Gạo tuần hoàn theo xu hướng toàn cầu

Thị trường lúa gạo toàn cầu biến động mạnh, nhu cầu tiêu dùng tăng đột biến nhưng nguồn cung vẫn chỉ hạn chế trong kế hoạch sản xuất của mỗi quốc gia; trong đó có Việt Nam.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tuy nhiên, sự biến động này được các chuyên gia ngành hàng lúa gạo đánh giá, nguồn tiêu thụ sẽ có dấu hiệu sụt giảm, yêu cầu người tiêu dùng ngày cao bởi các tiêu chuẩn sản xuất và tiêu thụ xanh, an toàn. Vì vậy, ngành hàng gạo Việt Nam phải giải quyết bài toán vừa đảm bảo an ninh lương thực trong nước, cung ứng được gạo cho nhu cầu người tiêu dùng thế giới, vừa phải đạt chất lượng cao và đảm bảo an toàn môi trường, sức khỏe cộng đồng.

Những bông lúa vàng nặng trĩu báo hiệu một mùa vàng bội thu. Ảnh minh họa

Gạo xanh vì người tiêu dùng

Đồng hành với sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngày càng cao, ý thức của người tiêu dùng cũng vượt bậc hơn so với trước đây. Phát triển luôn đi kèm với an toàn cho sức khoẻ là điều không thể thiếu trong các tiêu chí lựa chọn hàng hoá hiện nay. Sản phẩm lúa gạo được tiêu dùng nhiều và hàng ngày của đa số cộng đồng người dân châu Á, một số ít quốc gia châu Âu, Mỹ và khu vực châu Phi.

Chính vì những yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường tiêu thụ lúa gạo, ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá: Đổi mới sáng tạo, ứng dụng giải pháp khoa học kỹ thuật phù hợp, đồng bộ dựa trên việc tiếp nối những kinh nghiệm tri thức bản địa với tinh thần gìn giữ môi trường, tôn trọng thiên nhiên, là cách thức mà đội ngũ nông dân chuyên nghiệp tại Việt Nam đã và đang thực hiện để hướng tới những cánh đồng “phát thải thấp”. Theo đó, quyền lợi và trách nhiệm của người trồng lúa Việt Nam luôn gắn bó mật thiết và là một phần không thể tách rời với chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo toàn cầu.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục trồng trọt chia sẻ, trong sản xuất lúa có 3 yếu tố chính làm phát thải khí nhà kính, bao gồm việc bón quá nhiều phân đạm, đốt rơm rạ hoặc vùi rơm rạ vào trong đất. Như vậy, muốn làm giảm phát thải khí nhà kính, phải hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của 3 yếu tố này. Đồng thời, khi giảm những tác động của 3 yếu tố tiêu cực thì nông dân cũng giảm luôn chi phí sản xuất, kéo theo giảm sâu bệnh trên đồng ruộng và giảm tỷ lệ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa.

Vì mục tiêu giảm phát thải trong hoạt động sản xuất lúa nên Chính phủ đã phê duyệt đề án 1 triệu ha sản xuất lúa chất lượng cao. Để thực hiện đề án ngay lập tức là điều không dễ dàng, nên đề án chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 (2024 - 2025), tập trung củng cố các diện tích đã có của Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) là 180.000 ha. Giai đoạn 2 (2026 - 2030), xác định cụ thể khu vực trọng tâm để lập dự án đầu tư phát triển vùng lúa chuyên canh chất lượng cao giảm phát thải mới ngoài vùng Dự án VnSAT và sẽ mở rộng thêm 820.000 ha.

Hoạt động này vừa giúp nông dân thích nghi phương thức sản xuất mới, vừa chứng minh lượng phát thải giảm dần trong hoạt động sản xuất lúa, cũng vừa khẳng định với người tiêu dùng thế giới là ngành nông nghiệp Việt Nam đã nỗ lực hết sức vì một cộng đồng khỏe mạnh, môi trường trong lành.

