Gần 4.000 tin, bài đăng trên các cơ quan báo chí về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Ngày 25/5, Tổ công tác của Bộ Tư pháp về nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 có buổi làm việc để thảo luận về những vấn đề lớn tại Đề cương Dự thảo Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Ảnh minh họa: Trung Nguyên/Báo Tin tức và Dân tộc
Ảnh minh họa: Trung Nguyên/Báo Tin tức và Dân tộc

Bà Nguyễn Thị Hạnh, Vụ trưởng Vụ Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp cho biết, mặc dù còn thời hạn tổng hợp số liệu nhưng Bộ Tư pháp vừa có văn bản đốc thúc các Bộ, ngành, địa phương sớm hoàn thiện Báo cáo tổng hợp việc lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 gửi về Bộ Tư pháp. Qua công tác trao đổi, nắm tình hình thường xuyên với các Bộ, ngành, địa phương, có thể nhận định: chưa bao giờ công tác tuyên truyền, phổ biến, truyền thông chính sách được tổ chức quy mô đồ sộ, bài bản, rộng khắp, có kế hoạch chi tiết, cụ thể, thực hiện thành cao điểm, có sự tham gia của tất cả các chủ thể như đợt tuyên truyền, phổ biến về công tác sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 lần này.

Việc lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 chỉ được tiến hành trong 1 tháng, từ ngày 6/5 – 5/6/2025, trong bối cảnh đất nước đang thực hiện nhiều cải cách lớn về thể chế và bộ máy nhà nước. Do đó, yêu cầu đặt ra là không chỉ bảo đảm tính dân chủ, công khai, minh bạch, mà còn phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo nhất quán, chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương.

Ngay sau khi Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 ban hành Kế hoạch số 05/KH-UBDTSĐBSHP ngày 05/5/2025 về tổ chức lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 3883/VPCP-PL về việc triển khai tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Tại văn bản này, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long chỉ đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tấn, báo chí ở Trung ương và địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến bằng các hình thức phù hợp trong quá trình lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia đóng góp ý kiến; quản lý thông tin báo chí trong quá trình lấy ý kiến.

Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam mở chuyên trang, chuyên mục để tuyên truyền, phổ biến, đưa tin về hoạt động lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tuyên truyền, phổ biến, vận động các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia góp ý vào dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trên ứng dụng VNeID, Cổng thông tin điện tử Quốc hội, Cổng thông tin điện tử Chính phủ hoặc gửi ý kiến bằng văn bản đến các cơ quan có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của nhân dân.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố tài liệu lấy ý kiến trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ban hành kế hoạch hoặc văn bản chỉ đạo, phổ biến, quán triệt việc tổ chức lấy ý kiến tại địa phương. Đồng thời, tuyên truyền, phổ biến, vận động các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý và các tầng lớp nhân dân tham gia góp ý vào dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trên ứng dụng VNeID, Cổng thông tin điện tử Quốc hội, Cổng thông tin điện tử Chính phủ hoặc gửi ý kiến bằng văn bản đến các cơ quan có trách nhiệm.

Trên cơ sở các ý kiến chỉ đạo của Chính phủ và các cơ quan liên quan, các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương, địa phương đều đẩy mạnh truyền thông kịp thời, rộng rãi tới các tầng lớp nhân dân về việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013; phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm của các cơ quan thông tin, báo chí, phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu đầy đủ về mục đích, ý nghĩa và những nội dung sửa đổi Hiến pháp, từ đó chủ động, tự giác tuân thủ, thực hiện sau khi Hiến pháp được thông qua. Việc tuyên truyền được thực hiện cả trước, trong khi quá trình triển khai lấy ý kiến diễn ra.

Các bộ, ngành, địa phương đã tổ chức các hội nghị phổ biến, quán triệt về nội dung và cách thức lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết theo nhiều phương thức khác nhau, như mời các chuyên gia tham dự hội nghị phổ biến và hướng dẫn việc lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp. Các cổng thông tin của các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, các cơ quan báo chí, đặc biệt là các cơ quan báo chí chủ lực mở các chuyên mục, đăng tải liên tục các tin, bài về tiến trình thảo luận, nội dung dự thảo, ý kiến đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhân sĩ trí thức.

