Đưa rong biển trở thành lĩnh vực kinh tế trọng điểm của ngành thủy sản

Rong biển là ngành hàng đang nhận được sự quan tâm ngày càng tăng, do quy mô thị trường thương mại toàn cầu dự kiến sẽ được mở rộng với tốc độ khoảng 10,8%/năm. 

Theo dự báo, đến năm 2050, nhu cầu lương thực của con người sẽ tăng 70%, tương đương 5,4 nghìn triệu tấn mỗi năm. Tuy nhiên, năng lực của ngành nông nghiệp để duy trì nhu cầu này bị hạn chế do thiếu đất, nước ngọt và đang bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu.

Trong khi canh tác rong biển được đánh giá là thân thiện với môi trường, do chúng có khả năng hấp thụ CO2 nhanh hơn 5 lần so với cây cối, đây là đối tượng thủy sản có vòng đời ngắn, sản lượng sinh khối cao, có khả năng tạo ra sinh kế bền vững cho người dân. Đó là lý do giải thích tại sao hoạt động trồng rong biển lại được quan tâm nhiều hiện nay.

Rong biển là một ngành hàng có tiềm năng rất lớn - Ảnh minh họa.

Theo Cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), tại Việt Nam có 88 loài rong biển có giá trị kinh tế và có thể trồng được trên biển; diện tích tiềm năng khoảng 900.000 ha. Tuy nhiên, đến nay cả nước chỉ khai thác được khoảng 16.500 ha. Một ngành hàng quá nhiều dư địa phát triển nhưng cũng rất nhiều thách thức.

Nhiều chuyên gia thủy sản cho rằng, hiện nay rong biển Việt Nam chưa hình thành được vùng nguyên liệu được cấp mã số vùng trồng, diện tích nuôi trồng rong biển còn quá manh mún, phân tán. Các nghiên cứu khoa học về rong, tảo biển còn hạn chế, năng lực chế biến còn yếu, chưa có hiệp hội ngành hàng... nên trên bản đồ rong biển thế giới chưa có tên Việt Nam.

Nhằm tìm ra giải pháp thúc đẩy phát triển nuôi trồng rong tảo biển, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, việc cần làm là khởi tạo một không gian giá trị mới cho một ngành hàng có tiềm năng rất lớn, đưa rong biển trở thành một lĩnh vực kinh tế trọng điểm của ngành thủy sản.

“Định vị giá trị không gian trực tiếp và gián tiếp của ngành hàng rong biển Việt Nam là rất lớn, trong khi quy mô nuôi trồng còn chưa tập trung. Đề nghị Cục Thủy sản xắn tay xây dựng con đường để phát triển giá trị không gian ngành hàng rong biển, thành lập Hiệp hội rong biển,… để từ đó cùng nhau xây dựng chiến lược, nhằm khởi động, kích hoạt cho một ngành hàng mang nhiều giá trị tiềm năng của Việt Nam”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nêu rõ.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Triển vọng phát triển kinh tế từ cây chè dây

Triển vọng phát triển kinh tế từ cây chè dây

Từng là cây mọc tự nhiên trong rừng, nay chè dây đã được người dân xã Nậm Pung (Bát Xát) đưa về trồng tại vườn nhà, bước đầu mang lại thu nhập ổn định. Nhờ sự hỗ trợ giống, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm từ doanh nghiệp, cây chè dây đang mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho xã vùng cao này.

UBND tỉnh họp báo thông tin tình hình phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2025

UBND tỉnh họp báo thông tin tình hình phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2025

Sáng 26/6, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh Lào Cai đã tổ chức buổi họp báo định kỳ nhằm cung cấp thông tin tình hình phát triển kinh tế - xã hội tháng 6 và 6 tháng năm 2025; phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025; cung cấp thông tin về các nội dung, vấn đề cơ quan báo chí, phóng viên quan tâm.

Gạch không nung - mô hình kinh tế xanh

Gạch không nung - mô hình kinh tế xanh

Với khát vọng vươn lên, mạnh dạn thay đổi tư duy làm kinh tế, chị Phùng Thị May, dân tộc Giáy ở thôn Luổng Láo 2, xã Cốc San, thành phố Lào Cai đã thành công với mô hình sản xuất gạch không nung. Mô hình không chỉ mang lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho gia đình, mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Chung tay thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn

Chung tay thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn

Thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương đã huy động sự tham gia tích cực của người dân, qua đó từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống và giúp các địa phương giữ vững tiêu chí môi trường.

Mô hình kinh tế xanh tại Văn Bàn

Mô hình kinh tế xanh tại Văn Bàn

Tại huyện Văn Bàn, Hợp tác xã Nông Lâm nghiệp Vạn An đang khẳng định vị thế với sản phẩm trà thảo mộc OCOP 3 sao, góp phần nâng cao thu nhập và phát triển nông thôn mới bền vững.

Yên Bái: Sản phẩm OCOP vươn xa thông qua nền tảng số

Yên Bái: Sản phẩm OCOP vươn xa thông qua nền tảng số

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã và đang đang đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm qua các kênh bán hàng online, bước đầu đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần mở rộng thị phần, tăng doanh số và giữ vững vị thế trên thị trường.

fb yt zl tw