“Du lịch xanh” tại Vườn Quốc Gia Xuân Sơn

Trong cuộc sống hiện đại, với xu hướng “Sống xanh” gắn liền với “Du lịch xanh”, ngày càng nhiều du khách tìm đến những địa điểm du lịch thân thiện với môi trường, gần gũi cùng thiên nhiên. Trong đó, Vườn Quốc Gia (VQG) Xuân Sơn, huyện Tân Sơn với hệ sinh thái rừng đa dạng, hoang sơ, hùng vĩ là một trong những điểm đến lý tưởng cho du khách yêu thích xu hướng “Du lịch xanh” với những khám phá và trải nghiệm mới lạ, hấp dẫn.

Nằm cách thành phố Việt Trì 65km, cách thủ đô Hà Nội 120km về phía Tây, VQG Xuân Sơn có diện tích hơn 15.000ha, xếp thứ 12 trong số 15 VQG lớn nhất Việt Nam, được ví là “lá phổi xanh" nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh. Đến Xuân Sơn, du khách có thể tham quan hệ thống hang động hùng vĩ như: Hang Na, hang Thổ Thần, hang Lạng, hang Thiên Nga… Đặc biệt, một số hang động có suối ngầm chảy qua như: Hang Lang dài 7km, Hang Cỏi dài 4km; Hang Na có các nhũ đá kết tủa tạo nên hình quả Na và ruộng bậc thang, Hang Thổ thần có nhũ đá tạo hình như tượng Phật… Ngoài ra, du khách còn được chiêm ngưỡng những thác nước cao như: Thác Chín tầng mây, thác Ngọc, thác Mơ... cùng những dòng suối trong xanh, mát lạnh.

Du khách tham quan, khám phá hang tại Bản Cỏi, VQG Xuân Sơn.
Du khách tham quan, khám phá hang tại Bản Cỏi, VQG Xuân Sơn.

Nơi đây cũng là địa điểm lý tưởng cho những bạn trẻ yêu thích Trekking - hoạt động giải trí, dã ngoại ngoài trời bằng những chuyến đi bộ đường dài, leo núi, băng rừng nhiều ngày. Dưới sự hướng dẫn của hướng dẫn viên, du khách có thể chọn các tuyến đi bộ dài ngày lên các bản giáp ranh, các đỉnh cao nhất của VQG và cắm trại, ngủ qua đêm trong rừng - đây sẽ là những trải nghiệm hấp dẫn cho những người đam mê du lịch khám phá mạo hiểm.

Ngoài sức hấp dẫn của hệ động, thực vật phong phú, VQG Xuân Sơn còn có không khí trong lành, mát mẻ với thời tiết có nét đặc trưng của bốn mùa trong một ngày.

Bên cạnh đó, du khách sẽ được tham quan các hoạt động trải nghiệm khác như: Tham quan Bảo tàng thiên nhiên trong khuôn viên VQG - là nơi lưu giữ và trưng bày những mẫu tiêu bản động, thực vật của VQG Xuân Sơn; tìm hiểu về hoạt động sản xuất, sinh hoạt, tập quán của đồng bào dân tộc Dao và Mường thông qua các hiện vật trưng bày: Công cụ sản xuất, mẫu nhà sàn của người Mường và nhà trệt của người Dao; chụp ảnh đường hoa theo mùa… Tham gia khám phá, trải nghiệm các hoạt động sản xuất của đồng bào dân tộc tại Bản Cỏi, bản Dù, bản Lấp như: Đan lát, dệt thổ cẩm, bắt cá suối, hái lá thuốc tắm và tham gia các hoạt động văn hóa và trò chơi dân gian... Cùng với sự phong phú của sản vật, nơi đây còn có những món ăn ẩm thực đặc sắc như gà nhiều cựa, xôi ngũ sắc, thịt chua, rau sắng, cá suối… tạo ấn tượng khó quên với du khách.

Chị Nguyễn Thị Tuyết Mai, du khách đến từ Hà Nội cho biết: “Kì nghỉ năm nay, gia đình tôi lựa chọn du lịch VQG Xuân Sơn để các thành viên trong gia đình dành thời gian cho nhau và cùng nhau khám phá, tìm hiểu về các loài động, thực vật trong VQG cũng như văn hoá của cộng đồng người dân tộc nơi đây”.

Để phục vụ như cầu tham quan, trải nghiệm của khách du lịch, hiện nay tại VQG Xuân Sơn có hơn 10 hộ tham gia kinh doanh homestay. Các hộ tham gia làm du lịch cộng đồng đều được tập huấn cách phục vụ, nấu ăn, tiếp đón du khách, cách xây dựng hình ảnh và nâng cao ý thức trách nhiệm cộng đồng để xây dựng hình ảnh vùng đất Xuân Sơn thân thiện, mến khách, hướng tới phát triển du lịch sinh thái cộng đồng VQG Xuân Sơn theo hướng bền vững.

