rốn với vết rạch dưới 2 cm nên không để lại sẹo. Ưu điểm của phương pháp này là ít đau, ít gây tổn thương thành bụng, vết thương nhanh lành. Sau phẫu thuật, bệnh nhi phục hồi nhanh và đặc biệt bệnh không tái phát. Dự kiến, trong tuần này bệnh nhân sẽ được xuất viện về nước. Bệnh nhi 4 tuổi này cũng là người nước ngoài đầu tiên đến Việt Nam để điều trị nang ống mật chủ bằng phương pháp nội soi một lỗ.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Những bước tiến của y tế tuyến huyện

Những bước tiến của y tế tuyến huyện

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai đều ưu tiên bố trí nguồn lực thỏa đáng đầu tư phát triển sự nghiệp y tế, trong đó y tế tuyến huyện được đặc biệt quan tâm. Cùng với đó, các đơn vị y tế tuyến huyện đã phát huy nội lực, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh.

Y học Việt Nam: Những lần chạm đến đỉnh cao!

Y học Việt Nam: Những lần chạm đến đỉnh cao!

Nếu tìm minh chứng cho sự vượt khó, vươn lên về khoa học, kỹ thuật của người Việt Nam thì lĩnh vực y tế sẽ có nhiều ví dụ sinh động, thuyết phục. 79 năm qua kể từ ngày đất nước hoàn toàn độc lập, ngành Y tế đã gánh vác trọng trách chăm sóc sức khỏe toàn dân trong bối cảnh đất nước trải qua hai cuộc chiến tranh, cấm vận kéo dài.

Đảm bảo công tác y tế dịp nghỉ Lễ 2/9

Đảm bảo công tác y tế dịp nghỉ Lễ 2/9

Trao đổi với phóng viên, bà Phạm Bích Vân, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: Lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024, các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 4 ngày. Để đảm bảo công tác y tế trong dịp nghỉ lễ, Sở Y tế đã yêu cầu các đơn vị thực hiện tốt công tác phòng dịch, đảm bảo khám, cấp cứu người bệnh và an toàn thực phẩm, góp phần đảm bảo cho Nhân dân, du khách có kỳ nghỉ lễ an toàn.

Giới nghiên cứu: Virus gây bệnh đậu mùa khỉ đang biến đổi nhanh hơn bình thường

Giới nghiên cứu: Virus gây bệnh đậu mùa khỉ đang biến đổi nhanh hơn bình thường

Theo giới nghiên cứu, biến thể mới của virus gây bệnh đậu mùa khỉ (mpox) được gọi là clade 1b lây lan ở CHDC Congo và các nước láng giềng đang biến đổi nhanh hơn dự đoán và thường xảy ra ở những khu vực thiếu nguồn lực để thực hiện các biện pháp giám sát và phòng ngừa dịch bệnh.

fbytzltw