Ở cấp cơ sở, lực lượng công an xã, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức họp thôn, phát thanh cơ sở, phát tờ rơi, gõ cửa từng hộ gia đình hướng dẫn góp ý qua ứng dụng VNeID…

Đáng chú ý là việc kết hợp linh hoạt giữa truyền thông hiện đại (báo điện tử, mạng xã hội, các ứng dụng) và truyền thông truyền thống (loa phát thanh, họp dân, tọa đàm trực tiếp) đã giúp tăng độ phủ và chiều sâu tiếp cận, bảo đảm mọi tầng lớp nhân dân, từ công nhân đô thị, trí thức, cán bộ công chức đến đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, đều có cơ hội tiếp cận và tham gia đóng góp ý kiến.

Số liệu thống kê của Cục Báo chí, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, trong thời gian từ ngày 6/5/2025 tới ngày 23/5/2025, đã có gần 4.000 tin, bài đăng trên các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương thông tin tuyên truyền, phổ biến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Nhiều cơ quan báo chí mở các tuyến bài, chuyên mục về nội dung Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ban tổ chức hội nghị chủ trì tham luận.

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 1719 trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025

Sáng 27/5, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh (Chương trình 1719), giai đoạn 2021 - 2025; đề xuất nội dung giai đoạn 2026 - 2030.

Kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật các hành vi vi phạm về vận chuyển trái phép và buôn lậu hàng hóa

Kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật các hành vi vi phạm về vận chuyển trái phép và buôn lậu hàng hóa

Đó là chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Thành Sinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, Tổ phó Tổ công tác 1557 (Tổ công tác theo Quyết định số 1557 ngày 17/5/2025 của UBND tỉnh) khi chủ trì cuộc họp của Tổ công tác 1557 về kết quả thực hiện Kế hoạch số 227 ngày 19/5/2025 của UBND tỉnh về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Cuộc họp diễn ra sáng 27/5.

"Bộ tứ trụ cột" để Việt Nam cất cánh: Chuyển trọng tâm đổi mới sáng tạo lên vai doanh nghiệp

"Bộ tứ trụ cột" để Việt Nam cất cánh: Chuyển trọng tâm đổi mới sáng tạo lên vai doanh nghiệp

Theo Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia thì điều này là yếu tố quyết định sự phát triển của các quốc gia; là điều kiện tiên quyết, thời cơ tốt nhất để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Thủ tướng cùng các nhà lãnh đạo ký Tuyên bố "ASEAN 2045: Tương lai chung của chúng ta"

Thủ tướng cùng các nhà lãnh đạo ký Tuyên bố "ASEAN 2045: Tương lai chung của chúng ta"

Chiều 26/5, tại Trung tâm Hội nghị Kuala Lumpur, Malaysia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cùng các nhà lãnh đạo cấp cao ASEAN ký kết Tuyên bố Kuala Lumpur về “ASEAN 2045: Tương lai chung của chúng ta” và thông qua Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045 cùng bốn chiến lược về chính trị-an ninh, kinh tế, văn hóa-xã hội và kết nối.

Mưa lớn gây nhiều thiệt hại tại các địa phương

Mưa lớn gây nhiều thiệt hại tại các địa phương

Theo thống kê sơ bộ từ Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) và phóng viên TTXVN tại các địa phương, mưa lớn từ ngày 22 - 26/5 (tính đến 13 giờ ngày 26/5) đã gây nhiều thiệt hại tại các địa phương.

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang và gia đình nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang và gia đình nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Ban Lễ tang và gia đình nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương trân trọng cảm ơn đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế đã gửi điện chia buồn, gửi vòng hoa, đến dự Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng đồng chí Trần Đức Lương.

Đại biểu Quốc hội đề nghị giữ nguyên khoản thu tiền sử dụng đất

Đại biểu Quốc hội đề nghị giữ nguyên khoản thu tiền sử dụng đất

Đảng và Nhà nước có chủ trương phân cấp, phân quyền tối đa theo phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”; nguyên tắc phân cấp, phân quyền phải có điều kiện bảo đảm thực hiện kèm theo, “phải đi đôi với bảo đảm cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính để tổ chức thực hiện có hiệu quả”.

fb yt zl tw