Đừng để áp lực chồng chất lên học sinh lớp 12

Bước vào giai đoạn ôn thi nước rút, học sinh lớp 12 không chỉ chịu áp lực từ học tập mà còn gồng gánh trên vai kỳ vọng của gia đình, bố mẹ.

Một giờ học của cô trò Trường THPT DTNT tỉnh Lạng Sơn.

Một giờ học của cô trò Trường THPT DTNT tỉnh Lạng Sơn.

Áp lực chồng chất có thể khiến các em mất phương hướng, động lực ôn thi.

Kỳ vọng lớn, áp lực cao

TS tâm lý giáo dục Vũ Việt Anh - Giám đốc Học viện Thành Công (Hà Nội), cho biết: “Đối với nhiều phụ huynh, việc con không đỗ đại học là một thất bại to lớn. Do đó, trong các kỳ thi, đặc biệt Kỳ thi tốt nghiệp THPT, họ luôn kỳ vọng con sẽ đạt kết quả cao, trúng tuyển trường đại học mong muốn. Tuy nhiên, việc cha mẹ đặt kỳ vọng quá lớn sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực cho học sinh như: Lo lắng, bất an, mất tự tin, khó khăn trong việc tập trung học tập”.

TS tâm lý giáo dục Vũ Việt Anh – Giám đốc học viện Thành Công.

TS tâm lý giáo dục Vũ Việt Anh – Giám đốc học viện Thành Công.

TS Việt Anh phân tích thêm, việc học tập không phải lúc nào cũng gắn liền với thuận lợi, đạt thành tích cao như bản thân đề ra. Vì vậy, phụ huynh thay vì chỉ trích, tạo áp lực, cần động viên, gần gũi con; Cũng nên sử dụng từ ngữ nhẹ nhàng, yêu thương để giúp con tự tin, an tâm học tập.

Theo chuyên gia tâm lý này, học tập không chỉ xoay quanh mục tiêu đạt điểm cao mà quá trình học giúp học sinh hình thành, phát triển nhân cách toàn diện. Cha mẹ hãy khuyến khích con theo đuổi đam mê, trang bị những phẩm chất tốt, phát triển năng lực sẵn có và thành thạo các kỹ năng cuộc sống. Việc ôn thi tốt nghiệp cũng vậy. Phụ huynh nên cùng con xây dựng kế hoạch học tập khoa học để tránh rơi vào trạng thái quá tải; Không nên so sánh con mình với con người khác và tập trung động viên, khích lệ con phát triển bản thân.

TS Việt Anh cho hay: “Một số khủng hoảng phổ biến mà học sinh lớp 12 có thể gặp phải như: Áp lực từ gia đình và xã hội; sợ không đủ thời gian; thất bại; cảm giác mất kiểm soát; đối mặt với câu hỏi khó; tâm lý học tài thi phận”. Do đó TS Vũ Việt Anh gợi ý cha mẹ nên dạy con học kỹ năng quản lý cảm xúc, cách thoát khỏi suy nghĩ tiêu cực, tập trung vào tích cực, không sử dụng Internet vô tội vạ hay đọc quá nhiều thông tin về thi cử, tỷ lệ chọi. Khi gặp áp lực, con nên tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ từ gia đình, bạn bè và thầy cô giáo.

Không xem nhẹ sức khỏe, dinh dưỡng

Đồng quan điểm với TS Vũ Việt Anh, bác sĩ Ninh Thị Phương Mai - Khoa Nội nhi tổng hợp - Bệnh viện E, Hà Nội, cho biết: “Áp lực ôn thi cuối cấp là một phần không thể thiếu. Tuy nhiên nếu học sinh không biết cách điều chỉnh, để thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến kết quả học tập và sức khỏe.

Bác sĩ Ninh Thị Phương Mai – Khoa Nội Nhi Tổng hợp – Bệnh viện E.

