EU ứng phó với tình trạng phụ thuộc năng lượng vào Nga

Từ lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt đến việc tìm kiếm các nguồn cung thay thế ở Azerbaijan và Mỹ, châu Âu đang nỗ lực tạo ra một hệ thống năng lượng bền vững và an toàn hơn. Tuy nhiên, con đường này không hề dễ dàng khi phải đối diện với những thách thức về cơ sở hạ tầng, chi phí và thời gian.

Một trạm nén khí đốt ở Morelmaison, miền Đông Pháp.
Một trạm nén khí đốt ở Morelmaison, miền Đông Pháp.

Theo cổng phân tích thông tin News.Az của Azerbaijan ngày 27/9, thay đổi động lực của thị trường năng lượng toàn cầu đã đặt châu Âu vào ngã ba đường quan trọng, nơi mà các quốc gia trong khu vực phải tái định hình chiến lược an ninh năng lượng để ứng phó với tình hình địa chính trị đang biến đổi.

Trong nhiều thập kỷ, Nga là một trong những nguồn cung cấp năng lượng quan trọng nhất cho châu Âu, đặc biệt là về khí đốt và dầu mỏ. Tuy nhiên, mối quan hệ này đã bị xáo trộn nghiêm trọng do căng thẳng chính trị và xung đột Nga - Ukraine năm 2022. Để đối phó với sự phụ thuộc này, các quốc gia EU đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp thay thế và thay đổi cách thức quản lý năng lượng của mình.

Hạn chế nhập khẩu năng lượng từ Nga

Một trong những biện pháp đầu tiên mà Liên minh châu Âu (EU) thực hiện là giảm dần nhập khẩu năng lượng từ Nga. Vào tháng 8/2022, EU đã cấm nhập khẩu than từ Nga, dẫn đến việc Nga phải điều chỉnh lại thị trường tiêu thụ than của mình sang châu Á. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra nhiều khó khăn về hậu cần cho Nga, khi các tuyến đường vận chuyển than qua Siberia và các khu vực phía Đông của Nga bị tắc nghẽn do áp lực tăng cao từ hoạt động thương mại hướng về châu Á.

Bên cạnh than, dầu mỏ là một trong những mặt hàng chiến lược mà Nga phải tìm kiếm thị trường thay thế sau khi châu Âu giảm đáng kể phụ thuộc. Trước đây, EU là thị trường lớn của dầu mỏ Nga, nhưng kể từ khi cấm nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ của Nga từ tháng 2/2023, Nga đã chuyển hướng sang các nước như Ấn Độ và Đông Nam Á. Đáng chú ý, Ấn Độ đã trở thành khách hàng mua dầu lớn nhất của Nga.

Tuy nhiên, điều thú vị là mặc dù EU cấm nhập khẩu dầu mỏ từ Nga, các sản phẩm tinh chế từ dầu thô Nga lại vẫn thâm nhập vào châu Âu qua trung gian là Ấn Độ. Việc châu Âu mua sản phẩm dầu tinh chế từ Ấn Độ, với nguồn gốc là dầu mỏ Nga, cho thấy sự phức tạp của thị trường năng lượng toàn cầu, nơi các giải pháp thay thế vẫn phải đối diện với nhiều thách thức trong việc hoàn toàn "tách rời" khỏi nguồn năng lượng Nga.

Khí đốt và thách thức cơ sở hạ tầng

Trong số các nguồn năng lượng, việc thay thế khí đốt từ Nga là phức tạp nhất đối với châu Âu. Trước năm 2022, Nga cung cấp khoảng 160 tỷ mét khối khí đốt cho châu Âu qua các đường ống. Tuy nhiên, sau các cuộc xung đột chính trị và sự cố kỹ thuật, các đường ống như "Dòng chảy phương Bắc 1" đã dừng hoạt động hoàn toàn vào cuối năm 2022. Các sự cố trên đường ống này, bao gồm cả vụ nổ vào tháng 9/2022, đã loại bỏ một phần lớn nguồn cung cấp khí đốt của Nga khỏi thị trường châu Âu.

Mặc dù không có lệnh trừng phạt trực tiếp đối với khí đốt của Nga, nhưng giảm nguồn cung đã buộc châu Âu phải tìm kiếm các giải pháp thay thế, bao gồm việc nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ và các nước khác. Thị phần khí đốt của Nga tại châu Âu đã giảm từ 35% xuống chỉ còn 8-12% vào năm 2023. Tuy nhiên, việc phát triển cơ sở hạ tầng cho LNG, như các nhà máy khí hóa lỏng và hệ thống lưu trữ, đòi hỏi chi phí lớn và thời gian dài, làm cho quá trình chuyển đổi này diễn ra chậm chạp.