Có thể thấy, phát triển du lịch theo hướng “Du lịch xanh” là xu thế tất yếu của ngành du lịch, góp phần tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho người dân bản địa, bên cạnh đó, du khách có trách nhiệm với tự nhiên, bảo tồn môi trường, duy trì, gìn giữ văn hóa của người dân địa phương. Hoạt động du lịch trở nên có ý nghĩa hơn, tạo ra các giá trị cho người trải nghiệm du lịch và người dân bản địa.

Báo Phú Thọ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Vành đai di sản của Tây Bắc

Vành đai di sản của Tây Bắc

Sau khi sáp nhập, Lào Cai và Yên Bái sẽ hình thành “vành đai di sản” kéo dài từ đỉnh Fansipan đến lòng hồ Thác Bà để hướng tới vùng du lịch trọng điểm.

Phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới

Phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới

Phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là hướng đi phù hợp nhằm khai thác tài nguyên văn hóa bản địa để phát triển kinh tế, xã hội; đồng thời góp phần bảo tồn, lan tỏa những giá trị truyền thống tốt đẹp.

Khách sạn và Di sản Thế giới: Sự song hành của bảo tồn và du lịch cao cấp

Khách sạn và Di sản Thế giới: Sự song hành của bảo tồn và du lịch cao cấp

Lĩnh vực du lịch cao cấp đang dịch chuyển từ mô hình nghỉ dưỡng đơn thuần sang các hình thức trải nghiệm gắn liền với văn hóa, lịch sử và tự nhiên. Trong đó, các khách sạn và khu nghỉ dưỡng nằm gần các Di sản Thế giới được UNESCO ghi danh đang ngày càng thu hút nhóm khách hàng trung lưu và thượng lưu.

Thăm địa đạo Phú Thọ Hòa

Thăm địa đạo Phú Thọ Hòa

Khoảng 100m đường địa đạo Phú Thọ Hòa (quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh) đã được phục chế, nâng cấp, mở cửa cho khách tham quan miễn phí. Nơi đây được đào năm 1947 làm căn cứ cách mạng phục vụ kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

[Infographic] Lịch tổ chức chuỗi sự kiện Lễ hội mùa hè “Sa Pa - Xứ sở của tình yêu”

[Infographic] Lịch tổ chức chuỗi sự kiện Lễ hội mùa hè “Sa Pa - Xứ sở của tình yêu”

Chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, đồng thời góp phần giới thiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch đặc sắc, thúc đẩy thu hút du khách trong nước và quốc tế, thị xã Sa Pa sẽ tổ chức chuỗi sự kiện lễ hội cấp tỉnh, với chủ đề: Lễ hội mùa hè “Sa Pa - Xứ sở của tình yêu”.

Sa Pa quan tâm phát triển kinh tế đêm

Sa Pa quan tâm phát triển kinh tế đêm

Kinh tế đêm là một trong những lĩnh vực quan trọng góp phần nâng cao trải nghiệm cho du khách, tăng doanh thu cho ngành du lịch. Thế nhưng hiện tại, các hoạt động kinh tế về đêm tại Sa Pa vẫn còn manh mún, chưa khai thác hết lợi thế sẵn có. Do vậy, chính quyền địa phương đang từng bước xây dựng chiến lược phát triển kinh tế đêm bền vững, góp phần tăng doanh thu cho ngành du lịch.

Việt Nam lọt vào top 5 điểm đến của khách du lịch Nga

Việt Nam lọt vào top 5 điểm đến của khách du lịch Nga

Ngày 15/4, theo Hiệp hội Các công ty lữ hành của Nga, khoảng 900 nghìn người Nga sẽ đi du lịch nước ngoài vào kỳ nghỉ tháng 5, tăng 200 nghìn người so cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, Việt Nam lọt vào top 5 điểm đến ở nước ngoài được du khách Nga lựa chọn.

Việt Nam - Điểm đến không thể bỏ lỡ trong thiên niên kỷ mới

Việt Nam - Điểm đến không thể bỏ lỡ trong thiên niên kỷ mới

Triển lãm du lịch và kỳ nghỉ lần thứ 28 của Canada được tổ chức vào cuối tuần qua với sự tham gia tích cực của Đại sứ quán Việt Nam, đại diện các đoàn ngoại giao quốc tế, các công ty lữ hành, hãng hàng không và các nhà điều hành dịch vụ du lịch từ khắp nơi trên thế giới.

fb yt zl tw