Đáp ứng thị trường sôi động

Thị trường lúa gạo trong nước và quốc tế hiện nay đã và đang mang lại nguồn thu, giúp cải thiện đời sống của người nông dân Việt Nam, góp phần vào an sinh, ổn định xã hội.

Theo ông Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời gian qua, thị trường lúa gạo toàn cầu biến động chưa từng có từ trước đến nay. Các chuyên gia ngành lúa gạo cũng đưa ra dự báo, sự biến động này còn tiếp tục diễn tiến ít nhất đến hết năm 2024, do nhu cầu nhập khẩu gạo lớn từ một số quốc gia như Trung Quốc, Indonesia, Philippines, các nước Trung đông và châu Phi.

Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 11 tháng năm 2023 ước đạt hơn 4,3 tỷ USD, sản lượng 7,6 triệu tấn. Ước tính năm 2023, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt xấp xỉ 5 tỷ USD, sản lượng 8 triệu tấn. Điều này cho thấy, diễn biến thị trường lúa gạo trong năm 2023 khá tốt nên các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, dẫn đến lượng tồn kho cuối năm khá mỏng. Đồng thời, hiện nay Đồng bằng sông Cửu Long đã vào cuối vụ thu hoạch Thu Đông, còn vụ Đông Xuân 2023-2024 vẫn chưa bắt đầu nên lượng lúa gạo hàng hóa trong dân không còn nhiều.

Ông Đỗ Hà Nam - Phó Chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) nhấn mạnh, 2023 là một năm rất thành công đối với ngành gạo, Việt Nam xác lập 2 kỷ lục mới. Đó là giá lúa gạo xuất khẩu của Việt Nam cao chưa từng có trong lịch sử ngành hàng. Sản lượng gạo xuất khẩu lập đỉnh 8 triệu tấn. Đây là năm đầu tiên Việt Nam xuất khẩu được 8 triệu tấn.

Tuy nhiên, thị trường sôi động là vậy, nhưng nguồn cung ngành hàng lúa gạo Việt Nam vẫn giữ mức ổn định hàng năm, nên lượng gạo cung ứng sẽ rơi vào khan hiếm khi khách hàng có nhu cầu nhập khẩu cao hơn thường lệ. Do đó, để có thể đảm bảo nguồn gạo chất lượng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, các địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ngoại trừ tỉnh Bến Tre) đồng loạt thực hiện đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao để “đuổi kịp” nhu cầu của thị trường hiện nay.

Theo ông Trần Văn Huyến - Chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang, góp phần vào những thành tựu chung của ngành hàng lúa gạo những năm qua, tỉnh Hậu Giang đã chuyển dịch cơ cấu giống lúa sang các giống lúa chất lượng cao như OM 5451, OM 18, RVT… phù hợp với nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu. Tỉnh Hậu Giang cũng xây dựng vùng lúa chất lượng cao theo mô hình cánh đồng lớn gắn với bao tiêu sản phẩm, hàng năm diện tích liên kết tiêu thụ đạt trên 25.000 ha để góp phần vào xuất khẩu gạo chất lượng cao của Việt Nam.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

Ngày 17/4/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 220-KH/UBND về phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024, với mục tiêu thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn các xã nghèo; giúp người nghèo cải thiện sinh kế, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các xã trên địa bàn tỉnh.

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Nghị quyết đúng, trúng, phù hợp với thực tế, được người dân đồng thuận sẽ là tiền đề quan trọng để cấp ủy đảng, chính quyền các cấp triển khai hiệu quả vào thực tế cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Thành quả nổi bật từ những nghị quyết chuyên về hiến đất làm đường giao thông nông thôn tại các địa phương là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

Thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) có 217 hộ với hơn 800 khẩu. Đây là thôn điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới với hàng nghìn mét vuông đất được hiến, mô hình “Đường rộng - sáng điện - nhiều hoa” hình thành nhưng ít ai biết quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở đây từng khó khăn. Người góp phần tháo gỡ những nút thắt, trở thành “cầu nối” tinh thần đoàn kết trong Nhân dân là bà Bùi Thị Hợp, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ tuyên vận thôn Nam Hải.

