Gắn kết dược liệu với du lịch chăm sóc sức khỏe

LCĐT - Khách du lịch ở phân khúc thị trường nào cũng quan tâm tới hình thức du lịch an toàn, sản phẩm du lịch đảm bảo về tinh thần và thể chất. Lào Cai có tiềm năng lớn về nguồn dược liệu, phù hợp để phát triển thành sản phẩm du lịch, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách.

Dịch bệnh hoành hành, ô nhiễm môi trường gia tăng là nguyên nhân khiến du lịch chăm sóc sức khỏe trở thành xu hướng mới. Đặc biệt, thời gian hậu Covid-19 được các chuyên gia đánh giá là giai đoạn bùng nổ của các loại hình dịch vụ nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe. Bà Hồ Thị Bích Thủy, đại diện Công ty Cổ phần lữ hành Fiditour cho biết: Thời gian gần đây, nhiều du khách có nhu cầu trải nghiệm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bằng y học cổ truyền, xoa bóp, châm cứu hay tắm lá thuốc của người dân vùng cao. Vậy nên, trong các tour du lịch, chúng tôi đều kết nối với các dịch vụ đó để mang lại sự hài lòng cho du khách.

Ở Lào Cai, sản phẩm nổi bật của loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe là tắm lá thuốc của người Dao đỏ, với những loài thảo dược quý, hiếm mọc trên núi cao. Mẩy Hạnh, hướng dẫn viên du lịch tại điểm du lịch Tả Phìn (thị xã Sa Pa) cho biết: Tả Phìn có nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe, như thuốc tắm, thuốc ngâm chân, thuốc xoa bóp… Mỗi loại thảo dược để phát huy tốt nhất công dụng phải có cách sơ chế khác nhau. Du khách khi đến Tả Phìn có thể trải nghiệm các dịch vụ như tắm lá thuốc, ngâm và xoa bóp chân, sử dụng các loại tinh dầu dược liệu.

Chị Mẩy Hạnh giới thiệu với du khách một số loại dược liệu.
Chị Mẩy Hạnh giới thiệu với du khách một số loại dược liệu.

Được thành lập năm 2006, Công ty Cổ phần kinh doanh các sản phẩm bản địa Sapa Napro (Tả Phìn) nhận được sự hỗ trợ tích cực từ các chuyên gia đầu ngành của trường đại học dược và đại học nông nghiệp về chuyên môn cũng như kỹ thuật. Đến nay, công ty đã có hơn 20 loại sản phẩm chiết xuất từ thảo dược. Anh Lý Láo Lở, Giám đốc công ty cho biết:  Mỗi năm, công ty định hướng phát triển thêm 1 đến 2 sản phẩm mới, đồng thời tập huấn cho người dân cách khai thác dược liệu để bảo tồn cây thuốc quý trong tự nhiên, cung cấp giống cho người dân nhân rộng diện tích. Hiện sản phẩm của công ty đã có mặt ở nhiều khách sạn lớn trong tỉnh và trên cả nước, được du khách ưa chuộng. Du khách đến tham quan, khám phá Tả Phìn cũng thường lựa chọn các sản phẩm của công ty làm quà kỷ niệm, tặng người thân.

Lào Cai hiện có khoảng 850 loài cây thuốc (78 loài có khả năng khai thác, 78 loài cây thuốc quý hiếm thuộc diện phải bảo tồn). Năm 2021, Lào Cai có hơn 3.500 ha cây dược liệu được trồng (trong đó có 140 ha, với 11 loại cây đã được Bộ Y tế đánh giá đạt tiêu chuẩn GACP - WHO trong sản xuất dược liệu).

Một số sản phẩm dược liệu được du khách ưa thích.
Một số sản phẩm dược liệu được du khách ưa thích.
Một số sản phẩm dược liệu được du khách ưa thích.
Một số sản phẩm dược liệu được du khách ưa thích.

Ông Trần Sơn Bình, Phó Giám đốc Sở Du lịch cho biết: Phát triển cây dược liệu trở thành sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe là xu thế mới trong xã hội hiện đại. Đây là hướng đi tiềm năng, không chỉ khai thác giá trị văn hóa, thế mạnh tự nhiên, xã hội của các địa phương, mà còn thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển dựa trên du lịch và thế mạnh dược liệu. Những tri thức dân gian và kinh nghiệm trong chế biến thuốc, chữa bệnh bằng các bài thuốc, phương pháp cổ truyền bí ẩn của người dân bản địa là một trong những ưu điểm tiềm năng cho sự phát triển dược liệu gắn với du lịch, nhất là du lịch cộng đồng.