Bác sĩ Ninh Thị Phương Mai – Khoa Nội Nhi Tổng hợp – Bệnh viện E.

Trên thế giới, các nghiên cứu về tâm lý học đường chủ yếu tập trung vào khía cạnh mô tả biểu hiện stress, biến chứng nghiêm trọng và nguyên nhân stress. Trong số đó, áp lực điểm số và các yếu tố kỳ vọng của gia đình là nhóm nguyên nhân hàng đầu”.

Bác sĩ Mai dẫn chứng, nghiên cứu của Trường ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng thực hiện năm 2019 trên 786 học sinh lớp 12 ở TP. Đà Nẵng thì có đến 71,9% số học sinh tham gia nghiên cứu gặp phải vấn đề tâm lý do stress ở mức độ khác nhau. Trong nghiên cứu này, 4 nhóm nguyên nhân gây ra căng thẳng hàng đầu gồm: Lo lắng về Kỳ thi tốt nghiệp THPT (39,6%), lịch học dày đặc (36,1%), lượng kiến thức nhiều và khó (32,2), kì vọng từ bố mẹ (19,9%).

Từ những số liệu trên, bác sĩ Mai lưu ý: “Để giảm thiểu áp lực tâm lý cho học sinh, chúng ta nên giải quyết từ gốc rễ vấn đề bằng cách động viên, chia sẻ khó khăn mà con gặp phải trong học tập, qua đó sớm nhận ra những vấn đề tâm lý để có biện pháp tác động, can thiệp kịp thời”.

Phụ huynh hãy là hậu phương vững chắc để trẻ vững tiến về phía trước thay vì thúc giục, kỳ vọng và đòi hỏi con có kết quả học tập cao, đỗ vào trường tốt... Lưu ý, mỗi trẻ có năng lực học tập khác nhau. Do đó, bố mẹ cần hiểu khả năng của con để đưa ra những định hướng, hỗ trợ phù hợp, phát huy hết khả năng. Ngoài ra, phụ huynh nên quan tâm đến sức khỏe, thể chất của con.

Bác sĩ Mai đồng thời gợi ý những nguyên tắc để tăng cường sức khỏe cho con trong quá trình ôn thi tốt nghiệp. Trong đó, phải kể đến như: Đảm bảo giờ giấc ăn, uống, tránh bỏ bữa, ăn dồn bữa. Đặc biệt chú trọng vai trò bữa sáng, giúp cung cấp năng lượng hoạt động trí não cho trẻ sau một giấc ngủ đêm dài. Học sinh nên ăn vừa đủ cả về lượng và chất, tránh bồi dưỡng quá mức hoặc chỉ tập trung vào nhóm thức ăn được cho là bổ dưỡng, tốt cho trí não khiến trẻ mất cân đối về dinh dưỡng, chán ăn. Hạn chế bánh kẹo, nước ngọt, đồ ăn nhanh vì đây là những thực phẩm nghèo dinh dưỡng.

Gia đình nên chuẩn bị cho con đồ ăn nhẹ, ăn trưa phù hợp, đủ dinh dưỡng và năng lượng để có trạng thái sức khỏe tốt nhất cho việc học. Đối với trẻ béo phì, mắc bệnh đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, suy thận hoặc một số bệnh lý khác phải tuân thủ chế độ ăn riêng.

BS Mai cho biết thêm: “Ngoài chế độ ăn uống, trẻ cần có thời gian vận động để tăng cường thể lực, giảm stress. Ở lứa tuổi THPT, học sinh nên vận động toàn thân với cường độ trung bình hoặc cao khoảng 60 phút/ngày và ít nhất 3 lần/tuần. Đó có thể là những bài tập đơn giản như: Chạy bộ, đạp xe đến trường, chơi thể thao cùng bạn...