Đường thêm lớn, đời thêm vui

Đường thêm lớn, đời thêm vui

"Đường lớn đã mở rồi, người dân Bản Lắp vui lắm. Đây sẽ là điều kiện để việc đi lại, giao thương của người dân được dễ dàng, thuận lợi hơn. Sản phẩm của bà con làm ra vì thế cũng được nâng cao giá trị…”, anh Bàn Quang Tiến, Bí thư Chi bộ thôn Bản Lắp đưa tôi đi một vòng quanh thôn ngắm những tuyến đường đang được mở rộng còn nguyên màu đất đỏ, hào hứng nói, đôi mắt ăm ắp niềm vui.

Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Si Ma Cai: Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Trên địa bàn huyện Si Ma Cai có gần 1.800 cây chè Shan cổ thụ, phân bố chủ yếu ở các xã có địa hình núi cao 1.100 - 1.600 m so với mực nước biển như Lùng Thẩn, Quan Hồ Thẩn, Thào Chư Phìn, Nàn Sín. Những cây chè Shan hiện có tuổi đời hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm nhưng phải đối mặt với nguy cơ sụt giảm diện tích.

[Infographic] Hướng dẫn thực hiện một số chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

[Infographic] Hướng dẫn thực hiện một số chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện một số tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới/huyện nông thôn mới nâng cao và tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 - 2025.

Lào Cai triển khai 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

Lào Cai triển khai 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

Với mục tiêu phấn đấu ít nhất 80% số hộ thuộc đối tượng thụ hưởng tham gia dự án thoát nghèo và vươn lên thành hộ khá, giàu, trong năm 2024, tỉnh Lào Cai sẽ thực hiện 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, gồm 65 dự án liên kết (11 dự án cấp tỉnh, 54 dự án cấp huyện), 111 dự án cộng đồng cấp huyện.

Ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng

Ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng

Chiều 26/4, tại thành phố Lào Cai, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai và Hội Nông dân thành phố Hải Phòng tổ chức Hội nghị ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng.

Thượng Hà (Bảo Yên): 10 ha rừng mỡ bị sâu ong ăn lá

Thượng Hà (Bảo Yên): 10 ha rừng mỡ bị sâu ong ăn lá

Qua kiểm tra thực tế tại đồi cây mỡ từ 3 - 6 năm tuổi, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp huyện Bảo Yên phát hiện hiện tượng sâu ong ăn lá mỡ gây hại mật độ trung bình 50 con/cây, cao 100 con/cây, cục bộ trên 200 con/cây. Diện tích nhiễm là 10 ha, trong đó (nhẹ 5 ha, trung bình 4 ha và nặng 1 ha) tại xã Thượng Hà, huyện Bảo Yên.

Livestream bán hàng: Thêm "lối ra" cho nông sản

Livestream bán hàng: Thêm "lối ra" cho nông sản

Thời điểm này, một số địa phương đã lên kế hoạch tiêu thụ nông sản trước khi vụ thu hoạch chính thức bắt đầu. Tìm đầu ra ổn định cho nông sản luôn là bài toán khó với không ít địa phương và bán hàng theo phương thức livetream là một trong những “lối ra” đầy tiềm năng cho việc tiêu thụ nông sản Việt.

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Sáng 23/4, Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng giới thiệu và phân phối sản phẩm OCOP tại Bưu cục Cửa khẩu (Bưu điện thành phố Lào Cai). Đây là gian hàng đầu tiên trong chuỗi gian hàng sẽ được Bưu điện tỉnh triển khai nhằm thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa Bưu điện tỉnh và Hội Nông dân tỉnh.

fb yt zl tw