Thời gian tới, Lào Cai sẽ phát triển 5 sản phẩm dược liệu gắn với du lịch. Đó là thuốc tắm người Dao đỏ (tập trung phát triển vùng trồng các loại cây dược liệu quý, chủ yếu tại thị xã Sa Pa, Bát Xát, Văn Bàn; duy trì vườn giống gốc cây thuốc tắm tại xã Tả Phìn và nhân rộng thêm 1 đến 2 vườn giống gốc các loại cây thuốc tắm); các loại sản phẩm làm đẹp, chất tẩy rửa hữu cơ từ thảo dược; các loại tinh dầu (tiếp tục duy trì diện tích trồng sả lấy tinh dầu tại huyện Bảo Yên, Si Ma Cai, Bắc Hà, Mường Khương… đảm bảo vùng nguyên liệu phục vụ chế biến tinh dầu sả); nhóm thảo dược dùng trong ẩm thực (mỗi địa phương lựa chọn, xây dựng 1 đến 2 mô hình trồng cây dược liệu gắn với các món ăn bản địa, nhằm thu hút khách du lịch; các mô hình dược liệu ẩm thực phát triển theo hướng hữu cơ, an toàn); nấm đông trùng hạ thảo sẽ được chế biến thành các sản phẩm chức năng.

Du khách trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại La Dao Spa & Coffe House homestay.
Du khách trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại La Dao Spa & Coffe House homestay.

Ngoài phát triển loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe gắn với các loại dược liệu, những năm gần đây, tại Lào Cai đang hình thành và giới thiệu tới du khách các sản phẩm du lịch kết hợp thiền - yoga, massage. Theo các đơn vị tổ chức tour, điều kiện tự nhiên tại Lào Cai rất phù hợp với loại hình du lịch này, bởi thiên nhiên hoang sơ, yên tĩnh, không khi trong lành, thích hợp cho du khách tập yoga, ngồi thiền, tận hưởng các liệu pháp spa giải tỏa căng thẳng…

Với những nỗ lực của ngành du lịch, nắm xu hướng du lịch mới, tin rằng các sản phẩm du lịch gắn với chăm sóc sức khỏe của Lào Cai sẽ thu hút du khách hơn nữa.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa: Tâm điểm thu hút khách du lịch dịp hè

Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa: Tâm điểm thu hút khách du lịch dịp hè

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa phê duyệt Chương trình Festival Biển Nha Trang – Khánh Hòa 2025, bao gồm 39 sự kiện, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, thương mại, hội thảo khoa học … diễn ra từ ngày 10/4 đến 27/6. Đây là Festival biển lần thứ 11, được tổ chức định kỳ 2 năm/lần kể từ năm 2003. Chuỗi hoạt động động này nhằm tạo

Ứng dụng AI trong quản lý du lịch

Ứng dụng AI trong quản lý du lịch

Ngày 4/4, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức hội nghị “Chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng AI trong xử lý công việc chuyên môn” nhằm nâng cao năng lực số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Sở Du lịch thành phố Hà Nội trong sử dụng công nghệ, đặc biệt là ứng dụng AI trong công tác quản lý.

Du khách Việt yêu thích lặn biển tại Thái Lan

Du khách Việt yêu thích lặn biển tại Thái Lan

Với vô số điểm lặn ẩn chứa vẻ đẹp huyền bí cùng hệ sinh thái biển phong phú, Đông Nam Á tiếp tục mê hoặc các thợ lặn bằng những khung cảnh đại dương ngoạn mục và hệ sinh thái biển độc đáo. Và với du khách Việt, Thái Lan là là thiên đường lặn biển hàng đầu với làn nước trong xanh, hệ sinh thái biển phong phú và những điểm lặn đẳng cấp thế giới.

Thêm cơ hội quảng bá du lịch Sa Pa

Thêm cơ hội quảng bá du lịch Sa Pa

Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện “Gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc: Cơ hội của các doanh nghiệp và nhà đầu tư”, lãnh đạo các sở, ngành, đại diện các đại sứ quán, tổ chức quốc tế, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) cùng nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư đã có chuyến tham quan, khảo sát thực tế tại Khu du lịch quốc gia Sa Pa.

Kết nối du lịch các tỉnh dọc sông Hồng

Kết nối du lịch các tỉnh dọc sông Hồng

Với vị trí điểm đầu - nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt, Lào Cai đã có nhiều sáng kiến, giải pháp để kết nối, thúc đẩy phát triển du lịch, thu hút du khách trong và ngoài nước trải nghiệm du lịch lưu vực sông Hồng.

Đi chợ phiên Tây Bắc

Đi chợ phiên Tây Bắc

Cuối tháng 3, nhiều du khách vẫn tìm tới Tây Bắc trong chuyến du xuân bởi đây chính là thời điểm Tây Bắc bừng sáng với những sắc hoa rực rỡ. Vùng đất này ngoài khung cảnh nên thơ, con người dễ mến còn có những phiên chợ làm say đắm lòng người bởi những món ngon đặc sắc…

Khai thác nhiều hành trình du lịch trên vịnh Bái Tử Long

Khai thác nhiều hành trình du lịch trên vịnh Bái Tử Long

Ngày 29/3, tại Cảng tàu quốc tế Ao Tiên huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh diễn ra lễ khai trương các hành trình tham quan, du lịch vịnh Bái Tử Long. Đây là kết quả sau hơn 2 năm các bên liên quan tích cực chuẩn bị, đánh dấu bước đột phá về phát triển du lịch của Quảng Ninh.

fb yt zl tw