Trong bối cảnh châu Âu tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế, Azerbaijan đã nổi lên như một đối tác năng lượng quan trọng. Với việc mở rộng sản xuất khí đốt từ mỏ Shah Deniz-2 và hoàn thành hệ thống đường ống TAP-TANAP, Azerbaijan đã tăng cường xuất khẩu khí đốt sang các quốc gia châu Âu như Italy, Hy Lạp và Bulgaria.

Tuy nhiên, như Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev đã chỉ ra, để mở rộng thêm nguồn cung cấp khí đốt, nước này cần các hợp đồng dài hạn từ châu Âu để đảm bảo đầu tư vào cơ sở hạ tầng mới. Sự thiếu chắc chắn về nhu cầu dài hạn và giá cả đã khiến Azerbaijan do dự trong việc mở rộng mạnh mẽ sản xuất.

Nhìn chung, quá trình điều chỉnh lại chiến lược năng lượng của châu Âu đang đặt ra nhiều thách thức và cơ hội. Mặc dù châu Âu đã có những bước tiến lớn trong việc giảm nhập khẩu năng lượng từ Nga, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt, nhưng việc hoàn toàn tách rời khỏi Nga vẫn còn xa vời.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Vững niềm tin vào Đảng Cộng sản cùng tương lai tươi đẹp của dân tộc Việt Nam

Vững niềm tin vào Đảng Cộng sản cùng tương lai tươi đẹp của dân tộc Việt Nam

Những ngày qua, kiều bào ở nhiều nơi trên thế giới rất quan tâm tới công tác khắc phục hậu quả bão lũ của Việt Nam và kết quả của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tiến sĩ, bác sĩ Võ Toàn Trung, một Việt kiều tại Pháp, bày tỏ rằng tinh thần đoàn kết, đồng lòng vượt qua mọi gian khó cũng như tầm nhìn, quyết sách quan trọng vừa được đưa ra sẽ tạo bước đột phá để đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh và tiến vững. 

Nhật Bản chuẩn bị bầu Thủ tướng mới: Bước chuyển tiếp quan trọng

Nhật Bản chuẩn bị bầu Thủ tướng mới: Bước chuyển tiếp quan trọng

Chính trường Nhật Bản đang nóng lên khi thời điểm bầu người kế nhiệm Thủ tướng Kishida Fumio ngày càng đến gần. Trong bối cảnh Xứ sở Hoa anh đào đối mặt bộn bề thách thức, việc lựa chọn thủ tướng mới là bước chuyển tiếp quan trọng, góp phần định hình sự phát triển của Nhật Bản trong những năm tới.

Khuyến cáo khẩn cấp công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon

Khuyến cáo khẩn cấp công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon

Trong bối cảnh xung đột tiếp tục leo thang nguy hiểm và có nguy cơ mở rộng trong khu vực, ngày 23/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon ra thông báo khẩn khuyến cáo công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Lebanon rời khỏi quốc gia này khi các chuyến bay thương mại vẫn còn hoạt động.

Pháp công bố thành phần nội các mới

Pháp công bố thành phần nội các mới

Ngày 21/9, sau khi Tổng thống Emmanuel Macron phê duyệt, thành phần nội các mới của Pháp đã được công bố với một số thay đổi quan trọng, trong đó có các bộ trưởng châu Âu và Ngoại giao, Nội vụ, Kinh tế và Tài chính, Tư pháp.

Thế giới tuần qua: Nguy cơ hiện hữu

Thế giới tuần qua: Nguy cơ hiện hữu

Xung đột giữa Israel và lực lượng Hezbollah trong tuần qua (16-22/9) đã chứng kiến những bước leo thang. Giữa lúc tình hình chiến sự ở Gaza vẫn chưa hạ nhiệt, những diễn biến căng thẳng mới càng làm dấy lên lo ngại về nguy cơ xung đột lan rộng ở Trung Đông đang trở nên hiện hữu.

Việt Nam đóng góp quan trọng cho cộng đồng quốc tế

Việt Nam đóng góp quan trọng cho cộng đồng quốc tế

Phát biểu trước thềm chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dẫn đầu Ðoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Ðại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79, Chủ tịch Ðại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78 Dennis Francis khẳng định: Việt Nam là một thành viên tích cực, có trách nhiệm, có những đóng góp quan trọng cho Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế.

Sức ép bủa vây Chính phủ Đức

Sức ép bủa vây Chính phủ Đức

Nhằm ngăn chặn dòng người di cư bất hợp pháp, Ðức tuyên bố mở rộng kiểm soát biên giới với tất cả các nước láng giềng. Sức ép đang bủa vây Chính phủ Thủ tướng Olaf Scholz, bởi khó có thể tìm được giải pháp vẹn toàn để vừa giải quyết làn sóng di cư, vừa đáp ứng kỳ vọng của cả người dân Ðức và các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU).

fbytzltw