Vận động không những giúp trẻ có thể lực, sức khỏe tốt mà còn cải thiện tinh thần khi thay đổi môi trường, không gian xung quanh. Phụ huynh nên tránh để con “vùi đầu” vào sách vở ngày này qua ngày khác bởi việc học tập cường độ quá cao sẽ làm tăng áp lực tâm lý. Thêm vào đó, việc cân bằng giữa thời gian học tập và nghỉ ngơi cũng là yếu tố quan trọng giúp trẻ khỏe mạnh cả thể chất và tinh thần”.

Theo thống kê của Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, bước vào giai đoạn ôn thi chuyển cấp, thi tốt nghiệp THPT, số bệnh nhân là học sinh tăng từ 30 - 40%. Có thể thấy, áp lực thi cử đã trở thành vấn đề nghiêm trọng trong xã hội hiện đại, khi các kỳ thi được coi là cơ hội để thăng tiến trong sự nghiệp, cũng như đánh giá trình độ của học sinh. Áp lực đến từ kỳ thi không chỉ ảnh hưởng đến tâm sinh lý của học sinh mà còn gia tăng căng thẳng lên tâm lý của phụ huynh có con bước vào các kỳ thi quan trọng.

Báo Giáo dục & Thời đại

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chấm dứt dạy thêm, học thêm trở thành mệnh lệnh: Phụ huynh vẫn tranh cãi gay gắt

Chấm dứt dạy thêm, học thêm trở thành mệnh lệnh: Phụ huynh vẫn tranh cãi gay gắt

Sau gần 2 tháng thực hiện Thông tư 29 về tăng cường quản lý dạy thêm học thêm, Bộ GD&ĐT khẳng định, chấm dứt dạy thêm học thêm tràn lan không còn là dự lệnh mà trở thành mệnh lệnh của toàn ngành. Trong khi thực tế, phụ huynh vẫn còn những ý kiến tranh cãi gay gắt trên các diễn đàn. 

Thẩm định công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh

Thẩm định công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh

Ngày 2/4, hai đoàn công tác của Bộ Y tế do đồng chí Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý khám - chữa bệnh; đồng chí Đinh Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Bà mẹ và Trẻ em làm trưởng đoàn đã tiến hành thẩm định cấp điều chỉnh giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và thẩm định công nhận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Lào Cai.

Động đất tại Myanmar: Cứu hộ quân đội Việt Nam quyết tìm kiếm toàn bộ nạn nhân ở Oattara Thiri

Động đất tại Myanmar: Cứu hộ quân đội Việt Nam quyết tìm kiếm toàn bộ nạn nhân ở Oattara Thiri

Hiện tại, điều kiện thời tiết đang rất bất lợi cho hoạt động cứu hộ, tuy nhiên đoàn vẫn quyết tâm trong chiều và tối nay sẽ đưa toàn bộ nạn nhân mắc kẹt tại bệnh viện Oattara Thiri về với thân nhân của mình. Tính đến sáng 2/4, tổng số nạn nhân được tìm thấy đã nâng lên thành 7 người.

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Nghị quyết số 30/NQ-CP của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế đã cho phép các cơ sở y tế được sử dụng các trang thiết bị y tế đã được cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ (bao gồm các trang thiết bị y tế liên doanh, liên kết đã hết thời hạn hợp đồng) nhưng chưa hoàn thành thủ tục xác lập sở hữu toàn dân để khám bệnh, chữa bệnh.

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Chiều 1/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông". Hội thảo được tổ chức trực tiếp tại Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh kết hợp trực tuyến tới các cơ sở giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh thông qua nền tảng Zoom.

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ của ngành giáo dục, việc triển khai học bạ điện tử đã mang lại những hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong công tác giảng dạy và quản lý trường học. Tại tỉnh Lào Cai, nhiều trường học đã áp dụng hình thức học bạ số, giúp giảm tải áp lực cho giáo viên, nâng cao tính chính xác, minh bạch trong đánh giá học sinh và cải thiện hiệu quả quản lý dữ liệu.

fb yt zl tw